Cách dán lại màn hình điện thoại

Khi thực hiện thay màn hình điện thoại cảm ứng, keo dán màn hình điện thoạimiếng dán màn hình là 2 vật liệu vô cùng quan trọng. Chúng không những giữ cố định chiếc màn hình điện thoại của bạn mà còn bảo vệ dế yêu của mình khỏi những tác động của môi trường bên ngoài. Vậy vấn đề đặt ra là, keo dán màn hình điện thoại loại nào là loại tốt nhất? Có nên sử dụng miếng dán màn hình hay không? và giá 2 vật liệu này là bao nhiêu? Trong bài viết này, Minh Lộc Mobile sẽ chia sẽ tới các bạn những kinh nghiệm lựa chọn những loại vật liệu chính hãng, giá tốt và cách dán màn hình chuẩn và đẹp năm 2021. 

1. Keo dán màn hình điện thoại là gì?

Keo dán màn hình điện thoại là một loại kẹo đặc biệt và chuyên dụng được sử dụng thông dụng trong việc dán màn hình thiết bị di động với viền vỏ máy

Khi bạn thực hiện thay màn hình cảm ứng thì keo dán màn hình là một vật liệu không thể thiếu trong quá trình thực hiện. chúng có khả năng dính vô cùng cao và nhanh khô nên khi bạn thực hiện thay màn hình phải thật sự tỉnh táo, tỉ mỉ và chính xác tránh trường hợp keo dán sẽ dính tới những bộ phận khác trên thiết bị điện tử

2. Một số lưu ý về keo dán màn hình? 

2.1 Nên lựa chọn mua những loại keo dán màn hình điện thoại CHẤT LƯỢNG

Nếu sử dụng một lớp keo dán không chất lượng thì sẽ không đảm bảo được đố dính, độ khô giữa màn hình cảm ứng và vỏ thiết bị khi bạn thực hiện tháo màn hình điện thoại nhằm mục đích sửa chữa, khắc phục một số lỗi bên trong và sau đó ráp lại.

Chiếc màn hình dế yêu của bạn có thể rời ra và rơi tự do trong không trung bất cứ lúc nào! 

Trong một số trường hợp không may mắn, chiếc màn hình cảm ứng của bạn có thể rơi và va đập gây ra tình trạng vỡ, nứt màn hình. Lúc này bạn phải chi ra chi phí sửa chữa màn hình vô cùng đắt.

=> Chính vì vậy, lựa chọn keo dán chất lượng phù hợp với từng loại điện thoại là việc ưu tiên hàng đầu.

2.2 Thực hiện dứt khoát khi dán màn hình cảm ứng với vỏ điện thoại di động

Cấu tạo và tính năng của keo dán màn hình cảm ứng điện thoại rất đặc biệt, với đặc tính dễ dính và nhanh khô phù hợp để dán màn hình và viền của chiếc điện thoại. Cũng chính nhờ đặc điểm này mà khi sử dụng keo dán màn hình điện thoại bạn cần chú ý thao tác nhanh, chính xác và dứt khoát để tránh dính keo sang những bộ phận khác của điện thoại gây khô cứng, ảnh hưởng tới hoạt động của thiết bị.

3. Câu hỏi thường gặp

3.1 Keo dán màn hình điện thoại có những loại nào?

  • Băng keo dán màn hình điện thoại hai mặt siêu mỏng: Đây là loại băng keo chuyên dụng để dán màn hình cảm ứng điện thoại hoặc iPad. Loại băng keo này có lớp dính mỏng nên khi dán vào viền màn hình cảm ứng sẽ không làm cho màn hình bị nhô cao hơn so với khung ron.
  • Keo dán màn hình điện thoại dạng gel: Loại keo chuyên dụng này thích hợp sử dụng để dán ron, viền và màn hình cảm ứng. Loại keo này có đặc tính kết dính tốt và khô nhanh. Những chai keo dán màn hình điện thoại thường có thiết kế đầu chai nhỏ nên phù hợp áp dụng ở những vị trí góc khó dán trên viền mặt kính, ví dụ như 4 góc gấp khúc.
  • Keo nước [keo UV] dán kính cường lực điện thoại: Đây là loại keo chuyên dùng để dán kính cường lực cho màn hình điện thoại. Khi sử dụng loại keo này, cần chiếu tia UV bằng đèn UV thì keo mới khô.

3.2 Keo dán màn hình điện thoại có những thương hiệu nào?

Hiện trên thị trường có nhiều sản phẩm keo dán màn hình điện thoại với đa dạng nhãn hiệu và có xuất xứ từ nhiều nước như Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan… Trong đó, có thể kể đến các thương hiệu uy tín sản xuất các nhãn hiệu keo dán màn hình điện thoại được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn như là: 3M, Katex, Zhan LiDa, Mechanic,…

3.3 Keo dán màn hình điện thoại mua ở đâu?

Keo dán màn hình điện thoại có thể tìm mua tại các cửa hàng chuyên sửa chữa điện thoại, các chợ chuyên bán hoá chất, các cửa hàng chuyên bán các loại keo dán… Ngoài ra, hiện cũng có nhiều người bán online các sản phẩm keo dán màn hình điện thoại với đa dạng thương hiệu trên các trang web bán hàng trực tuyến uy tín như: MuaBanNhanh, MuaSamNhanh, Lazada, Shopee, Tiki… Bạn có thể tìm kiếm sản phẩm mình cần với thông tin giá cả chi tiết được người bán niêm yết cụ thể trên các website thương mại điện tử này và đặt mua online nhanh dễ dàng.

