Các phương pháp điều trị mụn trứng cá

Mụn trứng cá là vấn đề rất nhiều bạn đang gặp phải, chúng khiến bệnh nhân cảm thấy tự ti với vẻ bề ngoài của mình. Để điều trị, cải thiện tình trạng này, mọi người nên hiểu rõ về bệnh mụn trứng cá và cách chữa trị phù hợp với từng người.

1. Tìm hiểu chung về bệnh mụn trứng cá

Chắc hẳn mọi người không quá xa lạ đối với tình trạng mụn trứng cá, hay còn gọi là mụn. Đối tượng thường bị mụn chính là các bạn trẻ trong độ tuổi dậy thì, lúc này tuyến bã nhờn hoạt động khá mạnh khiến bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn trứng cá. Căn bệnh da liễu này khá phổ biến, chúng là nguyên nhân khiến bệnh nhân tự ti về ngoại hình của mình.

Bệnh mụn trứng cá khiến mọi người mất tự tin về vẻ bề ngoài

Đặc biệt, bệnh mụn trứng cá có thể xuất hiện ở rất nhiều vị trí trên cơ thể, trong đó thường gặp nhất là vùng da mặt, lưng, vai hoặc ngực. Tùy từng triệu chứng, chúng ta có thể xếp bệnh ở mức độ nhẹ, trung bình hoặc nghiêm trọng.

Tuy không đe dọa xấu đến sức khỏe nhưng chúng ta vẫn nên chủ động tìm hiểu về bệnh da liễu này và điều trị bằng phương pháp phù hợp. Nhờ vậy, bạn sẽ sở hữu làn da mịn màng hơn, lấy lại sự tự tin với vẻ bề ngoài.

2. Các loại mụn trứng cá thường gặp

Khi tìm hiểu về căn bệnh da liễu kể trên, chúng ta không thể bỏ qua việc nghiên cứu các dạng mụn trứng cá thường gặp. Trên thực tế, mỗi loại mụn khác nhau sẽ được điều trị theo phương pháp, liệu trình phù hợp để đem lại hiệu quả rõ rệt nhất. Một số dạng mụn trứng cá hay gặp nhất đó là mụn đầu đen, đầu trắng, mụn mủ, mụn bọc hoặc sưng viêm,…

Mụn đầu đen thường xuất hiện ở cánh mũi, cằm

Cụ thể, mụn đầu đen và đầu trắng là hai dạng thường gặp nhất và ít nghiêm trọng nhất. Thông thường, chúng hay xuất hiện ở cánh mũi, cằm, trán và không gây sưng tấy, đau đớn cho bệnh nhân.

Ngược lại, các dạng mụn mủ, mụn viêm hoặc mụn bọc khá nghiêm trọng, nốt mụn lớn, sưng tấy và tạo cảm giác khó chịu cho người bị bệnh mụn trứng cá. Đối với những dạng kể trên, bạn không nên chạm tay vào hoặc nặn quá sớm, đó là nguyên nhân khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Mụn mủ, mụn bọc rất dễ bị viêm nhiễm, để lại vết thâm trên bề mặt da.

3. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành mụn trứng cá

Khá nhiều bạn lo lắng không biết mụn trứng cá xuất hiện do nguyên nhân gì, yếu tố nào làm gia tăng nguy cơ hình thành mụn? Nắm được điều này, chúng ta có thể chủ động phòng tránh, hạn chế sự phát triển của mụn trứng cá.

Đa phần mọi người bị mụn trứng cá là do tình trạng rối loạn nội tiết tố gây nên, hiện tượng này thường xuyên xảy ra trong giai đoạn tuổi dậy thì. Nếu bệnh mụn trứng cá diễn ra trong một thời gian dài với mức độ nghiêm trọng, bạn nên chủ động đi kiểm tra sức khỏe và điều trị kịp thời.

Những thói quen không lành mạnh cũng được cho là yếu tố khiến mụn trứng cá hình thành. Người không vệ sinh làn da sạch sẽ, thường xuyên chạm tay bẩn vào các vùng da nhạy cảm có thể khiến bụi bẩn tích tụ và gây bít tắc lỗ chân lông, viêm da,… Chính vì thế mọi người nên xây dựng, duy trì thói quen chăm sóc da kĩ càng.

