Cách đi bóng đèn trần thạch cao

Cách lắp đặt đèn âm trần thạch cao. Sự xuất hiện của đèn led âm trần đã mang đến cho không gian màu sắc mới, trang nhã, sang trọng mà thân thiện. Vì thế chúng được sử dụng ngày càng nhiều trong thiết kế trang trí, đặc biệt được sử dụng phổ biến hơn với trần thạch cao. Với đặc tính riêng của thạch cao đòi hỏi việc lắp đặt cần tỉ mỉ và chính xác. Bài viết sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết cách lắp đặt đèn led âm trần cho trần thạch cao.

Tìn liên quan:

» Ưu nhược điểm và tiêu chí đánh giá đèn âm trần.
» Bố trí đèn led âm trần trong chiếu sáng nội thất
» Tìm hiểu về đèn led âm trần siêu mỏng

1. Một vài điểm cần chú ý về trần thạch cao khi lắp đặt đèn led âm trần thạch cao

Cách lắp đèn trên trần thạch cao là kiểu trần giả sở hữu đặc tính bề mặt đẹp hoàn hảo nhất hiện nay. Chính nhờ đặc điểm này mà các chi tiết trang trí ở kiểu trần này, nhất là ánh sáng luôn đạt được mức độ tối ưu nhất.

Trong kiến trúc hiện nay, trần thạch cao được chia thành 2 loại chính là trần thạch cao nổi, trần thạch cao chìm. Và nhỏ hơn là trần thạch cao phẳng, trần thạch cao giật cấp [2 dạng này đều thuộc loai trần thạch cao chìm].

Mặc dù mỗi loại trần thạch cao đều có một đặc điểm hình thức khác nhau, tuy nhiên đèn led âm trần được coi là chi tiết trang trí chung cần có.

Trong quá trình lắp đặt đèn led âm trần cho kiểu trần này, người thợ thi công cần đặc biệt chăm chút, cẩn thận, kỹ lưỡng bởi nếu không cẩn thận sẽ làm vỡ tấm thạch cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ của toàn bộ mặt trần.

2. Dụng cụ cần chuẩn bị để lắp đặt đèn led âm trần cho trần thạch cao

Trước khi thực hiện, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và thiết bị sau đây:

  • Đèn led âm trần thạch cao

  • Nguồn điện và vị trí thi công lắp đèn

Một số dụng cụ cần thiết như: thiết bị để khoét trần thạch cao, băng dính điện, dao, tua vít, kìm,nguồn cấp điện cho đèn,…

3. Bước lắp đặt đèn led âm trần cho trần thạch cao

Bước 1: Khoét lỗ để đặt đèn trên trần thạch cao

  • Xác định các điểm sẽ tiến hành bố trí lắp đặt đèn

  • Kiểm tra loại đèn led âm trần mà bạn định lắp đặt có thông số lỗ khoét để lắp đặt là bao nhiêu. Khi đã xác định được thông số này thì tiến hành khoét lỗ trên trần thạch cao sao cho vừa với phần âm trần của đèn, hoặc cũng có thể rộng hơn một chút để dễ lắp đèn hơn. Chẳng hạn, đèn âm trần downlight ba màu công suất 7W sẽ cần một lỗ khoét rộng 90mm.

Bước 2: Tiến hành đấu nối đèn với hệ thống điện

Cấu tạo của đèn led âm trần bao gồm hai bộ phận có thể tách rời nhau là phần Nguồn Driver và thân đèn, hai bộ phần này được kết nối với nhau bằng khớp nối. Trước hết, bạn cần đấu nối bộ phận Driver với hệ thống điện đã được đi dây chờ sẵn trên trần thạch cao. Lưu ý, ngắt nguồn điện và sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như: dao, băng dính điện, kìm,… để thực hiện đấu nối

Bước 3: Lắp đặt đèn LED lên trần thạch cao

  • Tiến hành lắp bộ phận driver với thân đèn.

  • Sau đó dưa driver của đèn vào trong lỗ khoét.

  • Lưu ý, bóp phần tai đèn để đưa đèn led âm trần vào sâu trong lỗ khoét sau đó nhả tay ra

Bước 4: Kiểm tra lại đèn

Kiểm tra lại nhằm đảm bảo quá trình trên được thực hiện chính xác và đèn có thể sử dụng tốt:

  • Thực hiện điều chỉnh đèn sao cho đèn được lắp vào đúng chính giữa lỗ khoét, điều này vừa giúp đảm bảo an toàn vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cho trần nhà khi đã lắp đèn.

