Cách chữa đau đầu ở trẻ em tại nhà

Đau đầu ở trẻ hiện đang có xu hướng gia tăng [Ảnh minh họa: fickr.com]

Đau đầu ở trẻ hiện đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên.

Những cơn đau đầu có thể thoáng qua hoặc lặp đi lặp lại, có thể là đơn thuần nhưng có nhiều trường hợp biểu hiện của một căn bệnh nguy hiểm.

Không ít phụ huynh phải đưa con đi khám với các bác sĩ Thần kinh nhi vì trẻ bị đau đàu nghiêm trọng.

Cẩn thận với hiện tượng đau đầu ở trẻ em

Bệnh đau đầu ở trẻ đang có xu hướng ngày một gia tăng, đặc biệt là trẻ đang ở độ tuổi vị thành niên.

Trẻ bị đau đầu là tình trạng không hiếm gặp nhưng nhiều bé còn rất nhỏ, chưa biết cách thể hiện hoặc mô tả triệu chứng đau đầu cho cha mẹ biết. 

Cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan khi trẻ kêu đau đầu mà cần hết sức quan tâm và lưu ý đến các triệu chứng đi kèm. Cha mẹ nên hỏi con hoặc kiểm tra bé để biết:

  • Đau ở vùng nào, đau khi nào, đau bao nhiêu lâu? 
  • Có đau họng, đau răng, đau tai hay không?
  • Có chảy máu cam, chảy máu chân răng hay không?
  • Có biểu hiện thay đổi trên da như xuất huyết, sung huyết, nổi mẩn đỏ không?
  • Khi đi học con có thấy nhức mỏi mắt, mờ mắt, khó nhìn bảng không?
  • Đo nhiệt độ cho con để biết bé có bị sốt hay không?

Nếu trẻ bị đau đầu kèm nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác chưa rõ nguyên nhân, cha mẹ nên đưa con đi khám ngay tại các bệnh viện, phòng khám uy tín.

Để thuận tiện và an toàn hơn trong thời điểm dịch bệnh Covid-19, cha mẹ nên cho con khám với các bác sĩ Thần kinh nhi từ xa trước để các bác sĩ có thể chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị đau đầu cho trẻ tại nhà.

Nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu ở trẻ em, trong đó có:

  • Do viêm đường hô hấp, đặc biệt là viêm đường hô hấp trên: viêm mũi, viêm họng, hầu, thanh quản, xoang, viêm tai giữa,…
  • Do bệnh ở thần kinh trung ương như: viêm não, u não, não úng thủy, tăng áp lực sọ não.
  • Do bệnh ở răng: sâu răng, viêm quanh răng, áp-xe chân răng,...
  • Do một số bệnh ở mắt như: cận thị, loạn thị, viễn thị chưa dùng kính hỗ trợ hoặc dùng kính không phù hợp với mắt, viêm nhiễm ở mắt, viêm kết mạc, viêm tuyến lệ cấp,...
  • Do căng thẳng: áp lực học tập, áp lực điểm số, lo lắng thái quá, bất hòa trong cuộc sống gia đình,..
  • Do rối loạn vận mạch [hội chứng Migraine] như: ảnh hưởng đến trẻ do các bệnh hen suyễn, dị ứng, béo phì và trầm cảm.
  • Do dị dạng mạch máu [động mạch, tĩnh mạch]
  • Đối với một số trẻ lớn có thể đau đầu do sử dụng cà phê thường xuyên hoặc giai đoạn đầu của cai nghiện cà phê
Có nhiều nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ em - Ảnh: Pixabay 

Biểu hiện đau đầu ở trẻ em

Ở trẻ có 2 loại đau đầu điển hình nhất là: đau đầu cấp tính và đau đầu tái diễn [tái phát].

Đau đầu cấp tính ở trẻ nhỏ thường xuất phát từ các bệnh mang tính chất cấp tính như: viêm họng cấp, viêm amidan cấp, viêm tai cấp, viêm xoang cấp hoặc một số bệnh như sốt xuất huyết, viêm não, màng não.

Biểu hiện hay gặp nhất là sốt và đau đầu [sốt có thể chỉ sốt nhẹ nhưng đôi khi sốt cao hoặc rất cao]. Tùy từng trường hợp một số triệu chứng có thể đi kèm như: buồn nôn, nôn vọt, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, bị mờ mắt hoặc liệt,...

Đau đầu tái diễn lặp đi lặp lại nhiều lần, điển hình nhất là đau nửa đầu. Đau nửa đầu có thể hai bên hoặc chỉ một bên ở trán, 2 thái dương [hoặc chỉ một bên thái dương].

