Thực trạng phương pháp học tập của sinh viên

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ Xà HỘI-----------------------***-----------------------PHẠM THỊ HẰNGTHỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬPCỦA SINH VIÊN HIỆN NAY[Nghiên cứu trường hợp sinh viên ngành Xã hội học tạiHọc viện Nông nghiệp Việt Nam]KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPHÀ NỘI – 2015iHỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ Xà HỘI-----------------------***-----------------------KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPNGÀNH Xà HỘI HỌCTHỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬPCỦA SINH VIÊN HIỆN NAY[Nghiên cứu trường hợp sinh viên ngành Xã hội họctại Học viện Nông nghiệp Việt Nam]Tên sinh viên:Phạm Thị HằngMã sinh viên:566630Ngành đào tạo:Xã hội họcLớp:K56XHHANiên khóa:2011 - 2015Giáo viên hướng dẫn:Thạc sĩ Vũ Văn TuấnHÀ NỘI - 2015LỜI CAM ĐOANiiTôi xin cam đoan khóa luận này được thực hiện một cách nghiêm túc,trung thực bằng nỗ lực nghiên cứu của chính tác giả, không gian lận, không saochép từ các tài liệu khác.Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của toàn bộ nội dung khóaluận tốt nghiệp.NGƯỜI CAM ĐOANPhạm Thị HằngiiiLỜI CẢM ƠNĐể hoàn thành bài khóa luận này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơnthầy cô trong Khoa Lý luận chính trị và xã hội – trường Học viện Nông nghiệpViệt Nam, đặc biệt là thầy cô trong bộ môn Xã hội học đã tận tình dạy bảo, giúpđỡ và định hướng cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến giảng viên Vũ VănTuấn đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Khoa Lý luận chính trị và xãhội – Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã cung cấp những số liệu cầnthiết và giúp đỡ tôi rất tận tình trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu tạiđịa bàn. Xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể sinh viên trong địa bàn nghiên cứu đãnhiệt tình cung cấp thông tin đầy đủ để tôi hoàn thành báo cáo này.Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúpđỡ tôi hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu đề tài của mình.Tôi xin chân thành cảm ơn!Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2015.Sinh viênPhạm Thị HằngivTÓM TẮT KHÓA LUẬNĐối với con người, học tập là một trong những hình thức hoạt độngchính, không thể thiếu nhằm tiếp thu, lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội lịchsử của xã hội loài người đã được tích lũy qua nhiều thế hệ. Đối với sinh viên ởtrường đại học, học tập là một dạng hoạt động cơ bản mà thông qua đó ngườisinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề, có khảnăng phát hiện và giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngànhđào tạo.Để tài “Thực trạng hoạt động học tập của sinh viên hiện nay” [Nghiêncứu trường hợp sinh viên ngành Xã hội học tại Học viện Nông nghiệp ViệtNam] được thực hiện trên đối tượng sinh viên đại học hệ chính quy đang theohọc tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Các kết quả thu được từ việc điều tratheo phương pháp thu thập thông tin như phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu, điềutra bảng hỏi, kết hợp với phương pháp xử lý và phân tích thông tin đã cho thấyđa số sinh viên có nhận thức đúng về giá trị của việc học tập đối với bản thân,nhưng cũng còn một bộ phận nhỏ sinh viên chưa thực sự nhận thức rõ ràng,đúng đắn về giá trị của việc học tập. Bên cạnh đó, đa số sinh viên đều có thái độhài lòng với quá trình học tập ở mức khá cao, các em đều cảm thấy thú vị vàháo hức chờ đón kiến thức mới, kiên định trong học tập, sẵn sàng nỗ lực hết sứcmình trong học tập. Tuy nhiên vẫn còn một số ít sinh