Cách nuôi cá betta bột lớn nhanh

Cá betta là một trong những loại cá đẹp, đa dạng màu sắc sặc sỡ và rất được ưa chuộng hiện nay. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách nuôi cá betta để chúng lên màu đẹp và phát triển tốt. Bài viết này, HappyVet sẽ giải đáp chi tiết cho bạn các thông tin cần thiết qua bài viế này. 

Nên chọn loại cá betta nào khi mới bắt đầu nuôi?

Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, bởi vì lựa chọn loại cá nào ngay từ khi mới bắt đầu để chúng phát triển tốt khá khó khăn.

Theo kinh nghiệm của những người nhiều kinh nghiệm và có cách nuôi cá betta cảnh lâu năm, bạn nên chọn nuôi dòng cá đơn sắc [solid]. Đây là dòng cá chỉ có một màu, nên lựa chọn để nuôi vì những lý do sau:

- Giá cả không cao: Chỉ dao động tầm 30.000đ - 50.000đ/con. Rất phù hợp với kinh tế của mỗi người.

- Là dòng thuần gen: Khi bạn cho cặp trống mái sinh sản với nhau thì cả bầy đều ra giống nhau, nên nếu nhân giống loài cá này khá dễ dàng.

- Kiểu dáng đuôi của dòng cá này tốt hơn những dòng cá khác.

Cá đơn sắc [solid] hay được lựa chọn khi bắt đầu nuôi cá betta

Cách nuôi cá betta bột mau lớn, lên màu đẹp

Để có cách nuôi cá betta mới nở mau lớn và phát triển tốt, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây để chăm sóc cho chúng tốt nhất:

- Lưu ý về môi trường nước

Để nuôi cá betta mang lại hiệu quả cao và chúng phát triển tốt, cần lựa chọn loại nước không hóa chất, không được lẫn với clo và phải là nước sạch.

Về nồng độ PH trong nước nuôi cá betta cần đạt khoảng 6 – 8 độ. Nếu như nồng độ cao hoặc thấp hơn đều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của chúng.

Nhiệt độ thích hợp để cá betta sinh trưởng và phát triển tốt, mau lớn và lên màu đẹp là khoảng 26 – 28 độ C.

- Thời gian thay nước cho cá betta

Tùy thuộc vào số lượng cá cũng như diện tích của bể nuôi mà thời gian thay nước của bạn sẽ có sự dao động khác nhau. Với những loại bể cá nhỏ, mật độ cá quá nhiều thì nước sẽ rất nhanh bẩn và thiếu oxi, bạn nên quan sát thường xuyên để thay bể liên tục.

Lưu ý: Khi thay nước cho cá betta, cần phải giữ lại từ 30 – 50% nước cũ trong bể để cá có thể dễ dàng thích nghi và quan trọng hơn để tránh tình trạng bị sốc nước do chênh lệch PH hoặc nhiệt độ với nước mới.

- Thức ăn cung cấp cho cá betta

Cá betta có thể ăn nhiều các loại thức ăn như: Giáp xác, thức ăn viên có sẵn. Bên cạnh đó, thức ăn yêu thích nhất của chúng là trùn chỉ, vì thế bạn nên bổ sung cho chúng.

Về thời gian cho cá ăn: Khoảng 1 - 2 lần/ngày với lượng thức ăn phù hợp. Trong nhiều tình huống, khi nhìn thấy cá betta đớp mồi nhiều mọi người lầm tưởng chúng đang đói và cho ăn thật nhiều, thế nhưng bạn cần lưu ý vì sẽ khiến cá dễ bị chết vì quá no. 

- Chuẩn bị ánh sáng phù hợp trong bể nuôi

Để cá được sinh sống và phát triển tốt nhất, bạn cần lưu ý về ánh sáng được chiếu sáng vào bể nuôi. Một số lưu ý cần nhớ để tạo một môi trường sống thích hợp nhất cho cá betta: 

  • Bể nuôi cần đặt ở nơi thoáng mát, không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, không bị mưa gió.
  • Không nên đặt bể cá ở nơi tối tăm, ít thoáng khí khiến chúng bị thiếu oxi và dễ bị bệnh hơn.
  • Cũng nên trang bị thêm đèn bể cá với công suất phù hợp, nên bật dưới 8 tiếng/ngày và bật vào ban ngày.

Nên chuẩn bị ánh sáng phù hợp trong cách nuôi cá betta lên màu đẹp

Nên lựa chọn cá cảnh nào nuôi cùng cá betta?

Cá betta nổi tiếng là một trong những loài cá rất hung dữ, không chỉ với các loài khác chúng đều dữ dằn với chính đồng loại của mình. Riêng đối với cá betta đực thường chiến đấu với nhau và có tính lãnh thổ rất cao. Do đó, chỉ nên cho cá đực sống trong một bể, hoặc bạn cũng có thể chọn hai cá cái và một đực là khá hợp lý. 

Nhưng nếu bạn muốn có cách nuôi cá betta bột mới nở với các loại cá khác để cho bể nuôi sinh động, vẫn có thể được nhưng tuyệt đối không nên nuôi chung với các loài cá nhỏ và hiền, mà chỉ nên chọn một số loài cá cảnh tương thích với chúng. Bạn có thể tham khảo một số loài: Poecilia, Tetras đen, Tetf Bloodfin, Catfish, Croakes Gouramis và Rasboras…

Các bệnh cá betta thường gặp phải

Dù được mệnh danh là loài cá bất khả chiến bại, thế nhưng cá betta vẫn bị bệnh theo thời gian. Nhưng nếu bạn chăm sóc chúng và tạo môi trường sống phù hợp sẽ khiến chúng luôn được khỏe mạnh và phát triển tốt. 