Rất nhiều trường hợp bị mụn trứng cá vì cơ thể không hợp với một số thành phần của thuốc. Những thành phần trong thuốc có thể gây nổi mụn đó là: corticosteroid hoặc androgen. Đặt biệt, androgen là thành phần thường xuất hiện trong thuốc tránh thai. Các chị em phụ nữ trước khi sử dụng nên lưu ý, tránh nguy cơ nổi mụn trứng cá nghiêm trọng.

Bạn không nên tự ý nặn mụn trứng cá tại nhà

Trên thực tế, chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng phần nào tới việc hình thành mụn. Nếu thường xuyên ăn uống đồ ăn cay nóng hoặc đồ nhiều dầu mỡ, chúng ta rất dễ bị nóng trong và nổi mụn.

4. Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế mụn trứng cá hiệu quả

Để điều trị bệnh mụn trứng cá hiệu quả nhất, bệnh nhân nên kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh. Không thể phủ nhận rằng việc điều chỉnh nếp sống ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của cả quá trình điều trị mụn.

Đầu tiên, bạn hãy chủ động xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ưu tiên các loại thực phẩm như trái cây, rau xanh, đồng thời hạn chế ăn đồ chiên rán, cay nóng hoặc nước có gas,… Bên cạnh đó, mọi người đừng quên bổ sung đủ nước cho cơ thể, thúc đẩy quá trình bài tiết chất nhờn dưới da.

Tâm lý cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của quá trình trị mụn, nếu bạn luôn giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái, sinh hoạt điều độ thì tình trạng mụn sẽ được cải thiện rõ rệt.

Bác sĩ da liễu khuyên mọi người nên rửa mặt nhẹ nhàng 2 lần mỗi ngày

Đặc biệt, bước làm sạch da khá quan trọng đối với người đang trị bệnh mụn trứng cá. Bác sĩ da liễu khuyến khích bệnh nhân nên tẩy trang, rửa mặt bằng các sản phẩm dịu nhẹ và thao tác không quá 2 lần/ngày. Chúng ta cũng không nên tự ý nặn mụn hoặc sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Những thói quen này có thể khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ, nghiêm trọng hơn rất nhiều.

5. Địa chỉ điều trị mụn trứng cá hiệu quả

Một trong những địa chỉ điều trị mụn khá uy tín, hiệu quả đó là bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với hơn 25 năm hoạt động cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, dịch vụ khám chữa bệnh da liễu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn được đánh giá cao.

Hiện nay, chúng tôi đang tập trung phát triển chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng và trang bị thêm thiết bị máy móc phục vụ khám chữa bệnh. Chúng tôi rất tự hào sở hữu một trung tâm xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012. Ngoài ra, bệnh viện đang triển khai chương trình bảo lãnh viện phí cho bệnh nhân, dịch vụ khám theo BHYT tại BVĐK, PKĐK MEDLATEC cơ sở Tây Hồ.

Để được tư vấn kỹ hơn về dịch vụ khám da liễu, bạn có thể liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có kinh nghiệm điều trị các vấn đề da liễu

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp mọi người có cái nhìn tổng quan về bệnh mụn trứng cá. Chúng ta không nên chủ quan khi phát hiện mình đang bị mụn trứng cá. Việc điều trị sẽ giúp bạn lấy lại sự tự tin, sở hữu làn da mịn màng, đẹp thu hút.

Isotretinoin uống là phương pháp điều trị tốt nhất cho các bệnh nhân bị mụn trứng cá ở mức độ trung bình mà kháng kháng sinh và đối với những người bị mụn trứng cá nặng. Liều dùng isotretinoin thường là 1 mg/kg/ngày trong 16 đến 20 tuần, nhưng liều có thể tăng lên 2 mg/kg/ngày. Nếu tác dụng phụ ở mức không dung nạp, có thể giảm liều xuống còn 0,5 mg/kg một lần/ngày. Sau khi điều trị, mụn có thể tiếp tục cải thiện.

Isotretinoin gần như luôn có hiệu quả, nhưng sử dụng hạn chế bởi các tác dụng phụ bao gồm khô kết mạc mắt và niêm mạc của bộ phận sinh dục, môi bị nứt, đau khớp, trầm cảm, tăng lipid máu và nguy cơ dị tật bẩm sinh nếu điều trị xảy ra trong thai kỳ. Bôi các chất có petrolatum thường làm giảm bớt khô da và niêm mạc. Đau khớp [phần lớn là khớp lớn hoặc lưng dưới] xảy ra ở khoảng 15% bệnh nhân. Nguy cơ trầm cảm và tự tử rất hiếm gặp nhưng ngày càng được công bố nhiều hơn. Nguy cơ mắc bệnh viêm ruột [hay bệnh Crohn và viêm đại tràng loét] hiện chưa rõ.