viên có thái độ không hàilòng với quá trình học tập của bản thân.Về mặt hành vi thì phần lớn sinh viên cóý thức vươn lên trong học tập, những nhiệm vụ chủ yếu trong học tập được đasố sinh viên thực hiện nghiêm túc và còn một bộ phận sinh viên chưa cố gắngtrong học tập.vMỤC LỤCviDANH MỤC BẢNGBảng 4.1: Động cơ học tập chính của sinh viên ngành Xã hội họcBảng 4.2: Mối liên hệ giữa động cơ học tập của sinh viên các khóa ngànhXã hội họcBảng 4.3: Mục đích học tập chính của sinh viên Ngành Xã hội họcBảng 4.4: Mức độ thực hiện các phương pháp tự học của sinh viên ngành Xãhội họcBảng 4.5: Mức độ thực hiện các hành vi học tập của sinh viênngành Xã hội họcBảng 4.6: Nhóm các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động học tập của sinh viênngành Xã hội họcBảng 4.7: Kết quả điểm học tập của sinh viên ngành Xã hội họcBảng 4.8: Kết quả điểm rèn luyện của sinh viên ngành Xã hội họcviiDANH MỤC BIỂU ĐỒBiểu đồ 4.1: Mức độ xác định mục đích học tập của sinh viên ngànhXã hội họcBiểu đồ 4.2: Mức độ xác định mục đích học tập của các khóa sinh viên ngànhXã hội họcBiểu đồ 4.3: Thái độ học tập của sinh viên ngành Xã hội họcBiểu đồ 4.4: Thái độ học tập của sinh viên các khóa ngành Xã hội họcBiểu đồ 4.5: Thời gian tự học của sinh viên ngành Xã hội họcBiểu đồ 4.6: Thời gian tự học của sinh viên các khóa ngành Xã hội họcBiểu đồ 4.7: Địa điểm tự học của sinh viên ngành Xã hội họcBiểu đồ 4.8: Mức độ hiểu và nắm kiến thức của sinh viên ngành Xã hội học vớihoạt động học tập trên lớpBiểu đồ 4.9: Mức độ quan trọng của phương pháp học tập đối với sinh viênngành Xã hội họcBiểu đồ 4.10: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan tới hoạt động họctập của sinh viên ngành Xã hội họcBiểu đồ 4.11: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan tới hoạt động học tậpcủa sinh viên ngành Xã hội họcviiiDANH MỤC HỘPHộp 4.1: Nguyên nhân chưa xác định mục đích học tập của sinh viên ngành Xãhội họcHộp 4.2: Mục đích học tập của sinh viên khóa 59 ngành Xã hội họcHộp 4.3: Những băn khoăn của sinh viên ngànhXã hội học trong quá trình học tậpHộp 4.4: Sự khác biệt giữa việc sử dụng các địa điểm tự học của sinh viênngành Xã hội họcHộp 4.5: Lý do thực hiện các phương pháp tự học của sinh viên ngànhXã hội họcHộp 4.6: Mục đích thực hiện hành vi học tập 1 của sinh viênngành Xã hội họcHộp 4.7: Nguyên nhân sinh viên không hiểu và nắm vững kiến thức trên lớphọcixPHẦN 1: GIỚI THIỆU1.1. Đặt vấn đềĐất nước đang trong quá trình đổi mới, thực hiện quá trình côngnghiệp hóa - hiện đại hóa, mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực và trênthế giới. Để quá trình này diễn ra thành công đòi hỏi có sự đóng góp của tất cảcác tầng lớp nhân dân, trong đó có thế hệ trẻ Việt Nam đóng vai trò tiên phong,sinh viên là lớp người trẻ và là lực lượng đi đầu trong quá trình công nghiệp hóa– hiện đại hóa đất nước. Vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên, sinh viên đãđược khẳng định trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước. Văn kiện Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục,bồi dưỡng đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống,văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sứcsáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổquốc”.Để sinh viên có thể đóng góp được nhiều nhất sức lực và trí tuệ vào quátrình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước trong thời kì mới thì trướchết sinh viên phải tự trang bị cho mình những tri thức, kĩ năng, thái độ phù hợpthông qua hoạt động học tập tại nhà trường. Học tập là hoạt động cơ bản màthông qua đó sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và kĩ năng thực hànhvề nghề, có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thông thường thuộcchuyên ngành đào tạo, để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo, có kĩnăng lao động nghề, nuôi sống bản thân, phục vụ xã hội trong tương lai, do đóhoạt động học tập có ý nghĩa rất lớn với mỗi sinh viên.Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam thành lập năm 1956 đến nayluôn phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu đa ngành với việc mởrộng thêm các chuyên ngành đào tạo góp phần phục vụ đắc lực cho công cuộcđổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam nói riêng và đổi mới đấtnước nói chung. Nhằm thực hiện phương hướng phát triển lâu dài của Nhà1trường là hướng tới đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, nên ngay từ đầu nhiệm kỳHiệu trưởng 2006 – 2011, Nhà trường đã xây dựng và đấu thầu dự án TRIG,tranh thủ nguồn vốn vay dài hạn của Ngân hàng Thế giới để mở các ngành đàotạo mới. Được sự đồng ý của Nhà trường, Khoa Mác – Lênin tham gia vào mộtphần dự án TRIG nhằm mở ngành đào tạo Xã hội học do khoa trực tiếp quản lý.Để hướng tới mở ngành học Xã hội học, theo đề nghị của Khoa, tháng 2 năm2008 Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Bộ môn Xã hội học thuộc Khoa Mác– Lênin. Bên cạnh đó, trong công tác đào tạo sinh viên đại học năm 2008, lãnhđạo Nhà trường quyết định chuyển từ chương trình đào tạo niên chế sangchương trình đào tạo tín chỉ. Theo quy định của trường, sinh viên từ khóa 52 trởvề trước vẫn học chương trình đào tạo niên chế. Chương trình đào tạo tín chỉđược thực hiện đối với sinh viên tuyển sinh trong năm 2008, tức là bắt đầu từkhóa 53. Tiếp theo, ngày 18 tháng 9 năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo raQuyết định số 52/2008/QĐ – BGDĐT về “Ban hành chương trình các môn họclý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối khôngchuyên ngành Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Dựa trên sự chỉ đạo củaBộ Giáo dục và Đào tạo và căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của Khoa Mác –Lênin trong trường, ngày 17 tháng 6 năm 2008, Hiệu trưởng Trường Đại họcNông nghiệp Hà Nội ra Quyết định số 762/QĐ – NNH đổi tên Khoa Mác –Lênin thành Khoa Lý luận chính trị và Xã hội và các Quyết định thành lập cácbộ môn giảng dạy các môn học lý luận chính trị trong nhà trường Theo hướngdẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đối với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội,các môn học lý luận theo chương trình mới được áp dụng bắt đầu cho nhữngsinh viên từ khóa 53 trở đi. Trong đợt tuyển sinh hệ đại học chính quy năm2009, Nhà trường đã thực hiện tuyển sinh ngành Xã hội học đầu tiên, kết quảnăm học 2009 – 2010, Khoa Lý luận chính trị và Xã hội đã mở được một lớphọc ngành Xã hội học nông thôn gồm 87 sinh viên vào học. Với mục tiêu đàotạo nguồn nhân lực có trình độ kĩ năng chuyên môn Xã hội học cao và có khả2năng ứng dụng tốt trong lí giải, phân tích và giải quyết các vấn đề xã hội, cóphẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng và đạo đức nghề nghiệp,có ý thức phục vụ Tổ quốc và nhân dân, có sức khoẻ và năng lực giao tiếp xãhội đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuynhiên, hoạt động học tập của sinh viên Xã hội học trong trường gặp phải một sốkhó khăn nhất định như ngành học còn rất xa lạ đối với sinh viên khi được đàotạo trong một trường không chuyên, cùng với đó việc chuyển đổi hình thức đàotạo từ niên chế sang hình thức tín chỉ trong những năm gần đây, đã và đang đặtra một thách thức rất lớn với sinh viên trong hoạt động học tập.Trước tình hình đó, sinh viên ngành Xã hội học tại Học viện Nôngnghiệp Việt Nam nhận thức về hoạt động học tập như