Bệnh phổ biến nhất của cá betta phải kể đến là bệnh nhiễm trùng. Một số lý do gây nên bệnh này phải kể đến:

Sau khi chúng chiến đấu sẽ xuất hiện những vết sẹo và gây nên các loại nhiễm trùng cho cá.

Hoặc trong bể cá có các cạnh hoặc sắt nhọn cũng sẽ dễ gây nên các vết thương cho cá. 

Nếu nước không được giữ sạch cũng sẽ khiến bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ở cá betta, lúc này nếu không chữa trị cho cá sẽ gây viêm và kích ứng mạnh. 

Bệnh nhiễm trùng là bệnh thường gặp ở cá betta

Có nhiều cách nuôi cá betta sinh sản tốt và lên màu đẹp. Bạn nên tham khảo và chú ý thật nhiều để chuẩn bị cho chúng môi trường sống thích hợp. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn nuôi cá betta thành công. Đừng quên thường xuyên theo dõi HappyVet để cập nhật nhiều thông tin hữu ích chăm sóc cá cảnh và các loại vật nuôi khác bạn nhé!

ĐỌC THÊM => Cá dọn bể có ăn được không? Mua ở đâu uy tín?

Tìm kiếm liên quan:

- Cẩm nang nuôi cá betta

- Nuôi cá betta trong chai

- Kỹ thuật nuôi cá betta sinh sản

- Cá betta ăn gì

- Các loại cá betta

- Cách nuôi cá xiêm

- Cách nuôi cá betta chung hồ

Sau khi chúng ta ép cá betta sinh sản thành công thì cần quá trình chăm sóc tốt, để giữ số lượng bầy cá và giúp cá phát triển nhanh hơn. Bài viết sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cá Betta bột đầy đủ nhất.

Cá betta bột 10 ngày tuổi, kích thước rất lớn

Sau 2 ngày đẻ trứng thì bắt đầu nở cá bột, sẽ có lớp noãn bao bọc quanh con cá. Sau 3 ngày thì lớp noãn này mất đi, cá bắt đầu bơi ngang, lúc này mới cho cá ăn. Vậy thức ăn của betta bột là gì?

Thức ăn của cá betta bột mới nở là:

  1. Trứng Artemia.
  2. Trùng cỏ.
  3. Lòng đỏ trứng gà hoặc cút luộc.
  4. Artemia sấy khô.
  5. Con bobo [ trứng nước ].

Nên cho ăn trứng Artemia ấp cho cá nhanh lớn, ít bệnh và ô nhiễm nguồn nước. Còn không có artemia thì dùng lòng đỏ trứng cút đã luộc hoặc tạo trùng cỏ cho cá ăn. Nên cho ăn vừa đủ tránh làm bẩn nước.

MUA ARTEMIA VĨNH CHÂU

Sau 5 ngày kể từ lúc bắt đầu bơi ngang thì cho cá bột ra hồ lớn để cá phát triển nhanh hơn. Còn lúc đầu ép hồ lớn rồi thì cứ để vậy nuôi. Hàng ngay nên châm thêm nước lá bàng pha loãng cho cá, châm nhẹ vào hồ nuôi tránh làm động nước, khi đạt mực nước khoảng 15 – 20cm là được [ mực nước lúc ép cá thường 5cm].

Cứ chăm sóc đều đặn đến khoảng 2 tuần thì bắt đầu hút cặn cho hồ cá, bởi lúc này cá đã lớn và có nhiều phân ở dưới đáy hồ sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Khi hút cặn thì châm thêm nước chứ không được thay mới hoàn toàn sẽ làm cá chết vì sốc nước. Cá betta bột đa số chết là do nước ô nhiễm.

Để cá betta bột nhanh lớn thì cần quá trình chăm sóc với thức ăn như sau.

Từ lúc mới bơi ngang thì cho cá ăn Artemia [ nên dùng ] hoặc trùng cỏ 5 ngày liên tiếp. Ngày cho ăn khoảng 2 lần, cho vừa đủ vì artemia chỉ sống trong nước ngọt được 6 giờ. Cá ăn không hết sẽ làm nước bị ô nhiễm.

Bắt đầu ngày thứ 6 thì cá đã lớn, bây giờ cho cá ăn bobo [ trứng nước ] vì loại này lớn nên cá nở vài ngày mới ăn được. Cho ăn trứng nước đến ngày thứ 20 sẽ giúp cá rất nhanh lớn. Có thể bỏ nhiều bobo trong hồ cá cũng không sao, vì bobo sống trong nước ngọt và nó ăn cả chất thải của cá giúp làm sạch hồ.

Sau 20 ngày thì để ý xem cá đã ăn được trùn chỉ hay chưa? Nếu đã ăn được thì cho trùn chỉ vào cá ăn sẽ rất nhanh lớn. Còn chưa ăn được thì bằm nhỏ trùn chỉ cho cá ăn khoảng 3 ngày nữa rồi khỏi cần bằm. Cá nhỏ quá nếu ăn trùn chỉ thì sẽ chết vì nghẹn đó nhé.

Cứ chăm sóc đều đặn ngày cho ăn 2 cử trùn chỉ, tối cho thêm ít cám nữa bảo đảm cá sẽ lớn rất nhanh. Ngoài ra có thể bắt lăng quăng ngoài mương, hồ cho cá ăn. Tuy nhiên cần phải xử lý lăng quăng trước khi cho cá ăn để tránh gây bệnh cho cá.

Khi cá khoảng 3 tháng là chúng bắt đầu lột để lên màu, con nào lên màu thì bắt ra form và thưởng thức thành quả thôi.

Video liên quan

Chủ Đề