3.4 Keo dán màn hình điện thoại giá bao nhiêu?

Tuỳ theo nhãn hiệu, dung tích mà keo dán màn hình điện thoại sẽ có đa dạng giá bán khác nhau trên thị trường, mức giá phổ biến là khoảng tầm vài chục ngàn cho một tuýp/lọ keo. Bạn có thể tham khảo một số thông tin giá bán keo dán màn hình điện thoại sau đây:

  • Keo dán màn hình điện thoại T-8000: 70.000 VNĐ/tuýp 50ml
  • Keo dán màn hình điện thoại đa năng B6000: 24.000 VNĐ
  • Keo dán màn hình, mặt kính điện thoại B-7000: 30.000 VNĐ – 60.000 VNĐ
  • Keo dán màn hình điện thoại E7000: 20.000 VNĐ
  • Keo chuyên dụng dán màn hình điện thoại T-7000: 23.000 VNĐ
  • Keo dán điện thoại Johor UV: 24.000 VNĐ
  • Keo dán màn hình và nắp lưng điện thoại E8000: 15.000 VNĐ/tuýp 15ml
  • Keo dán điện thoại T9000 – Mechanic: 40.000 VNĐ/tuýp 50ml
  • Keo nước UV Mechanic: 110.000 VNĐ

3.5 Tiêu chí chọn mua keo dán màn hình điện thoại chất lượng, phù hợp 

Với nhu cầu sử dụng điện thoại smartphone, iPad gần như rộng rãi trong mọi đối tượng hiện nay, nhu cầu sửa chữa các hỏng hóc của các thiết bị này thật sự phổ biến và nhu cầu dán màn hình điện thoại khi có sự cố cũng rất nhiều. Vậy loại keo dán màn hình điện thoại nào tốt? Một số lưu ý để bạn tham khảo khi cần tìm mua loại sản phẩm này nhé:

  • Cần lựa loại keo dán phù hợp với dòng điện thoại mà bạn đang sử dụng
  • Tìm hiểu kỹ thông tin về các loại keo dán màn hình điện thoại hiện nay. Thông thường, sản phẩm tốt và được nhiều người dùng quan tâm sẽ lan truyền trên mạng xã hội và thường nhận được nhiều phản hồi tích cực.
  • Tìm mua keo dán ở những nơi bán hàng uy tín
  • Hạn chế mua sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ

4. Hướng dẫn cách dán màn hình điện thoại bền đẹp

4.1 Gỡ và vệ sinh lớp keo cũ trên màn hình điện thoại:

Hơ nóng viền xung quanh của mặt kính điện thoại để gỡ và vệ sinh sạch sẽ lớp keo cũ trên màn hình điện thoại, Ipad

4.2 Chít keo

Lấy một lượng keo nhỏ vừa đủ để dán khít 4 góc màn hình cảm ứng, không nên cho quá nhiều keo. Không chít keo vào nút Home để không làm cứng phím Home. Nên dán lần lượt 2 góc một và nhấn giữ trong khoảng 10 giây để keo khô, sau đó tiếp tục hoàn thiện 2 góc còn lại.

4.3 Hoàn thiện sản phẩm

Lau sạch vết keo thừa. Sau khi dán keo nên để cố định điện thoại, Ipad khoảng 24h để keo bám chắc

Bảo Trân Ngày 03/06/2022

Anh em đã biết cách dán màn hình điện thoại không bị bong bóng hay chưa? Nếu bạn có ý định tự dán màn hình cho “dế yêu”, hãy bỏ túi ngay những lưu ý dưới đây nhé! Việc dán màn hình sẽ “suôn sẻ” hơn rất nhiều đấy.

Màn hình là bộ phận rất quan trọng của mọi chiếc smartphone. Do đó, người dùng luôn muốn bảo vệ bộ phận này bằng cách sử dụng miếng dán màn hình. Thông thường, có nhiều người thường giao cho kỹ thuật viên tại các cửa hàng bán điện thoại hoặc trung tâm sửa chữa để thực hiện. Nhưng cũng có những bạn thích tự tay dán màn hình cho “dế yêu” của mình. Thế nhưng, trong quá trình dán, bạn cũng nên lưu ý đến một vài vấn đề. Trong đó, cách dán màn hình điện thoại không bị bong bóng cũng được nhiều bạn quan tâm.