thế nào ? Những hành vihọc tập được biểu hiện ra sao ? Kết quả học tập như thế nào ? Để trả lời nhữngcâu hỏi trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “thực trạng hoạt động học tập của sinhviên hiện nay” – nghiên cứu trường hợp sinh viên Xã hội học tại Học viện Nôngnghiệp Việt Nam làm vấn đề nghiên cứu.1.2. Mục tiêu nghiên cứu1.2.1. Mục tiêu chungMục tiêu của đề tài là tìm hiểu thực trạng hoạt động học tập của sinhviên ngành Xã hội học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam hiện nay.1.2.2. Mục tiêu cụ thểĐể đạt được mục tiêu chung, đề tài thực hiện các nội dung cụ thể như sau:- Tìm hiểu nhận thức về hoạt động học tập của sinh viên ngành Xã hộihọc tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.- Tìm hiểu hành vi học tập của sinh viên ngành Xã hội học tại Học việnNông nghiệp việt Nam.- Tìm hiểu kết quả học tập của sinh viên ngành Xã hội học tại Học việnNông nghiệp Việt Nam.1.3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu1.3.2. Khách thể nghiên cứuKhách thể nghiên cứu của đề tài là sinh viên ngành Xã hội học khóa 57,58, 59 đang học tập tại Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.1.3.3. Phạm vi nghiên cứu31.3.3.1. Phạm vi nội dungNghiên cứu này được thực hiện tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.Đối tượng khảo sát là sinh viên khóa 57, 58, 59 hệ chính quy đang theo họcngành Xã hội học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Thực tế nghiên cứu chothấy có rất nhiều vấn đề xoay quanh hoạt động học tập của sinh viên. Tuynhiên, với mục tiêu nghiên cứu đã xác định và với khả năng và điều kiện chophép, tôi chỉ tiến hành nghiên cứu vấn đề theo quá trình nhận thức, thái độ,hành vi và kết quả đạt được trong hoạt động học tập của sinh viên ngành Xã hộihọc, từ đó đưa ra một số khuyến nghị giúp thay đổi hoạt động học tập của sinhviên hiện nay theo hướng tích cực.1.3.3.2. Phạm vi không gianNghiên cứu này được thực hiện tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.Đối tượng khảo sát là sinh viên khóa 57, 58, 59 hệ chính quy đang theo họcngành Xã hội học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.1.3.3.3. Phạm vi thời gian- Số liệu thứ cấp: từ tháng 1/2015 đến tháng 2/2015- Số liệu sơ cấp: từ tháng 3/2015 đến tháng 5/2015- Thời gian thực hiện: từ tháng 1/2015 đến tháng 6/20154PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1. Các lý thuyết nền cho đề tài nghiên cứu1.3.1. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng mà nghiên cứu tiến hành đó là các yếu tố: động cơ học tập,mục đích học tập, thái độ học tập, hành vi học tập và kết quả học tập của sinhviên ngành Xã hội học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.2.1.1. Lý thuyết lựa chọn duy lý [lựa chọn hợp lý]Lý thuyết lựa chọn duy lý dựa vào tiền đề cho rằng, con người luônhành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồnlực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu.Thuật ngữ lựa chọn được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc tínhtoán, để quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số cácđiều kiện hay cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu trong điều kiện khanhiếm các nguồn lực. Thuyết lựa chọn duy lý còn đòi hỏi phải phân tích hànhđộng lựa chọn của cá nhân trong mối liên hệ với cả hệ thống xã hội của nó, baogồm các cá nhân khác với những nhu cầu và sự mong đợi của họ, các khả nănglựa chọn và sản phẩm đầu ra của từng lựa chọn cùng với các đặc điểm khác. Dotác động của nhiều yếu tố khác mà hành vi lựa chọn duy lý của cá nhân có thểtạo ra những sản phẩm phi lý không mong đợi của cả nhóm và tập thể. Vậndụng quan điểm này để giải thích rằng sinh viên