Cách sắp xếp thời gian ngủ cho trẻ sơ sinh

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh được khá nhiều bà mẹ quan tâm bởi giấc ngủ là một trong những yếu tố rất quan trọng có ảnh hưởng đến trẻ. Thông thường, trẻ sơ sinh ngủ khá nhiều trong ngày để bảo vệ sức khỏe và tăng sự phát triển. Vậy giấc ngủ có tầm quan trọng gì đối với trẻ sơ sinh? Trẻ sơ sinh có thời gian ngủ như thế nào?

1. Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh

Ngủ là một hiện tượng sinh lý rất quan trọng của con người. Đối với trẻ nhỏ, giấc ngủ còn mang vai trò đặc biệt quan trọng, đó là phát triển trí tuệ. Trước khi tìm hiểu về thời gian ngủ của trẻ sơ sinh qua từng giai đoạn, hãy cùng tìm hiểu về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ.

Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh

Giấc ngủ đóng vai trò phát triển trí tuệ vì khi trẻ ngủ là khi não bộ phát triển. Đây cũng là lúc não bộ xử lý những thông tin trẻ đã tiếp nhận trong ngày. Giấc ngủ còn là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ thông qua hormone tăng trưởng. Trong 3 năm đầu đời, 80% tế bào não bộ được tạo ra có liên quan đến thời gian và chất lượng trong giấc ngủ của trẻ.

Trong mọi điều kiện, trẻ nhỏ cần được tạo điều kiện để có được giấc ngủ ngon, đủ thời gian và chất lượng giấc ngủ cũng phải được đảm bảo. Khi trẻ bị rối loạn giấc ngủ sẽ thường hay quấy khóc, khó chịu. Nếu những hiện tượng này xảy ra lâu dài có thể ảnh hưởng tới não bộ của trẻ như suy giảm trí nhớ, giảm khả năng học tập. Một số trẻ khi trưởng thành còn bị rối loạn hành vi, cảm xúc.

Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ

Ngoài ra, giấc ngủ còn có một số vai trò quan trọng sau:

  • Trẻ có thể tăng chiều cao khi ngủ.

  • Hệ thần kinh trung ương phát triển.

  • Tinh thần của trẻ thoải mái.

  • Tăng cường miễn dịch cho trẻ.

  • Trẻ năng động hơn, thích tương tác với mọi người, mọi thứ xung quanh.

Trẻ sơ sinh ngủ ít có tốt không?

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều rất tốt cho sự phát triển. Vậy nếu trẻ ngủ ít có bị ảnh hưởng không? Khi trẻ từ 0 - 3 tháng tuổi, trẻ khó ngủ hoặc ngủ ít sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và chiều cao.

Từ 22 giờ đêm đến 2 giờ sáng, trẻ cần được ngủ sâu vì đây là lúc hormone chiều cao phát triển. Nếu không ngủ sâu vào giai đoạn này, trẻ không được phát triển chiều cao một cách tối ưu nhất, khiến trẻ không cao bằng những trẻ khác.

Việc ngủ nhiều hay ngủ ít không quan trọng bằng chất lượng giấc ngủ. Một giấc ngủ ngon, ngủ sâu của trẻ sẽ quyết định rất nhiều yếu tố về sau.

Trẻ ngủ ít có nhiều ảnh hưởng không tốt tới não bộ

2. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh qua từng giai đoạn

Từng giai đoạn trẻ sẽ có thời gian ngủ khác nhau. Mẹ nên tìm hiểu về đặc điểm giấc ngủ của từng giai đoạn sơ sinh để có sự chăm sóc cho trẻ tốt nhất, giúp trẻ phát triển toàn diện.

Giai đoạn 0 - 2 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, trẻ có thể ngủ 15 - 16 giờ mỗi ngày. Dạ dày của trẻ còn nhỏ nên trẻ sẽ thức dậy thường xuyên để bú. Việc này xảy ra cả vào ban đêm khiến mẹ khá vất vã. Tuy nhiên, mẹ cần phải cho trẻ bú 2 - 3 giờ mỗi lần để nạp năng lượng vì 10 - 14 ngày đầu tiên trẻ có thể quay trở lại cân nặng ban đầu.