Chia sẻ cách dán màn hình điện thoại không bị bong bóng

Hướng dẫn cách dán màn hình điện thoại không bị bong bóng cực đơn giản

Dán miếng dán cường lực bị bọt khí là tình trạng rất nhiều người dùng hay gặp phải khi tự tay thực hiện công việc này. Bụi bẩn thường là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Có thể bạn đã chọn nơi không được sạch sẽ, để quạt mạnh nên khi dán mới để bụi bẩn lọt vào. Vậy, dán cường lực bị bong bóng có sao không? Không chỉ làm cho dế yêu của bạn bị mất thẩm mỹ khi màn hình cứ bị “lởm chởm”. Mà khi người dùng để lâu dài, có thể ảnh hưởng đến chất lượng của màn hình. Vì thế, khi dán màn hình bị bọt khí, bạn hãy xử lý theo những phương pháp được mình chia sẻ dưới đây nhé!

Cách xử lý khi dán cường lực bị bọt khí siêu dễ

2 trường hợp bị bọt khí chủ yếu là:

Bọt khí, bong bóng bị nổi ở giữa màn hình > Anh em cần dán lại miếng dán màn hình một cách chuẩn hơn.

Bọt khí, bong bóng ở viền miếng dán > Anh em chỉ cần dùng dầu ăn để khắc phục tình trạng này.

Tùy theo từng trường hợp cụ thể, bạn hãy áp dụng các biện pháp sau:

Đối với trường hợp bọt khí, bong bóng ở viền miếng dán màn hình

Tình trạng này rất dễ khắc phục, người dùng chỉ cần sử dụng dầu ô liu hoặc dâu ăn là có thể loại bỏ bọt khí, bong bóng trong một nốt nhạc. Cách dán màn hình điện thoại không bị bong bóng trong trường hợp này chính là:

Bạn hãy sử dụng tăm bông và thấm một xíu dầu [vừa đủ dùng thôi anh em nha]. Sau đó, hãy nhẹ nhàng lau tại các cạnh bị nổi bọt khí, bong bóng. Bọt khí sẽ được đẩy ra ngoài khi dầu thấm vào miếng dán. Người dùng có thể mở “xíu xiu” để dầu được thấm vào bên dưới miếng dán dễ hơn.

Tiếp đến, người dùng cần chắc chắn rằng miếng dán màn hình đã được dán chặt lên màn hình của “dế yêu”. Hãy dùng các loại thẻ cứng để miết lại và dùng khăn mềm để lau khô dầu còn dính trên miếng dán là được.

Xử lý khi dán màn hình bị bọt khí

Đối với trường hợp bọt khí, bong bóng ở giữa màn hình

Với tình trạng này, biện pháp tốt nhất dành cho anh em là dán lại miếng dán màn hình lần nữa. Lần này, bạn cần thực hiện chuẩn xác để đảm bảo rằng tình trạng bọt khí, bong bóng không tiếp tục xảy ra. Lưu ý, nên chọn vị trí thoáng, sạch sẽ và không để quạt thổi mạnh dễ làm bụi bẩn bám vào trong quá trình dán.

Hãy sử dụng lưỡi dao cạo và cẩn thận, nhẹ nhàng tách miếng dán ra khỏi màn hình. Lưu ý, nên thao tác chuẩn và khéo léo, tránh làm trầy xước bề mặt của màn hình máy. Nếu không, “dế yêu” của bạn sẽ gặp phải những “tổn thương” ngoài ý muốn.

Sau đó, anh em hãy tắt nguồn máy để có thể dễ dàng thấy được hạt bụi trên màn hình. Tiếp đến, người dùng cần sử dụng khăn mềm để lau sạch bề mặt màn hình. Hãy dùng miếng lau màn hình chuyên dụng để làm sạch hiệu quả. [Thường được gửi kèm theo khi bạn mua miếng dán màn hình].

Anh em hãy sử dụng băng dính để loại bỏ các sơ vải, hạt bụi còn sót lại khi bạn lau chùi màn hình xong [nếu có]. Đây cũng là bước để cách dán màn hình điện thoại không bị bong bóng thêm hiệu quả.

Tiến đến, bạn hãy gỡ lớp bảo vệ trên miếng dán nếu có và tiến hành dán lại lên màn hình thiết bị. Cầm miếng dán cẩn thận để không bị bám vân tay. Đồng thời, người dùng cần căn chỉnh chuẩn xác, đặt từ từ cho miếng dán khớp với màn hình. Miết nhẹ để miếng dán màn hình dính vào màn hình của điện thoại.

Sau cùng, anh em hãy dùng thẻ cứng như thẻ ngân hàng hoặc dùng tay, khăn mềm vuốt phẳng màn hình. Đây là quá trình đẩy bọt khí, bong bóng ra lại bên ngoài. Như vậy là hoàn tất quá trình dán miếng dán màn hình “dế yêu”.

Dán màn hình chuẩn không bị bọt khí

Xem thêm:

Hy vọng với cách dán màn hình điện thoại không bị bong bóng trên. Anh em sẽ không gặp phải tình trạng bọt khí, bong bóng khi thực hiện nữa nhé! Chúc bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề