Cách chào hỏi khách hàng qua tin nhắn

Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, việc trao đổi mua bán không chỉ dừng lại ở việc mặt đối mặt. Bạn hoàn toàn có thể bán hàng thậm chí chỉ qua một dòng tin nhắn, một cú điện thoại hay một bài post trên Facebook, Instagram… Nhưng thực sự thì bán hàng theo cách nào cũng cần phải có kỹ năng giao tiếp cần thiết. Hôm nay mình sẽ chia sẻ một vài tips nho nhỏ để giúp các bạn chinh phục khách hàng qua dòng tin nhắn! Vậy nhắn tin với khách hàng như thế nào?

Đặt tên hiển thị, hình đại diện thích hợp

Trong ngữ cảnh thông thường, bạn có thể đặt tên tùy ý, tuy nhiên trong môi trường kinh doanh đòi hỏi sự chuyên nghiệp. Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng, bạn phải chọn những tên hiển thị một cách tiêu chuẩn trong lúc giao tiếp với khách hàng tốt quan trọng là hãy sử dụng tên thật của mình. Với avatar [ảnh đại diện] cũng không ngoại lệ, hãy chọn một bức ảnh rõ nhất và phải thật nghiêm túc để hiển thị lên cửa sổ chat với khách hàng.

Giới thiệu về bản thân

Phản hồi yêu cầu tương tác từ một khách hàng tiềm năng với một câu ngắn gọn. Giới thiệu tên cũng là một cách rất hay để bắt đầu cuộc nói chuyện. Điều này cũng khá giống với quy chuẩn khi mà bạn thực hiện cuộc nói chuyện qua điện thoại:
“Xin chào, Mình là Trang từ bộ phận tư vấn của Subiz”, không phải chỉ là “Chào bạn”.

Xác định rõ mục đích cuộc nói chuyện

Chinh phục khách hàng qua dòng tin nhắn!

Gửi tin nhắn quá dài sẽ khiến cho khách hàng bị khó chịu, gây mất thiện cảm.
Hãy nhớ rằng, bạn không bao giờ nhận biết điều gì đang xuất hiện ở phía đầu bên kia của cuộc chat. Khả năng tiếp nhận, tình trạng hiện tại, sự chú ý… trong mọi trường hợp, phải cố gắng gửi những thông điệp thật ngắn gọn và súc tích.

Đừng “To tiếng”

Sẽ rất thô lỗ nếu như bạn gửi cho khách hàng những câu chữ viết in hoa. Theo quy tắc thường thì chữ in hoa thể hiện sự bực tức, la hét, to tiếng. Nếu bạn là một người đánh máy chậm, hãy viết toàn bộ bằng chữ thường nhé.

Học thói quen mong đợi góp ý

Chinh phục khách hàng qua dòng tin nhắn!

“Bắn” tin nhắn liên tục đôi khi sẽ giúp bạn gây được ấn tượng với người khác. Nhưng nếu cứ gửi liên tục mà không để ý người nhận có thời gian giải đáp hay không, nó chả khác gì một màn thẩm vấn. Hãy đặt ra một câu hỏi, sau đấy cho người nhận thời gian để suy nghĩ và viết ra góp ý của họ. Khách hàng có khả năng không phải là người gõ máy thành thục như bạn hoặc họ đang bận rộn. Hầu hết các  ứng dụng chat vào thời điểm hiện tại đều có dòng tình trạng thông báo nếu như có người đang gõ chat, tuy vậy để thể hiện phép lịch sự, bạn chỉ nên đặt ra từng câu hỏi và mong đợi phản hồi của họ.

Hạn chế dùng từ chuyên ngành, tiếng lóng hoặc từ viết tắt

Sử dụng những từ ngữ như thế này trong quá trình chat sẽ giúp bạn rút ngắn được thời gian phản hồi, nhưng nó lại thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp. Tệ hơn, nếu như người nhận không quen với ngôn ngữ này, họ sẽ thấy cực kỳ bối rối. Trừ khi mà bạn đã từng nói chuyện và hiểu về khách hàng đấy hay đã thấy họ dùng những từ ngữ như vậy trước đây, còn không bạn hãy hạn chế đưa chúng vào những câu mở đầu cuộc chat nhé. Khi nhắn tin với khách hàng nên ưu tiên dùng từ ngữ phổ thông bạn nhé!

Thận trọng với những ý tưởng hài hước

Tương tự như mail, hãy suy xét kĩ lưỡng nếu bạn có ý định dùng sự hài hước để khởi đầu tương tác chat trực tuyến. Theo thực tế, để bắt đầu cuộc trao đổi mang tính công việc, mọi người ít khi dùng những từ ngữ hài hước, trêu đùa. Trong trường hợp, khách hàng dùng trước, bạn vẫn nên cẩn thận, đừng để nó đi quá xa. Bạn không thể biết tính cách của khách hàng, đừng mạo hiểm với cơ hội kinh doanh của mình. Sự hài hước nếu không kịp thời đúng chỗ sẽ biến thành thô lỗ và phản tác dụng.

Không nên sử dụng biểu tượng cảm xúc [Emoticons]

Việc dùng những biểu tượng cảm xúc đã quá thân thuộc và trở nên thông dụng trong toàn bộ những tương tác chat hiện nay. Thế nhưng với chat trực tuyến, nơi bạn phải khởi đầu cuộc chat để bán hàng và gây ấn tượng để đáp ứng khách hàng dùng dịch vụ hoặc sản phẩm, việc đưa những biểu tượng vào vô tình lại trở thành sự thiếu nghiêm túc.

Vậy là mình đã giới thiệu cho bạn 1 vài tips nhỏ để nhắn tin với khách hàng chuyên nghiệp hơn và chốt đơn đỉnh hơn rồi đó!

Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!

Xem thêm: Các kỹ thuật SEO mới nhất hiện nay

Xem thêm: Chatbot là gì? Chăm sóc khách hàng với Chatbot

Xem thêm:Xử lý cuộc gọi điện thoại với khách hàng chuyên nghiệp

Mai Hương – Tổng hợp và chỉnh sửa

Nguồn: subiz.com.vn

Ấn tượng đầu tiên thường là yếu tố quan trọng. Nó có thể quyết định khách hàng muốn tiếp tục gắn bó với cửa hàng của bạn nữa hay không. Vì vậy mà cách chào đón khách hàng khi họ vào cửa hàng của bạn, cần phải tạo được ấn tượng tốt. Trong bài viết này, SUNO sẽ gợi ý những cách chào hỏi khách hàng gây ấn tượng để áp dụng trong cửa hàng của bạn.

Cách chào đón khách hàng của bạn có thể quyết định khách hàng muốn tiếp tục gắn bó với cửa hàng của bạn nữa hay không

1. Cách chào hỏi khách hàng gợi sự Quen Thuộc, Gần Gũi:

Để tạo được sự quen thuộc, gần gũi, nhân viên của bạn cần phải thiết lập mối quan hệ với khách hàng. Điều đó cũng chứng minh cho khách hàng thấy là bạn không chỉ bán hàng mà còn nhớ họ. Khi khách hàng quay lại từ lần thứ hai trở đi, hãy cho họ thấy rằng bạn đang làm quen với họ.

Bắt đầu bằng việc đơn giản là gọi tên khách hàng. Có thể kèm theo một vài lời khen tinh tế. Lưu ý là đừng khen “quá lố” vì khách hàng đôi khi sẽ cảm thấy khó chịu vì nghĩ rằng bạn đang “giả tạo”. Cách chào hỏi khách hàng này không chỉ gây ấn tượng mà nó còn giúp nuôi dưỡng mối quan hệ giữa bạn với họ.

Ví dụ: “Chào chị T, thật vui khi lại thấy chị ghé cửa hàng”, “Hôm nay chị định mua sản phẩm nào ạ?”, “Hình như chị dùng màu son mới ạ, màu này đang rất hot thì phải”,…

2. Cách chào hỏi khách hàng thể hiện sự Quan Tâm:

Khi chào hỏi, hãy nhìn trực diện vào mắt khách hàng. Nó thể hiện rằng bạn đang tập trung, chú ý và quan tâm đến họ. Đồng thời, bạn cần quan sát để nhận ra khách hàng có đang cần giúp đỡ không. Hay bạn có thể làm điều gì đó để khách hàng thấy thoải mái hơn. Bằng cách này, bạn không những khiến cho khách hàng làm quen được với không gian bên trong cửa hàng, tránh bỡ ngỡ. Đồng thời còn gây được ấn tượng sâu sắc với họ.

Ví dụ: “Xin chào, cửa hàng SUNO rất vui được tiếp đón anh/chị”, “Không biết anh/chị đang cần tìm mua sản phẩm nào, để em hướng dẫn lối đi đến quầy hàng cho mình ạ?”, “Anh/chị cần cất đồ thì có thể quẹo tay trái, phía bên đó có khu tủ giữ đồ, chìa khóa do mình tự bảo quản ạ”,…

3. Cách chào hỏi khách hàng bằng Hành Động Cụ Thể:

Cách chào hỏi khách hàng bằng hành động được đánh giá là một trong những cách chiếm cảm tình của khách hàng cao nhất. Thay vì chỉ đứng yên một chỗ và lặp đi lặp lại lời chào cứng nhắc. Hãy thử thay đổi nhân viên của bạn bằng cách khuyến khích họ chủ động hơn với khách hàng. Quan sát và xem thử bạn có thể làm được gì cho khách hàng ngay khi họ vừa bước vào cửa hàng.

Ví dụ: Khi có khách hàng bước vào, bạn có thể hỏi xem họ có cần một cái giỏ hay xe đẩy đựng đồ không? Nếu có, hãy đem đến cho họ. Hoặc bạn thấy khách hàng đang cầm trên tay ly đồ uống đang uống dở. Hãy thử hỏi họ có muốn bạn cầm giúp để mua sắm cho thoải mái hơn không? Còn nếu họ không dùng nữa thì bạn có thể giúp bỏ vào sọt rác

4. Cách chào hỏi khách hàng sử dụng Điểm Chung:

Muốn chào hỏi khách hàng bằng điểm chung thì nhân viên của bạn phải quan sát. Sau đó thiết lập sự tương đồng với khách hàng thông qua một cái gì đó để kết nối. Một điểm chung nào đó giữa khách hàng và nhân viên của bạn đều có thể biến thành đề tài trò chuyện. Thậm chí có thể chia sẻ thêm các thông tin giá trị, hữu ích liên quan đến điểm chung đó. Nhằm tạo sự tin tưởng và đồng cảm giữa khách hàng với nhân viên của bạn hơn

Ví dụ: “Chào chị T, Wow, hình như chị đang dùng đôi giày X [ khăn quàng cổ, áo khoác, son môi, kiểu tóc,…] mẫu này nằm trong bộ sưu tập mới của hãng. Em cũng rất thích mẫu mới này ạ!”

5. Cách chào hỏi khách hàng mang tính Định Hướng:

Định hướng về cơ bản là chào đón và xác định nhu cầu của khách hàng. Những loại tương tác này hướng khách hàng đến những gì họ cần. Đồng thời cũng giúp họ cảm thấy thoải mái khi mua sắm.

Đôi khi, khách hàng sẽ cho bạn biết chính xác những gì họ đang tìm kiếm. Trong trường hợp đó, việc định hướng sẽ đơn giản hơn. Nhân viên chào đón chỉ việc hướng dẫn những khách hàng đó một cách cụ thể. Cũng có thể cung cấp thêm thông tin hữu ích mà họ có thể không nghĩ đến.

Ví dụ: Mỗi lần khách hàng vào cửa hàng, ngoài chào hỏi thì nên hỏi về loại sản phẩm mà họ đang tìm kiếm. Sau đó, cung cấp thông tin cho họ về các chương trình liên quan đến sản phẩm đó. Rồi hướng dẫn họ cách đi đến quầy hàng. Thậm chí, bạn có thể liên lạc gọi cho nhân viên nào đang phụ trách quầy hàng đó ra đón khách vào,…

Có rất nhiều cách chào đón khách hàng một cách tuyệt vời khi họ đến cửa hàng của bạn. Hãy tận dụng tốt cơ hội này để biến họ thành khách hàng thân thiết. Điều này đồng nghĩa với việc tăng doanh thu cho cửa hàng của bạn đấy!

Video liên quan

Chủ Đề