Triệu chứng đau đầu tái diễn ở trẻ em điển hình là hội chứng Migraine. Hội chứng đau nửa đầu Migraine ở trẻ có các biểu hiện như:

  • Trẻ bị đau nửa đầu từng cơn, đau nhiều lần dữ dội hoặc đau âm ỉ, kéo dài suốt ngày đêm
  • Nôn, buồn nôn
  • Sợ tiếng ồn, tiếng hò reo
  • Sợ ánh sáng
  • Đau bụng

Đau nửa đầu có thể gặp ở cả trẻ sơ sinh. Tuy nhiên trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để cho cha mẹ biết nên thường có biểu hiện quấy khóc khi bị đau nửa đầu.

Xem thêm video:

  • Những điều cần biết về đau đầu ở trẻ - Vì sức khỏe người Việt
  • Thời lượng: 6 phút 13 giây

Nếu tình trạng đau đầu ở trẻ không thường xuyên và có thể tự biến mất thì cha mẹ không cần lo lắng quá nhiều. Cha mẹ cần theo dõi các biểu hiện đau đầu ở trẻ để biết khi nào cần đưa con đi khám.

Nếu cơn đau đầu xuất hiện liên tục, tần suất cao khiến trẻ không thể ngủ ngon, ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập của trẻ thì trẻ cần phải được khám với bác sĩ chuyên khoa Nhi hoặc chuyên khoa Thần kinh nhi để biết được nguyên nhân và cách điều trị.

Xét nghiệm và chẩn đoán đau đầu ở trẻ em

Xét nghiệm máu, quét hình ảnh và đánh giá khác đôi khi cần thiết để xác định chẩn đoán hoặc loại trừ các bệnh khác có thể gây ra đau đầu. Các xét nghiệm này có thể bao gồm:

  • Chụp cắt lớp vi tính [CT]
  • Chụp cộng hưởng từ [MRI]
  • Chọc dò tủy sống thắt lưng
  • Tâm lý đánh giá

Cách chữa đau đầu ở trẻ em

Quá trình điều trị đau đầu ở trẻ em còn phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và tần số đau đầu và nguyên nhân gây đau đầu.

  • Nếu trẻ đau đầu do căng thẳng, stress, mắc chứng đau căng đầu thì cần được nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý
  • Sử dụng thuốc điều trị đau đầu ở trẻ em
  • Trẻ gặp các vấn đề về tâm thần kinh, trẻ bị trầm cảm, rối loạn lo âu có thể áp dụng các liệu pháp các bài tập thở, yoga, thiền, phục hồi sinh học hoặc liệu pháp nhận thức - hành vi,...

Lưu ý:

Vì trẻ em khác với người lớn nên việc dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Trong quá trình dùng thuốc gặp khó khăn hay sự cố nào cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa.

Cha mẹ không tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị đau đầu cho trẻ vì có thể dẫn đến những tác dụng phụ của thuốc.

Thông thường các bác sĩ sẽ kết hợp điều trị với thuốc kết hợp với liệu pháp hành vi [thư giãn, giảm căng thẳng].

Yoga giúp trẻ giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi và chữa đau đầu - Ảnh: Pixabay

Phòng bệnh đau đầu ở trẻ em

Các bậc phụ huynh có thể tự phòng ngừa triệu chứng đau đầu cho con em mình bằng cách:

  • Khuyến khích trẻ tập luyện và nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để tránh căng thẳng, mệt mỏi
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, uống nhiều nước, tránh đồ chứa caffein
  • Tránh tạo áp lực khiến trẻ căng thẳng, lo âu, stress
  • Hướng dẫn con tập luyện các bài tập giúp thư giãn, thở sâu, giảm căng thẳng
  • Cho con nghe băng đĩa, CD nhẹ nhàng, thư thái hoặc đọc truyện cho bé nghe
  • Xoa bóp vai và phần sau cổ cho trẻ, chườm đá vào các vị trí đau

Khám và điều trị ở đâu tốt

Khi trẻ sốt, quấy khóc, kêu đau đầu thường xuyên, liên tục trong thời gian dài không rõ nguyên nhân, các bậc phụ huynh hãy nhanh chóng đưa con em mình đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa nhi để khám và điều trị.

Nhiều cha mẹ còn chủ quan, vì bận rộn nên chưa sắp xếp thời gian đi đưa con đi khám ngay khiến bệnh tình của trẻ thêm nghiêm trọng.

Ngoài ra, khi giai đoạn dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp, nhiều phụ huynh e ngại khi đưa con đi khám tại các bệnh viện đông đúc vì có nguy cơ lây nhiễm cao.

Trong các trường hợp đó, cha mẹ có thể lựa chọn cho con thăm khám với bác sĩ Nhi từ xa. Bác sĩ sẽ chẩn đoán, tư vấn phương pháp điều trị và phòng ngừa đau đầu ở trẻ thông qua Video, cha mẹ không cần đưa bé đến trực tiếp các bệnh viện, phòng khám nếu không cần thiết.

Xem thêm bài viết:

Trên đây là những thông tin BookingCare chia sẻ về bệnh đau đầu ở trẻ em. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho các bậc phụ huynh, cha mẹ.

Đau đầu ở trẻ em có thể gây mờ mắt và cơn đau nhói, tình trạng này có thể kéo dài vài phút cho đến vài ngày. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đau đầu là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng. Việc phát hiện đau đầu và cách chữa đau đầu ở trẻ em đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Trẻ em có triệu chứng bị nhức đầu giống người lớn, nhưng các triệu chứng của trẻ có thể khác nhau. Ví dụ, cơn đau đầu ở trẻ em có thể kéo dài dưới bốn giờ, trong khi ở người lớn, chứng đau nửa đầu kéo dài ít nhất bốn giờ.

1.1. Đau nửa đầu

Chứng đau nửa đầu có thể gây ra các triệu chứng như sau:

  • Đau nhói, đau như đập đầu dữ dội hoặc theo từng cơn
  • Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi trẻ gắng sức, cảm xúc khó chịu có khi khóc vì quá đau
  • Buồn nôn ít
  • Đau bụng
  • Nhạy cảm cao với ánh sáng và âm thanh tiếng động mạnh

Ngay cả trẻ sơ sinh cũng có thể bị đau nửa đầu. Tuy nhiên, trẻ còn quá nhỏ để có thể cho cha mẹ biết rằng trẻ đang bị đau.

1.2. Nhức đầu kiểu căng thẳng

Nhức đầu kiểu căng thẳng có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Cảm giác thắt chặt cơ bắp của đầu hoặc cổ
  • Đau nhẹ đến trung bình, không đau ở hai bên đầu
  • Cơn đau không trở nên tồi tệ hơn bởi hoạt động thể chất

Nhức đầu kiểu căng thẳng không kèm theo buồn nôn hoặc nôn như trường hợp đau nửa đầu thường xảy ra.

Ở trẻ nhỏ, trẻ có thể ít chơi và và muốn ngủ nhiều hơn. Nhức đầu kiểu căng thẳng có thể kéo dài từ 30 phút đến vài ngày.

1.3. Nhức đầu chùm

Nhức đầu chùm thường không phổ biến ở trẻ em dưới 10 tuổi. Các triệu chứng là:

  • Nhức đầu từ một ngày đến tám ngày
  • Gây đau nhói, cảm giác như đâm vào một bên đầu, thường kéo dài dưới ba giờ
  • Đi kèm với nước mắt, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hoặc bồn chồn hoặc kích động
  • Nhức đầu kinh niên hàng ngày

Các bác sĩ sử dụng cụm từ "nhức đầu kinh niên hàng ngày" [CDH] cho chứng đau nửa đầu và nhức đầu do căng thẳng xảy ra hơn 15 ngày một tháng. CDH có thể gây ra bởi nhiễm trùng, chấn thương đầu nhỏ hoặc trẻ dùng thuốc giảm đau - ngay cả thuốc giảm đau không cần kê toa - quá thường xuyên.

Trẻ em có triệu chứng bị nhức đầu giống người lớn, nhưng các triệu chứng của trẻ có thể khác nhau

Các phương pháp điều trị đau đầu cho trẻ em như: nghỉ ngơi đầy đủ, uống thuốc, thay đổi thói quen sống và sử dụng các liệu pháp.

  • Nếu đau đầu cho trẻ em do căng thẳng hoặc bị chứng đau căng đầu, hãy cho bé nghỉ ngơi.
  • Thuốc giảm đau ibuprofen hoặc acetaminophen thường được dùng để dùng để điều trị đau đầu cho trẻ em. Tuy nhiên, bạn không nên cho bé dùng aspirin. Cách tốt nhất là bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng thuốc.
  • Để điều trị chứng đau nửa đầu, bác sĩ kê cho bé uống Antofan, một loại thuốc an toàn và hiệu quả cho các bé. Loại thuốc này sẽ giúp giảm đau, kiểm soát các triệu chứng nôn, buồn nôn.
  • Lưu ý, không được cho trẻ dưới 16 tuổi sử dụng aspirin do có thể gây hội chứng Reye nguy hiểm. Không cho trẻ uống quá nhiều thuốc giảm đau bởi khi thuốc hết tác dụng, trẻ sẽ cảm thấy cơn đau dữ dội hơn và có thể dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc giảm đau

Nếu bé gặp các vấn đề về tâm lý như trầm cảm hoặc lo lắng thì bạn nên sử dụng các liệu pháp để điều trị.