Trẻ giai đoạn 0 - 2 tháng tuổi có thể ngủ 15 - 16 giờ mỗi ngày

Giai đoạn 3 - 5 tháng tuổi

Đây là giai đoạn trẻ đã tỉnh táo hơn và tương tác với bố mẹ thường xuyên hơn, thời gian ngủ của trẻ lúc này cũng ít hơn. Ban đêm trẻ có thể ngủ 6 tiếng mà không cần thức dậy bú mẹ. Mẹ nên đặt trẻ vào cũi hoặc nôi khi trẻ đang lim dim để tập cho con thói quen tự ngủ - một thói quen rất tốt khi trẻ bước vào giai đoạn khủng hoảng giấc ngủ.

Khi 4 tháng tuổi đôi khi trẻ có thể thức dậy 1 - 2 lần mỗi đêm nhưng mẹ không cần quá lo lắng. Đây chỉ là hiện tượng bình thường khi trẻ phát triển, trẻ sẽ nhanh chóng quay về nếp sinh hoạt ban đầu.

Giai đoạn 6 - 8 tháng tuổi

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh ở giai đoạn này đã có nhiều thay đổi. Trẻ đã có thể ngủ liên tục 8 tiếng mỗi đêm hoặc lâu hơn. Vào ban ngày trẻ cũng có thể bỏ thêm một giấc ngủ ngắn hạn.

Đây cũng là giai đoạn mẹ bắt đầu quay trở lại với công việc nên trẻ sẽ gặp khủng hoảng giấc ngủ. Chúng sẽ phải làm quen với việc không có mẹ bên cạnh nên thường xuyên quấy khóc. Mẹ hãy yên tâm vì qua thời gian, trẻ sẽ dần thích nghi với sự thay đổi này.

Trẻ 6 - 8 tháng tuổi có thể rơi vào khủng hoảng vì phải làm quen với việc không có mẹ bên cạnh

Giai đoạn 9 - 12 tháng tuổi

Đây là lúc trẻ đang bước dần ra khỏi giai đoạn trẻ sơ sinh. Trẻ dần làm quen với thói quen tự ngủ mà không cần mẹ hay người lớn hỗ trợ. Lúc này trẻ có thể ngủ 9 - 12 tiếng vào ban đêm và 3 - 4 tiếng vào ban ngày.

Tuy nhiên, giai đoạn này trẻ thường khó đi vào giấc ngủ hoặc bất chợt tỉnh giấc sau một giấc ngủ ngắn. Nguyên nhân là do lúc này trẻ bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt, trẻ bắt đầu mọc răng, tập đứng hay tập nói. Mẹ hãy cứ duy trì thói quen cũ để trẻ nhanh chóng quay lại nếp sinh hoạt như thường.

3. Chăm sóc giấc ngủ cho con

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, ngoài thời gian ngủ của trẻ sơ sinh, mẹ nên quan tâm đến những mẹo nhỏ giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn. Để trẻ có chất lượng giấc ngủ tốt nhất, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau:

  • Cho trẻ ngủ trong phòng tối, yên tĩnh.

  • Thiết lập cho trẻ thói quen tự ngủ, ngủ đúng giờ, thiết lập tín hiệu giấc ngủ như thay đồ, hát ru, hôn trẻ,…

  • Cho trẻ ăn đủ no, hạn chế ăn đêm khi không cần thiết.

  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiêm đầy đủ vắc xin cho trẻ.

  • Bổ sung kẽm, vitamin và khoáng chất đầy đủ cho trẻ để trẻ ăn ngon, ngủ ngon, tăng cường miễn dịch, ít ốm vặt.

Hãy tập cho trẻ thói quen tự ngủ vào ban đêm để không rơi vào tình trạng khủng hoảng giấc ngủ

Chăm con và nuôi con là một hành trình dài và khó khăn. Ngoài vấn đề dinh dưỡng, giấc ngủ của con cũng là một vấn đề rất quan trọng. Hy vọng qua những chia sẻ trên, mẹ đã có thêm thông tin về thời gian ngủ của trẻ sơ sinh. Nếu còn thắc mắc nào trong quá trình chăm sóc trẻ, mẹ có thể liên hệ với Bệnh viện MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và giải đáp.

Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh được nhiều mẹ trẻ ngày nay tìm kiếm và áp dụng. Tùy thuộc vào từng giai đoạn và nhu cầu của từng trẻ để phân bố giấc ngủ hợp lí nhất. 

Nội dung bài viết:

  • Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 0-1 tháng tuổi
  • Bảng thời gian ngủ của trẻ từ 2-4 tháng tuổi

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 0-1 tháng tuổi

Đặc điểm giai đoạn này

Con chưa thể phân biệt được ngày và đêm. Phần lớn thời gian là thức ngủ xen kẽ. Vì vậy mẹ cần tập cho con thói quen “Ban ngày nhiều ánh sáng, tiếng động lớn. Ban đêm tối và yên ắng” để con điều chỉnh được đồng hồ sinh học ngày đêm.

Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh [Ảnh: istockphoto]

Đặc điểm giấc ngủ của bé 0-1 tháng là

  • Con ngủ tầm 4 giấc ngày/ngày
  • Thời gian con có thể thức tối đa là từ 30-45 phút
  • Thời gian tối đa cho một giấc ngủ ngày của con là 2 tiếng 30 phút. Không nên ngủ quá thời gian này để khỏi ảnh hưởng tới giấc ngủ đêm của con
  • Mẹ có thể tham khảo bảng giấc ngủ của trẻ sơ sinh dưới đây để  áp dụng và xây dựng một lịch trình sinh hoạt, giấc ngủ phù hợp cho thiên thần nhà mình.
Giờ  Hoạt động Lưu ý
7 giờ sáng Thức giấc – Mở rèm cửa cho ánh sáng tràn vào phòng ngủ con.

– Thực hiện nếp sinh hoạt rửa mặt, thay bỉm, ăn sữa, v.v. . Sau đó bế bé ra ngoài phòng khách.

– Sau 1 tuần sinh, nếu kết quả kiểm tra sức khỏe của bé không có vấn đề gì thì mẹ nên bế bé ra ngoài đi dạo từ 5-10 phút

8-10 giờ sáng Ngủ  
10-10.30 sáng Ăn sữa – Nếu bé bú sữa mẹ: Cho bé bú theo nhu cầu và mẹ cần uống nước thật nhiều

– Bé bú bình: Con có thể bú từ 80-140ml/lần và cứ 3 tiếng ăn một lần

– Khi bé bú nên nắm chân, nắm tay con, nói chuyện nhỏ nhẹ với con

– Hãy để mọi âm thanh, tiếng động diễn ra như bình thường

10.30-12.30 trưa Ngủ trưa  
12.30-1 giờ chiều Ăn sữa – Khi con tròn 1 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé tắm vào ban ngày hoặc khi chiều tối trước giờ ngủ đêm

– Mẹ đừng quên vỗ ợ hơi cho con sau mỗi lần ăn sữa

1.30 – 3.30 chiều Ngủ chiều  
3.30 – 4 giờ chiều Ăn sữa  
4.30-6.30 chiều Ngủ chiều  
6.30-7 giờ tối Ăn sữa – Mẹ cho bé ăn sữa trong phòng để đèn mờ mờ
7 giờ – 10 giờ tối Ngủ đêm – Cho bé ngủ trong phòng tối đèn
10.30 tối Ăn sữa – Khi cho bé ăn sữa bữa đêm, đảm bảo yên lặng và ở trong phòng ánh sáng mờ ảo
11 giờ đêm- 1 giờ sáng Ngủ đêm  
1 giờ -1.30 sáng Ăn sữa  
1.30-4 giờ sáng Ngủ đêm  
4 giờ 30 sáng Ăn sữa  
5 giờ – 7 giờ sáng Ngủ đêm  

Bảng thời gian ngủ của trẻ từ 2-4 tháng tuổi

Đặc điểm bé sơ sinh trong giai đoạn này:

Đây là thời điểm quan trọng để mẹ tập cho bé điều chỉnh đồng hồ sinh học sao cho phù hợp với nếp sinh hoạt thực tế của gia đình. Thời điểm này bé sơ sinh cũng rất dễ nhầm lẫn giữa đêm và ngày, một trong các nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh hay khóc về ban đêm. Do đó, mẹ cần có một lịch sinh hoạt cố định để bé không quấy khóc khi đi ngủ.