Trước khi điều trị cần làm các xét nghiệm như công thức máu, chức năng gan, và mức glucose, triglyceride và cholesterol lúc đói. Các xét nghiệm cần được đánh giá lại sau 4 tuần điều trị, trừ khi các triệu chứng bất thường được ghi nhận, không cần phải lặp lại cho đến khi kết thúc điều trị. Hiếm khi dừng thuốc do triglycerides tăng quá cao. Chức năng gan ít khi bị ảnh hưởng. Do isotretinoin gây quái thai, phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ được thông báo rằng họ phải sử dụng 2 phương pháp ngừa thai trong vòng 1 tháng trước khi điều trị, trong khi điều trị và trong ít nhất 1 tháng sau khi ngừng điều trị. Xét nghiệm thử thai nên được thực hiện trước khi bắt đầu điều trị và hàng tháng cho đến 1 tháng sau khi ngừng điều trị.

Ngoài việc dùng thuốc, bạn có thể tìm hiểu về những cách điều trị mụn trứng cá sau:

Chế độ ăn uống

Các chuyên gia đã phát hiện ra rằng những người có chế độ ăn uống cung cấp nhiều vitamin A, vitamin E và kẽm có ít nguy cơ bị mụn trứng cá nặng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy chế độ dinh dưỡng ít ngọt, hạn chế đường cũng có thể bảo vệ da khỏi mụn trứng cá.

Điều trị mụn trứng cá với tinh dầu tràm trà

Kết quả của một nghiên cứu trên 60 bệnh nhân được công bố trên Tạp chí Da liễu, Thần kinh và Bệnh học Ấn Độ cho thấy rằng dầu tràm trà với nồng độ 5% có thể giúp điều trị mụn trứng cá từ nhẹ đến trung bình.

Trà – cách trị mụn trứng cá

Có một số bằng chứng cho thấy polyphenol từ trà, bao gồm cả trà xanh, có thể có lợi trong việc giảm tiết bã nhờn và điều trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, các hợp chất trong trường hợp này được chiết xuất từ ​​trà, thay vì sử dụng trà trực tiếp.

Kem dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm có thể giúp làm dịu và mềm da, đặc biệt là ở những người đang sử dụng Isotretinoin để điều trị mụn trứng cá. Kem dưỡng ẩm có chứa ít nhất 10% lô hội hoặc nước cây phỉ vừa có tác dụng làm dịu da, vừa có thể chống viêm hiệu quả

Nên làm gì để ngăn ngừa mụn trứng cá?

Bên cạnh việc điều trị mụn trứng cá, bạn nên chú ý đế những thói quen sau để chăm sóc da nhanh sạch mụn và ngừa mụn quay trở lại:

  • Rửa mặt không quá 2 lần mỗi ngày bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ dành riêng cho mụn trứng cá.
  • Không chà xát da vì điều này có thể gây nhiễm trùng sâu hơn, khiến da sưng và đỏ.
  • Không tự nặn mụn để tránh hình thành sẹo.
  • Tránh chạm tay lên da.
  • Giữ điện thoại cách da khoảng nhỏ khi nói chuyện để tránh bụi bẩn từ màn hình bám vào da.
  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi thoa mỹ phẩm hoặc trang điểm trên da.
  • Làm sạch kính đeo thường xuyên để tránh tích tụ bụi bẩn.
  • Nếu mụn ở lưng, vai hoặc ngực, hãy thử mặc quần áo rộng để da được thông thoáng.
  • Chọn sản phẩm trang điểm cho da nhạy cảm và tránh các sản phẩm gốc dầu.
  • Luôn tẩy trang trước khi ngủ.
  • Giữ tóc sạch để tránh dầu nhờn trên tóc dính vào da.
  • Tránh tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời vì điều này có thể khiến da sản xuất nhiều bã nhờn hơn. Một số loại thuốc trị mụn có thể khiến da nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với ánh nắng.

Với những thông tin trên đây về mụn trứng cá, hy vọng bạn sẽ nhanh chóng tìm lại làn da mịn màng và sự tự tin cho mình nhé!

Video liên quan

Chủ Đề