Cách làm bún tôm Bình Định

Bún nước, bún tôm là gì? Xuất phát từ đâu? Do ai làm ra? Nguyên liệu để chế biến một tô bún nước bún tôm Bình Định bao gồm những gì? Bún nước có phải là bún tôm, chúng có phải là tên của 1 loại bún hay 2 loại bún khác nhau? Tại sao nó có mặt và được Hội người dân sống ở Sài Gòn ưa chuộng? Để biết tất tần tật mọi vấn đề xung quanh loại món ăn này chúng ta hãy cùng nhau lắng nghe và cảm nhận những chia sẻ mà phụ huynh của Gia sư Thành Tài đó là cô Sáu - người có thâm niên hơn 15 năm làm nghề chế biến và bán bún nước bún tôm Bình Định ngon hàng đầu ở quận Phú Nhuận, Sài Gòn.

Món bún tôm BìnhĐịnh hấp dẫn hàng nghìn người dân xứ lạ

Bún Nước - Bún Tôm Bình Định Hay Bún Nước Trong

Ngay ở cụm từ "bún nước - bún tôm Bình Định" chúng ta cũng sẽ hiểu ngay rằng thành phần chính của nó là những:

  • 1. Sợi bún được làm từ bột gạo hoặc bột nhứt, nó được hoà trộn cùng với một thứ nước lèo đã gia vị vừa ăn.

    Sợi Bún của Món bún tôm BìnhĐịnh cũng không có gì khác lạ

  • 2. Con tôm giã nhuyễn, đó là loại tôm đất sinh sống trong hệ sinh thái đầm Trà Ổ Bình Định [loại tôm nhỏ] hay tôm thẻ chân trắng nuôi trên sông, hồ ở miền Tây [loại to như ngón tay trỏ].

    Người chế biến món bún nước BìnhĐịnh không quên chọn những con tômđất to, nhiềuđạm trênđầm TràỔ
    Tômđược bóc vỏ, rửa sạch,ướp gia vị vàđược giã nhuyễn. Món bún tôm BìnhĐịnh muốn ngon thì không nên bỏ tôm vào máy xay. Tôm khôngđượcđể qua ngày sau và bán tiếp, sẽ có mùi khai khó chịu khiăn

Cả 2 loại tôm này đều được bóc vỏ, bỏ đầu, rút gân xanh bỏ vào cối đâm rất nhuyễn cùng với củ hành, tiêu, muối, ớt, bột ngọt vừa ăn.

  • 3. Nước lèo, là loại nước hỗn hợp luôn được đun sôi ở nhiệt độ cao hơn 36 độ C. Nước lèo này có điểm đặc biệt là không chất béo, không quá ngọt, không quá mặn mà sẽ nhạt để khi tôm cho vào tô nữa là vừa ăn. Nước lèo của món bún tôm Bình Địnhloại nước không phải được hầm từ xương heo hay xương bò gì cả, nó không có chất béo nào nên được người ăn ưa chuột và khi đã ăn là ăn từ 2 tô trở lên.

Nước lèo của bún tôm Bình Địnhbún nước có màu hơi đục vì nó được tạo thành từ quá trình đun sôi nấu chín hàng trăm sợi bún. Các sợi bún của chúng ta thường ăn có thành phần 100% từ gạo ngon.

Màu đục của nước lèo bún nước như nước vo gạo thứ 2, 3 mà bạn nào từng vo gạo nấu cơm thì sẽ rất rõ.

  • 4. Lá hành - ngò: 2 loại lá này chắc hẳn các bạn đã biết, công dụng của nó là làm thơm cho món ăn. Với bún tôm Bình Định, hành lá hay đậu hành dùng để khử mùi tanh của tôm đồng tươi. Lá hành - ngò được người chế biến thái mỏng sau đó phủ đây lên trên tô bún giống như những món canh mà bạn chế biến hàng ngày cho con cái, ông xã ăn.

    Lá hành và ngò thường không thể thiếu trong các mónăn hàng ngày. Vì thế nó càng không thể thiếu trong món bún tôm nhằm tăng hương vị của món bún cùng tên này

  • 5. Bánh trán gạo Bình Định: đây là loại bánh trán mỏng từ bột gạo đang nóng. Loại bánh trán này được phơi khô ngoài nắng sau đó đem nướng chín rồi dùng với các loại món ăn của người miền Trung trong ngày có tiệc tùng hay ngày thường mà đặc biệt là khi ăn "bún tôm Bình Định" phải có bánh trán gạo mới ngon

Hơn nữa, tô bún tôm Bình Địnhcủa các bạn nếu thiếu thịt bò thì nhìn chưa đủ màu sắc, hương vị kích thích vị ngon miệng của quý khách hàng.

  • 7. Chả cá Quy Nhơn hay chả cá Thác Lát đồng tự nhiên trên đầm Trà Ổ Bình Định: chả cá Quy Nhơn chắc hẳn các bạn cũng đã từng ăn, đó là một loại chả được chế biến từ cá biển tươi xay nhuyễn sau đó tạo thành bánh chả cá.

Các bánh chả cá này được chiên sơ qua với dầu ăn để bảo quản bánh chả cá không bị hư. Khi ăn với bún nước, người bán sẽ sắt từng miếng như hình chữ nhật.

Còn chả cá Thác Lát đồng tự nhiên chính là chả cá được nạo ra từ con cá Thác Lát trên hệ sinh thái đầm "Trà Ổ" Bình Định, đây là loại cá đồng tự nhiên.

Vì nhà là vựa cá đồng, bạn hàng đem cá Thác Lát đến bán hàng ngày nên chúng tôi luôn có chả các Thác Lát nguyên chất, tươi ngon cho quý khách.

Nếu như thiếu thịt bò và đặc biệt nếu như thiếu chả cá thác lát thì tô bún của bạn cũng không thể nào tuyệt vời hơn, ngọt tự nhiên hơn đâu.

Vị ngọt của thịt bò tái, vị ngọt của chả cá Thác Lát trong tô bún tôm Bình Địnhmột lần nữa sẽ thay thế chất béo của xương bò và xương heo.

  • 8. Nước chấm bún tôm: nước chấm thịt bò tái, tôm, chả cá của bún nước bún tôm cũng sẽ khác so với nước chấm của phở hay hủ tiếu nhé các bạn. Nó không phải là tương ớt hay tương cà, mà cũng không phải là muối tiêu chanh hay nước mắm Nam Ngư. Mà đó là nước chấm của hỗn hợp Muối + Ớt + Tiêu + Chanh. Các bạn hãy thử một lần với loại nước chấm truyền thống này của người Bình Định tại quán của chúng tôi.

    Đầm TràỔ, hệ sinh tháiđa dạng thuỷ sản sinh sống, trongđó có cá Thác Lát, Tôm

    Từ thời xa xưa, các ông các bà sinh sống trên đất Bình Định, đặc biệt là ở cận hệ sinh thái đầm đã đánh bắt nhiều thuỷ sản trên đầm mà cho đến hiện nay vẫn còn nghề khai thác thuỷ sản này.

    Các loại thuỷ sản có xương sống rất khó giã nhuyễn, nhưng tôm là là loại thuỷ sản chân khớp, không xương nên sẽ rất dễ giã nhuyễn bằng chày và cối.

    Thế là từ đó ông cha, các cô các bà các mẹ của chúng ta đã tạo nên món bún tôm rồi sau đó thành nghề mà nơi bán đầu tiên là thôn Châu Trúc - xã Mỹ Châu - tỉnh Bình Định.

    Nghề bún tôm và món bún tôm sau đó có mặt hầu hết tỉnh Bình Định và các tỉnh thành phố miền Bắc, miền Nam do sự di cư và truyền nghề của người dân xứ Nẫu.

    Ở miền Nam, cũng có nhiều quán bún tôm Bình Định ở Sài Gòn mà ngon nhất đó là quán bún nước cô Sáu tại Trần Kế Xương, Bình Thạnh.


    Nguyên Liệu Bún Nước Bún Tôm Bình Định Dễ Có Khó Làm

    Như các bạn cũng đã được cô chia sẻ, nguyên liệu chính của một tô bún nước bao gồm: tôm tươi giã nhuyễn ướp sẵn, thịt bò tái đã ướp sẵn, chả cá Thác Lát đồng tự nhiên, hột gà ta, hành lá thái mỏng, bánh trán, nước chấm muối + ớt + tiêu + chanh, một chút tiêu phủ trên bề mặt tô bún nước,... các nguyên liệu này tại các chợ Sài Gòn bán khá nhiều, chúng ta vẫn có thể mua nguyên liệu thô và chế biến được tô bún bất kì khi nào.

    Nói vui chơi chứ chế biến tô bún chỉ ở mức độ " ăn được" chưa đủ đâu, khách hàng họ cần sự thơm ngon, ngọt tự nhiên hơn nữa chứ không dừng ở mức độ "ăn được".

    Để có một tôbún tôm Bình Địnhngon đặt biệt như tô bún của quán bún nước cô Sáu lúc bấy giờ, chắc hẳn cô đã tiếp nối nền tảng nghề gia truyền của cha mẹ, hơn nữa đó là bỏ rất nhiều công sức, tâm huyết với nghề, sự lắng nghe đóng góp ý kiến của khách hàng để sau đó rút kinh nghiệm, đổi mới và tạo nên một món ăn "rất chi là ngon" khi ăn thì khách thường ăn thêm tô thứ 2 và 3 kể cả mua đem về để ăn thêm nữa.
    Một số thông tin của cô Sáu bún nước [Phụ huynh tìm gia sư bên Thành Tài nhiều năm nay].
    - Địa chỉ quán: LôA 007 - Chung cư Trần Kế Xương, Đường Nguyễn Công Hoan, Phường 7, Quận Phú Nhuận.
    - Điện thoại liên hệ hoặc đặt hàng: 0906792314 [Cô Sáu]
    - Thời gian hoạt động của quán: 6h30 sáng - 22h tối.
    - Khi nào Anh Chị cần tìm gia sư dạy kèm tại nhà thì xem tại website: Gia sư

    Video liên quan

Chủ Đề