Nên áp dụng lịch sinh hoạt theo đúng tháng tuổi của con [Ảnh: istockphoto]

Đặc điểm giấc ngủ của bé 2-4 tháng là:

  • Con giảm thời gian ngủ xuống chỉ còn khoảng 3 giấc/ngày
  • Bé có thể thức được từ 1,5-2 tiếng
  • Theo bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh, thời gian tối đa của giấc ngủ ngày là 2 tiếng. Giấc chiều của con nên kết thúc trước 5 giờ chiều
Giờ Hoạt động Lưu ý
7 giờ sáng Thức giấc – Kéo rèm, bật đèn cho phòng sáng

– Thực hiện các hoạt động buổi sáng như rửa mặt, thay bỉm

7.30-8 giờ sáng Ăn sữa – Trò chuyện, vuốt ve bé trong khi cho con ăn

– Sau khi ăn nhớ vỗ ợ hơi cho bé

– Khi giờ con đã biết bú mẹ và bình tốt rồi thì nên giảm dần việc “cho con bú mỗi lần con khóc”, tập ăn theo một giờ cố định

– Bé 2-3 tháng ăn từ 140-160ml/lần/3 tiếng một lần

– Bé 3-4 tháng ăn lượng sữa 180-200ml/lần và ăn từ 3-4 tiếng/lần

8 giờ -9 giờ Hoạt động cho bé sơ sinh – Đi dạo ở những nơi không khí trong lành

– Tập các bài thể dục cho bé

– Chơi với con hoặc để bé tự nằm chơi

9 giờ sáng-10.30 sáng Ngủ sáng  
10.30-11 giờ sáng Ăn sữa – Trò chuyện, vuốt ve bé trong khi cho con ăn

– Sau khi ăn nhớ vỗ ợ hơi cho bé

11 giờ-12 giờ trưa Hoạt động cho bé sơ sinh – Tập các bài thể dục cho bé

– Chơi với con hoặc để bé tự nằm chơi

12 giờ -2 giờ 30 chiều Ngủ trưa  
2.30-3 giờ chiều Ăn sữa – Trò chuyện, vuốt ve bé trong khi cho con ăn

– Sau khi ăn nhớ vỗ ợ hơi cho bé

3 giờ-4 giờ chiều Hoạt động cho bé sơ sinh – Tập các bài thể dục cho bé

– Chơi với con hoặc để bé tự nằm chơi

4 giờ -4 giờ 45 chiều Ngủ chiều – Cho bé ngủ từ 30-45 phút

– Nên đánh thức bé dậy trước 5 giờ chiều

5-5.30 chiều Ăn sữa  
5.30-6 giờ chiều Hoạt động cho bé sơ sinh – Tắm cho bé

– Mát xa nhẹ nhàng

– Cho bé yên tĩnh 30 phút trước khi đi vào giấc tối

6 giờ chiều-7 giờ tối Ăn sữa – Cho bé ăn trong phòng ánh sáng vàng mờ

– Để bé ăn thật no theo nhu cầu

– Tránh để bé thiếp đi trong lúc ăn sữa

7 giờ – 10 giờ tối Ngủ đêm Cho bé ngủ trong phòng tối
10 giờ 30 Ăn sữa  
11 giờ đêm-2 giờ sáng Ngủ đêm  
2.30 sáng Ăn sữa  
3 giờ-7 giờ sáng Ngủ đêm  

Thời gian ngủ ngày của trẻ từ 2 đến 4 tháng là 2 tiếng [Ảnh: istockphoto]

Hi vọng thông qua bài viết này mẹ có thêm thông tin về giờ ngủ của trẻ theo tháng tuổi. Tuy nhiên mẹ nên dựa vào tình hình sinh hoạt của con để tạo ra bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh sao cho phù hợp. Chúc mẹ và bé luôn khỏe!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Video liên quan

Chủ Đề