  • Các liệu pháp như yoga, các bài tập thở và thiền cũng giúp giảm bớt căng thẳng. Liệu pháp nhận thức – hành vi thường được sử dụng để điều trị chứng trầm cảm.
  • Phục hồi sinh học là một liệu pháp giúp cải thiện tình trạng đau đầu ở trẻ em bằng cách kiểm soát các hoạt động của cơ thể xảy ra một cách vô thức như nhịp tim, huyết áp... Nhờ việc kiểm soát các phản ứng cơ bản trong cơ thể, phương pháp này sẽ giúp kiểm soát và xác định chính xác các yếu tố gây đau, do đó nâng cao được hiệu quả điều trị và phòng ngừa cơn đau.
  • Châm cứu và xoa bóp cũng giúp giảm chứng đau căng đầu.

Các chất như magiê, riboflavin và Coenzyme Q-10 cũng làm giảm thời gian cơn đau kéo dài.

Các bài tập yoga có thể giảm bớt căng thẳng ở trẻ, giảm thiểu tình trạng đau đầu do căng thẳng

  • Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc để giảm căng thẳng, mệt mỏi. Cho trẻ uống nhiều nước hoặc các đồ uống không chứa caffein để tránh bị mất nước. Để trẻ nằm nghỉ ngơi thư giãn trong phòng tối, mát mẻ.
  • Hãy làm tất cả những việc có thể để làm giảm tình trạng stress cho trẻ khi trẻ bị đau đầu do căng thẳng hay do cơn migraine. Hướng trẻ tuân theo một lịch trình ăn và ngủ đều đặn có thể giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Đối với cơn đau đầu ở trẻ em do căng thẳng, bạn có thể hướng dẫn trẻ những kỹ thuật thư giãn như các bài tập thở sâu. Ngoài ra, trẻ có thể nghe băng, đĩa CD [các loại nhạc nhẹ nhàng, âm thanh tiếng suối chảy v.v...] hoặc bạn có thể đọc truyện cho trẻ nghe.
  • Thử xoa bóp vai và phần sau cổ cho trẻ, chườm đá vào những vị trí đau có thể giúp giảm cơn đau đầu ở trẻ em.
  • Nếu cơn đau đầu ở trẻ em khiến trẻ bị suy nhược cơ thể và không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy sớm đưa trẻ đi khám bác sỹ để có phương pháp điều trị kịp thời.

Nếu thỉnh thoảng xuất hiện tình trạng đau đầu ở trẻ em và những thời điểm khác trẻ vẫn bình thường thì bạn cũng không cần thiết phải lo lắng nhiều. Tuy nhiên, với các dấu hiệu như trên, khi cơn đau đầu ở trẻ em xuất hiện vào buổi sáng sớm và khiến trẻ không thể ngủ ngon, hoặc cơn đau tăng dần và diễn ra thường xuyên hơn thì đây có thể là dấu hiệu báo trước một căn bệnh nguy hiểm nào đó.

Hãy đưa trẻ đi khám bác sỹ nếu bạn thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng kể trên, hoặc trẻ bị thay đổi thị lực, yếu cơ hay co giật. Ngoài ra, cũng cần đưa trẻ đi khám ngay nếu trẻ bị đau đầu dữ dội hoặc cơn đau đầu khiến trẻ không thể tham gia các hoạt động hàng ngày.

Hãy đưa trẻ đi khám bác sỹ nếu bạn thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng kể trên, hoặc trẻ bị thay đổi thị lực

Khi xuất hiện triệu chứng đau đầu ở trẻ mà không rõ nguyên nhân, bố mẹ có thể đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh hoặc trung ương [trường hợp bệnh chuyển nặng].

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được đầu tư về máy móc, trang thiết bị phục vụ việc thăm khám. Bệnh viện có đầy đủ máy móc như: Chụp cộng hưởng từ MRI 3.0 Tesla, PET-CT scan, chụp cắt lớp vi tính CT scan, chẩn đoán mô bệnh học, xét nghiệm gen - tế bào...

Khoa được đầu tư bài bản với hệ thống phòng khám, phòng nội trú đạt tiêu chuẩn và có riêng khu vực vui chơi cho các bé. Không gian của khoa được trang trí rực rỡ, đầy màu sắc, tạo tâm lý vui vẻ cho các bé khi đến đây khám bệnh, giúp trẻ hết sợ hãi và làm quen với môi trường của bệnh viện.

Nếu có nhu cầu khám bệnh tại Hệ thống Y tế Vimec trên toàn quốc, Khách hàng vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề