Cách làm 1 bài văn biểu cảm

Cách làm bài văn biểu cảm
Bước 1: Xác định yêu cầu của đề và tìm ý: Phải căn cứ vào các từ ngữ và cấu trúc của đề bài để xác định nội dung, tư tưởng, tình cảm mà văn bản sẽ viết cần phải hướng tới. Từ đó đặt câu hỏi để tìm ý [nội dung văn bản sẽ nói về điều gì? Qua đó cần bộc lộ thái độ, tình cảm gì?]

Bước 2 : Xây dựng bố cục [dàn bài].

Bố cục của văn biểu cảm cũng bao gồm ba phần: Mở bài Thơ bài kết bài. Tuy nhiên việc sắp xếp ý để tạo thành một bố cục hoàn chỉnh phụ thuộc vào mạch cảm xúc của người viết, không hề máy móc áp đặt một kiểu nào.
Nhưng dù sao thì phần mở bài và kết bài thường là những câu văn nêu cảm nhận chung hoặc nâng lên thành tư tưởng, tình cảm khái quát. Các ý lớn nhỏ trong phần thân bài phải được sắp xếp hợp với diễn biến tâm lý của con người trước từng sự việc, đối tượng.
Mở bài: Có thể giới thiệu sự vật, cảnh vật trong thời gian và không gian. Cảm xúc ban đầu của mình.
Thân bài: Qua miêu tả, tự sự mà biểu lộ cảm xúc, ý nghĩ một cách cụ thể, chi tiết, sâu sắc.
Kết bài: kết đọng cảm xúc, ý nghĩ hoặc nâng lên bài học tư tưởng.
Bước 3: Hoàn thành văn bản: Đây là bước quan trọng. Trên cơ sở là dàn bài đã xây dựng, người viết triển khai thành bài văn hoàn chỉnh. Cần lưu ý là trong quá trình diễn đạt phải biết kết hợp với các phương thức biểu đạt khác [miêu tả, tự sự, nghị luận]; đồng thời phải biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc [so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ, nói quá].
Câu văn có sự biến hoá linh hoạt [có câu trần thuật, câu cảm, câu nghi vấn, câu cầu khiến; câu dài, câu ngắn; có câu tỉnh lược, câu câu tồn tại]. Lời văn phải có cảm xúc với vốn từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.
Bước 4: Kiểm tra lại bài : Ngoài việc kiểm tra cách diễn đạt, sửa lỗi cần phải kiểm tra lại xem văn bản đã toát lên tư tưởng, tình cảm chính chưa, hoặc đã tạo được sự xúc động cho người đọc chưa.

Video liên quan

Chủ Đề