giải quyết như thế nào khi hoạtđộng học tập không đạt được kết quả như mong muốn. Mục đích cuối cùng củaviệc giải quyết vấn đề tồn tại trong học tập là việc lựa chọn hành động hợp lýnhằm đạt được kết qủa học tập tốt. Trong quá trình học tập việc lơ là, chểnhmảng,… xảy ra ở một số sinh viên đôi lúc xảy ra nhiều hậu quả không nhưmong muốn. Chính vì vậy họ đã lựa chọn, họ đã suy nghĩ và hành động có chủđích, họ có sự cân nhắc, tính toán giữa cái được và cái mất để có thể giải quyếtvấn đề học tập của bản thân một cách tốt nhất.2.1.2. Lý thuyết tương tác biểu trưng của George Herbert Mead5Tương tác biểu trưng là quan điểm cho rằng các cá nhân trong quá trìnhtương tác qua lại với nhau không phản ứng đối với các hành động trực tiếp củangười khác mà đọc và lý giải chúng.Đóng góp của George Herbert Mead đối với lý thuyết xã hội học hiệnđại thể hiện ở việc ông xây dựng và phát triển những khái niệm như cái tôi,nhân cách, tương tác, biểu tượng để nghiên cứu đặc điểm và tính chất đặc thùcủa mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội để lý giải hành động xã hội của conngười. Về cái tôi [bản ngã], được xem như một quá trình xã hội, sự thông tingiữa con người. Bản ngã là khả năng tự đặt bản thân một cách vô thức vào địavị của những người khác và hành động như họ hành động. Tuy nhiên, người takhông thể tự kiểm nghiệm bản thân một cách trực tiếp. Họ chỉ có thể làm điềunày một cách gián tiếp bằng cách tự đặt mình vào vị trí của những người khácvà xem xét bản thân từ quan điểm đó.Ông cho rằng con người tương tác với nhau dựa trên các biểu tượng có ýnghĩa. Các biểu tượng này xuất hiện trong quá trình trao đổi của con người.Nghĩa là con người có thể tương tác với nhau không chỉ qua các điệu bộ mà cảqua các biểu tượng có ý nghĩa. Lúc đầu, con người chưa hiểu nhau sau đó mộtchuỗi các hành vi được thực hiện trong một thời gian dài và trở thành các biểutrưng có ý nghĩa từ đó trở thành công cụ giao tiếp của con người.Theo lý thuyết tương tác biểu trưng của George Herbert Mead chúng tacó thể thấy giữa các khóa sinh viên trong những những giai đoạn học tập khácnhau, sự khác nhau về trình độ học vấn, khả năng nhận thức, những khác biệt vềthái độ, hành vi… đã làm cho các các biểu trưng giữa các lớp sinh viên có thểkhác nhau. Thuyết này quan tâm đến cách con người tác động qua lại với nhau.Trong một mối quan hệ, không phải bao giờ mọi việc cũng được hiểu theo cáchgiống nhau, chúng ta cần phải làm rõ nó bằng cách giao tiếp. Ngoài ra, còn sửdụng các cử chỉ, hành vi, thái độ để biểu hiện ra bên ngoài.2.1.3. Lý thuyết hành động xã hội của Weber6Weber đã chỉ ra sự khác nhau giữa hành động xã hội khác và nhữnghành vi, hoạt động khác của con người. Nói tới hành động là nói tới việc chủ thểgắn cho hành vi của mình một ý nghĩa chủ quan nào đó. Hành động, kể cả hànhđộng thụ động và không hành động [ví dụ hành động im lặng, hành động chờđợi không làm gì cả], được gọi là hành động xã hội khi ý nghĩa chủ quan của nócó tính đến hành vi của người khác trong quá khứ, hiện tại hay trong tương lai,ý nghĩa chủ quan đó định hướng hành động.Không phải hành động nào cũng có tính xã hội hay đều là hành động xãhội. Ví dụ, hành động chỉ nhằm tới các sự vật mà không tính đến hành vi củangười khác thì không được coi là hành động xã hội. Như hoạt động học tập củasinh viên được thực hiện bởi các hành vi học tập mà hành vi này được các cánhân gán cho bởi các động cơ, mục đích học tập, từ đó các hành vi học tập mớiđược định hướng theo để thực hiện một cách tốt nhất mục tiêu. Cũng khôngphải tương tác nào của con người cũng là hành động xã hội. Ví dụ, việc haingười đi xe đạp vô tình va quệt vào nhau trên đường phố không