Cách giải hệ phương trình có căn


Tài liệu gồm 268 trang được biên soạn bởi thầy Lương Tuấn Đức trình bày một số phương pháp giải hệ phương trình chứa căn thức bằng phương pháp phân tích nhân tử, đây là dạng toán được bắt gặp nhiều trong chương trình Đại số 10 chương 3 và chương 4.

Tổng quan về nội dung tài liệu:
Phần 1. Sử dụng phương pháp biến đổi tương đương giải hệ phương trình chứa căn thức: Mở màn cho lớp hệ phương trình chứa căn thức sử dụng phép thế, cộng đại số, phân tích hằng đẳng thức, phân tích nhân tử không chứa căn [không sử dụng liên hợp] và phối hợp các kỹ năng này. Tuy nhiên đây là hệ phương trình chứa căn thức nên đòi hỏi độc giả đã nắm vững các phương pháp giải hệ phương trình cơ bản, hệ phương trình hữu tỷ và các phương pháp giải phương trình chứa căn nói chung. + Sử dụng phép thế và phép cộng đại số. + Khai thác bài toán nghiệm cố định. + Sử dụng phân tích nhân tử cơ bản [dạng đa thức]. + Sử dụng hằng đẳng thức. + Tổng hợp các phép giải phương trình chứa căn. + Bài toán nhiều cách giải. [ads]

Phần 8. Kết hợp sử dụng phép thế, cộng đại số và ẩn phụ [tiếp theo] giải hệ phương trình chứa căn thức: Tài liệu chủ yếu giới thiệu đến quý bạn đọc lý thuyết giải hệ phương trình chứa căn ở cấp độ cao, trình bày chi tiết các thí dụ điển hình về hệ giải được nhờ sử dụng tổng hợp các phép thế, phép cộng đại số, đại lựợng liên hợp, sử dụng đồng bộ tính chất đơn điệu hàm số có chặn miền giá trị, các phép ước lượng – đánh giá – bất đẳng thức phần tiếp theo. Đây là nội dung có mức độ khó tương đối, đòi hỏi các bạn độc giả cần có kiến thức vững chắc về các phép giải phương trình chứa căn, kỹ năng biến đổi đại số và tư duy chiều sâu bất đẳng thức.

+ Phối hợp phép thế, cộng đại số và ẩn phụ. + Sử dụng tính chất đơn điệu hàm số. + Sử dụng kết hợp đánh giá – bất đẳng thức. + Tổng hợp các phép giải phương trình chứa căn.

+ Bài toán nhiều cách giải.

by Dung Nguyễn Thùy | category Uncategorized |

Làm thế nào để giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn?

Bài viết sẽ giúp bạn biết cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng 2 cách giải hệ nhanh và chính xác nhất: Phương pháp thế và phương pháp cộng đại số!

Trước hết ta cần phải biết hệ phương trình bậc nhất hai ẩn là gì?

Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn là hệ phương trình có dạng

trong đó a, b, a’, b’, c, c’ là các số thực cho trước [a² + b² ≠ 0 và a’² + b’² ≠ 0] và x, y là ẩn.

Nếu hai phương trình [1] và [2] có nghiệm chung thì đó là nghiệm của hệ phương trình.

Giải hệ phương trìnhtìm tất cả các nghiệm của nó.

Hai hệ phương trình được gọi là tương đương nếu chúng có cùng tập nghiệm.

Để giải một hệ phương trình, ta có thể biến đổi hệ đã cho thành hệ phương trình tương đương đơn giản hơn. Và phương pháp thế là một trong những cách biến đổi tương đương.

Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế

Bước 1: Từ một phương trình, ta rút 1 ẩn theo ẩn kia rồi thế vào phương trình thứ hai và rút gọn để được một phương trình mới còn 1 ẩn.

Bước 2: Giải phương trình mới rồi thế vào 1 phương trình ban đầu đầu để giải ra ẩn còn lại. Sau khi tính ra hai ẩn, ta kết luận nghiệm của hệ phương trình.

Ví dụ về giải hệ phương trình bằng phương pháp thế

Giải hệ phương trình:

Giải:

Giải hệ phương trình:

Giải:

Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số

Để giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số, ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Nhân hai vế của mỗi phương trình với một số thích hợp nếu cần sao cho các hệ số của một ẩn nào đó trong hai phương trình bằng nhau hoặc đối nhau.

Bước 2: Cộng hay trừ từng vế của hai phương trình của hệ đã cho để được một phương trình mới chỉ còn 1 ẩn.

Bước 3: Giải phương trình mới thu được ra 1 ẩn rồi thay vào 1 phương trình ban đầu để giải ẩn còn lại. Kết luận nghiệm của hệ phương trình đã cho.

Ví dụ về Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số

Giải hệ phương trình:

Giải:

Đầu tiên ta thấy rằng, để tạo ra hệ số của 1 ẩn trong hai phương trình bằng nhau hoặc đối nhau, ta phải nhân 1 số vào 1 phương trình hay cả hai phương trình.

Ta nên chọn nhân 1 số vào 1 phương trình để bớt tính toán. Vì thế ta chọn nhân vào hệ số của y ở phương trình [2].

Nếu ta chọn nhân 5 vào phương trình [2] thì sẽ có hệ số mới của y ở [2] là đối với hệ số của y ở [1]:

5.2x – 5y = 5. [-8] hay

10x – 5y = – 40

Như vậy ta có hệ:

Cộng vế với vế của hai phương trình ta sẽ triệt tiêu được một nghiệm y.

Ta có phương trình mới chỉ còn nghiệm x là:

13x = – 39

suy ra x = -39/13 = -3.

Thay x = – 3 vào phương trình [1] ta có:

3.[-3] + 5y = 1

=> 5y = 10

suy ra y = 2.

Vậy nghiệm hệ phương trình đã cho là [x, y] = [-3, 2].

Giải hệ phương trình:

Giải:

Ta thấy ngay hệ số của x ở cả hai phương trình đều là 4. Vì thế ta trừ vế với vế của hai phương trình:

Ta có phương trình mới chỉ còn nghiệm y:

10y = 40

suy ra y = 40/10 = 4

Ta thay y = 4 vào phương trình 4x + 7y = 16 ta được:

4x + 7.4 = 16

=> 4x = 16 – 28

=> 4x = – 12

=> x = -12/4 = -3.

Vậy nghiệm của hệ phương trình đã cho là [x, y] = [-3, 4].

Chú ý:

Nếu hệ số của 1 ẩn nào đó của cả 2 phương trình giống nhau thì ta trừ vế với vế của hai phương trình.

Còn nếu hệ số của 1 ẩn nào đó của 2 phương trình đối nhau thì ta cộng vế với vế của hai phương trình.

Như vậy ta đã học được 2 cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn là áp dụng

  • Phương pháp thế
  • Phương pháp cộng đại số

Tùy thuộc vào hệ phương trình mà ta chọn cách phù hợp để giải nhanh và chính xác.

Dù chọn cách nào chúng ta cũng nên tính toán và biến đổi cẩn thận thì mới giải ra nghiệm đúng.

Xem thêm:

Các bài viết Toán 9

  • Đề thi Toán tiếng Anh AMC8 – năm 2013

Chào các bạn, mình là Thùy Dung - người tạo ra LỚP HỌC TÍCH CỰC này. Là một giáo viên toán, theo mình nghĩ, học phải vui thì mới có hiệu quả. Hi vọng những kiến thức, ý tưởng mình chia sẻ sẽ giúp được bạn trong học tập.

Video liên quan

Chủ Đề