  • Bật công tắc để kiểm tra đèn đã sáng chưa, độ sáng ra sao hoặc thực hiện căn chỉnh hướng chiếu sáng với các đèn led âm trần chiếu rọi.

4. Hướng dẫn sử dụng đèn led âm trần hiệu quả

Trong quá trình sử dụng đèn LED âm trần, người tiêu dùng cần để ý một số vấn đề sau:

Trong hệ thống điện trong gia đình Việt Nam hiện nay, điện nguồn cho đèn là dòng điện xoay chiều nhưng bóng đèn LED lại sử dụng nguồn điện một chiều. Vì vậy, các sản phẩm LED đều sử dụng bộ đổi nguồn giúp nguồn điện được ổn định hơn tránh các sự cố chập mạch, cháy nổ thiết bị ảnh hưởng đến chất lượng của đèn.

Tuy nhiên không nên sử dụng nước, các chất tẩy rửa để vệ sinh sẽ làm ảnh hưởng đến thiết kế vỏ đèn.

Các nhà sản xuất luôn khuyến cáo người dùng đừng bật tắt liên tục đèn LED trong khoảng thời gian ngắn vì như vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cũng như tuổi thọ của đèn.

Chỉ với một số lưu ý nêu trên, chắc chắc người tiêu dùng sẽ có hệ thống đèn LED âm trần với tuổi thọ cao nhất, giảm bớt một lượng chi phí đáng kể cho việc bảo dưỡng và thay thế.

Quay lại » Trang chủ

Skip to content

Đèn led âm trần là thiết bị chiếu sáng được sử dụng phổ biến trong gia đình, tại các trung tâm thương mại, cửa hàng, shop… vì khả năng chiếu sáng tốt và tính thẩm mỹ cao. Để lắp đặt đèn led âm trần lên trần thạch cao thì cần phải biết cách khoét lỗ trần thạch cao, vì thế bài viết sau, Sanota sẽ hướng dẫn các bạn cách khoét lỗ trần thạch cao để lắp đặt đèn led âm trần.

1. Những lưu ý khi khoét lỗ trần thạch cao

Mỗi dòng đèn led âm trần có có công suất khác nhau, từ đó dẫn đến lỗ khoét trần thạch cao cũng có sự khác nhau. Trên thực tế, có 2 kích thước lỗ khoét được sử dụng phổ biến hiện nay là:

  • Kích thước 90 – 95mm: Lỗ khoét này phù hợp với các loại đèn led downlight âm trần có công suất từ 4-7w.
  • Kích thước 120mm: Lỗ khoét này phù hợp với những loại đèn Led downlight có công suất 9w hoặc 12w.

Trước khi khoét lỗ trần thạch cao bạn cần phải tham khảo xem kích thước lỗ khoét để lắp đặt đèn là bao nhiêu để khoét lỗ cho phù hợp, tránh tình trạng lỗ khoét quá nhỏ không lắp vừa đèn hoặc lỗ khoét quá to phải đổi loại đèn có kích thước lỗ khoét lớn hơn hoặc phải trám thạch cao vừa mất thời gian vừa mất thẩm mỹ.

Kích thước lỗ khoét thường có sẵn trên bao bì sản phẩm, trên sản phẩm hoặc bạn có thể dùng thước để đo trước khi khoét lỗ.

2. Cách khoét lỗ trần thạch để lắp đèn led âm trần

Các đồ dùng cần chuẩn bị

  • Giàn giáo, thang đứng, dụng cụ cầm tay, dụng cụ vệ sinh như giẻ lau,…
  • Găng tay len hoặc vải để đảm bảo độ sạch sẽ của đèn và trần nhà sau khi hoàn thiện.
  • Dụng cụ đo đạc và khoét lỗ đèn trần thạch cao.
  • Ngoài ra, thợ thi công phải mang theo khăn lau sạch, nếu trần hoặc đèn bị bám bẩn có thể lau ngay, tránh để vết bẩn lâu ngày gây hoen ố mất thẩm mỹ sản phẩm.

Cách khoét lỗ đèn trần thạch cao

Bước 1: Đo đạc và tính toán vị trí lắp đặt đèn

  • Đo đạc kích thước trần thực tế, bố trí đèn ở khoảng cách hợp lý và có thẩm mỹ cao.
  • Tính toán xác định vị trí khung xương trần thạch cao để tránh việc phải cắt khung xương trần hoặc phải thay đổi vị trí lắp đặt đèn nhiều lần.
  • Xác định các điểm sẽ tiến hành bố trí lắp đặt đèn sao cho hợp lý.

Bước 2: Tiến hành khoét lỗ lắp đặt đèn trần thạch cao

  • Xác định vị trí và đánh dấu tâm lỗ khoét.
  • Khi đã xác định được thông số lỗ khoét của loại đèn mà bạn muốn lắp đặt thì tiến hành khoét lỗ trên trần thạch cao sao cho vừa với phần âm trần của đèn hoặc có thể rộng hơn một chút để dễ lắp đèn hơn. Ví dụ đèn âm trần công suất 7W sẽ cần một lỗ khoét rộng 90mm.

Cách khoét lỗ đèn trần thạch cao hiệu quả nhất là sử dụng mũi khoét có bộ điều chỉnh đường kính lỗ khoét phù hợp với nhiều loại đèn trần thạch cao. Dùng mũi khoét sẽ tạo ra lỗ lắp đèn led âm trần vừa với đường kính đèn mà vẫn đảm bảo độ thẩm mỹ của trần nhà và giúp việc thực hiện được dễ dàng, thuận tiện hơn.

3. Một số lưu ý khi khoét lỗ đèn trần thạch cao

  • Việc tính toán, đo đạc vị trí lắp đặt và đường kính lỗ khoét phải chuẩn xác, tránh tình trạng đục đi đục lại hoặc khoét lỗ sai đường kính so với thông số yêu cầu của đèn và gây mất thẩm mỹ cho không gian lắp đặt.
  • Cách khoét lỗ và lắp đặt đèn trần thạch cao cần đáp ứng được các yếu tố an toàn. Việc khoét lỗ vào khung xương của trần rất nguy hiểm bởi nó sẽ làm ảnh hưởng đến độ vững chắc của trần thạch cao. Có rất nhiều trường hợp trần thạch cao bị sập mà nguyên nhân xuất phát từ sự thiếu kinh nghiệm hay do sự chủ quan của người thiết kế và thi công.
  • Cần tính toán số lượng đèn âm trần phù hợp với không gian giúp mang lại hiệu ứng ánh sáng và độ thẩm mỹ cao. Không sử dụng đèn trần thạch cao vượt quá công suất.
  • Kiểu dáng, màu sắc của đèn, màu ánh sáng cũng liên quan đến độ thẩm mỹ của không gian sử dụng. Ánh sáng đèn sẽ kết hợp với đồ nội thất để tạo nên không gian sang trọng và tinh tế.
  • Khi khoét lỗ và lắp đặt đèn led ốp trần thạch cao, bạn cần tránh vị trí có thiết bị khác tỏa nhiệt để tránh ảnh hưởng đến tuổi thọ của đèn. Ngoài ra cần xem xét vị trí của đèn trong tương ứng với các thiết bị khác như quạt trần, đèn chùm trang trí… để đảm bảo khoảng cách an toàn giữa chúng.

4. Lắp đặt đèn led âm trần

  • Sau đã thực hiện xong khoét lỗ trần thạch cao, bạn thực hiện đấu nối bộ phận Driver của đèn với hệ thống điện đã được đi dây chờ sẵn trên trần thạch cao. chúng ta ngắt nguồn điện và sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như kìm, dao, băng dính, … để đấu nối driver của đèn với hệ thống điện.
  • Tiếp theo lắp bộ phận Driver với thân đèn, sau đó đưa diver của đèn led âm trần vào lỗ khoét. Bóp phần tai đèn để đưa đèn vào sâu trong lỗ khoét, rồi nhả tay ra.
  • Sau khi đã lắp đặt xong phần driver của thân đèn, bạn tiến hành chỉnh lại đèn sao cho vị trí chính giữa lỗ khoét, đảm bảo được tính thẩm mỹ. Sau đó Bật công tắc kiểm tra xem đèn có sáng không, độ sáng thế nào, căn chỉnh hướng chiếu sáng đối với các đèn led âm trần chiếu rọi.

Tham khảo: Hướng dẫn lắp đặt đèn led âm trần

Trên đây mình đã chia sẻ với các bạn cách khoét lỗ đèn trần thạch cao sao cho an toàn và đúng cách cũng như cách lắp đặt đèn led âm trần. Nếu bạn có những góp ý gì hãy bình luận xuống phía dưới bài viết này nhé!

Video liên quan

Chủ Đề