phải là hành vixã hội.Hành động giống nhau của các cá nhân trong một đám đông cũng khôngđược coi là hành động xã hội. Ví dụ, trên đường phố đột nhiên trời mưa nhiềungười giương ô, mặc áo ni-lon che mưa, theo Weber, đó không phải là hànhđộng xã hội.Thậm chí hành động thuần túy bắt chước hay làm theo người khác cũngkhông phải là hành động xã hội. Hành động đó có thể coi là hành động cónguyên nhân từ phía người khác, nhưng không có ý nghĩa hướng tới người đó,do vậy không được coi là hành vi xã hội. Tuy nhiên. Cũng là hành vi bắt chướcngười khác, nhưng nếu việc bắt chước đó là do mốt và mẫu mực, nếu không bắtchước theo sẽ bị người khác chê cười thì hành động bắt chước đó trở thành hànhđộng xã hội. Ví dụ như hành vi nghe giảng và ghi chép bài trên lớp học, đó làmột dạng hành vi mẫu mực được các cá nhân bắt chước và làm theo, nó trởthành một hành động xã hội, không chỉ đơn thuần như vậy mà hành động này7còn được chủ thể gán chop một ý nghĩa là nhằm tiếp thgu tri thức từ người dạyđể có thể có kiến thức cho việc thi cử cũng như áp dụng vào cuộc sống sau này.Weber cho rằng việc phân loại hành động của con người có ý nghĩa rấtquan trọng đối với xã hội học bởi vì, mặc dù có nghiên cứu hành động người,khoa học xã hội chủ yếu quan tâm đến hành động xã hội. Có thể coi bảng phânloại hành động xã hội của Weber là một lý thuyết về hành động về hành độngxã hội bởi vì ông đã sử dụng cách phân loại này để lý giải sự biến đổi xã hội vàđịnh nghĩa về xã hội học. Thuyết hành động xã hội của Weber phân biệt rõ bốnloại hành động xã hội như sau: hành động duy lý – công cụ, hành động duy lýgiá trị, hành động cảm tính [xúc cảm], hành động theo truyền thống. Trong hoạtđộng học tập của sinh viên hiện nay thì bốn kiểu hành động này đều được vậndụng nhưng đa số kiểu hành động theo truyền thống được sử dụng nhiều hơnnhư hành động ngồi im nghe giảng, ghi chép bài một cách thụ động của đa sốsinh viên, đi học đúng giờ và tham gia các buổi học một cách đầy đủ.2.2. Các nghiên cứu liên quanHoạt động học tập từ lâu đã được các nhà khoa học quan tâm nghiêncứu, có thể nói đây không còn là vấn đề xa lạ. Tuy nhiên, đứng ở mỗi góc độ lạinghiên cứu hoạt động học tập ở những phương diện khác nhau, nghiên cứu ởnhững đối tượng, khách thể khác nhau.Nghiên cứu của Nguyễn Văn Lượt [2007] đã nghiên cứu về ý chí tronghoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học Trường Đại học Khoa học xãhội và nhân văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Nghiên cứu đã khảo sát 245 sinhviên về động cơ học tập, nhận thức về vai trò của ý chí trong hoạt động học tập,ý chí thể hiện trong các hành động học tập như: nghe giảng, xêmina, đọc tàiliệu, nghiên cứu khoa học, thực hành, thực tập, thực tế. Nghiên cứu đã kết luận,động cơ học tập của sinh viên khoa Tâm lý học chủ yếu tập trung vào việc tíchlũy tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để sau này có thể làm một nghề nghiệp cụ thể,không có động cơ chung chung, trừu tượng. Đồng thời có sự khác biệt trong8việc xác định động cơ học tập giữa sinh viên năm nhất và năm cuối. Có rấtnhiều yếu tố ảnh hưởng đến ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên. Trongđó, các yếu tố chủ quan, từ phía chủ thể sinh viên như: động cơ học tập, ý thứctrách nhiệm với gia đình, xã hội là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến nỗ lực ýchí trong hành động học tập của sinh viên so với các yếu tố khách quan: phươngthức kiểm tra đánh giá thi cử, các hoạt động hỗ trợ học tập của các tổ chứcchính trị - xã hội của sinh viên như Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên.Phan Hữu Tín, Nguyễn Thúy Quỳnh Loan [2011] đã nghiên cứu về cácyếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên Trường Đại học Đà Lạt.Nghiên cứu đã khảo sát 812 sinh viên từ năm 2 trở đi về 7 yếu tố tác động tớithái độ học tập của sinh viên gồm: Giảng viên; Phương pháp giảng dạy; Hệthống cơ sở vật chất; Giáo trình, nội dung môn học; Thực hành, thực tập thựctế; Động lực học tập; Điều kiện ăn ở, sinh hoạt. Kết quả nghiên cứu cả 7 yếu tốđều có ảnh hưởng tích cực tới thái độ học tập của sinh viên, trong đó yếu tốĐộng lực học tập và Giáo trình, nội dung môn học có tác động tích cực nhất.Nghiên cứu của Nguyễn Quý Thanh [2003] về tác động của hoạt độnggiao tiếp với các phương tiện truyền thông đại chúng đến hoạt động học tậpđược tiến hành tại 6 trường Đại học tại hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCMvới tổng số 334 sinh viên được lựa chọn khảo sát cân bằng giữa các năm học, ởmỗi trường. Qua nghiên cứu, các hành vi học tập được phát hiện gồm hai dạnghành vi trong giờ học trên lớp và hành vi ngoài giờ lên lớp. Hành vi học tậptrong giờ học trên lớp được chia thành dạng tích cực và tiêu cực. Nghiên cứu đãnêu một số kết luận như: giới tính có tác động đến hoạt động học tập, sinh viêncác năm trên thường tích cực phát biểu hơn, sinh viên phát biểu tích cực có kếtquả học tập cao hơn, sinh viên các trường kỹ thuật quay cóp nhiều hơn cáctrường khối xã hội, giới tính và năm học không có tác động đến việc mượn vàđọc tài liệu, việc học nhóm.Nguyễn Quý Thanh và các cộng sự [2008] đã nghiên cứu nhận thức, tháiđộ và thực hành của sinh viên với phương pháp học tích cực. Nghiên cứu đă9thực hiện một khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến được nghiên cứu chọn mẫutại 6 trường là Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Khoa học tựnhiên, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Y Hà Nội, Đạihọc Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân với số lượng mẫu là 300, và 4phỏng vấn sâu cá nhân, 1 quan sát trường hợp. Báo cáo cho thấy giá trị của mứcđộ nhận thức, mức độ thực hành và mức độ trạng thái xúc cảm học tập tích cựclần lượt là 95%, 62% và 55,5%. Các dạng hành vi học tập được xem xét nhưdạng hành vi học tập thụ động qua vấn đề tranh luận với giảng viên, dạng hànhvi phản học tập như sử dụng tài liệu khi chưa được phép và hành vi không tậptrung vào bài giảng, một dạng hành vi tích cực được bàn tới là dạng hành vi tìmkiếm tài liệu ở thư viện. Kết quả mô tả kèm theo các phân tích tương quan, phântích phương sai 1 nhân tố [Anova] đã cho thấy có sự khác biệt về giới, điểm họctập kỳ gần nhất, vị trí ngồi trong lớp, nơi cư trú tới các dạng hành vi học tập, tớinhận thức và trạng thái xúc cảm tích cực. Báo cáo còn khẳng định, trong quátrình học tập của sinh viên còn tồn tại những ngưỡng tình huống làm cho sinhviên trở nên ì, chưa vượt qua được để chuyển hóa nhận thức, xúc cảm học tậptích cực thành thực hành học tập tích cực.Bên cạnh đó hoạt động học tập của sinh viên trong các trường đại học,cao đẳng có các đề tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ như: “Thực trạng quảnlí hoạt động học tập của sinh viên trường đại học Yersin Đà Lạt” của NguyễnThanh Sơn [2010]. “Mức độ thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên hệcao đẳng trường Đại học Công nghiệp Hà Nội” của Đỗ Thị Thanh Mai [2009].“Khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trườngĐại học Sư phạm TPHCM” của Nguyễn Thị Thiên Kim [2007]. “Hứng thú họctập của sinh viên năm nhất trường Đại học Văn Hiến TPHCM” của Nguyễn ThịBích Thủy [2010]. Các nghiên cứu này hầu hết đều chỉ ra các phương pháp họctập của sinh viên theo hai hướng tích cực và tiêu cực, từ đó các tác giả đề cậptới giải pháp giúp sinh viên học tập hiệu quả hơn.10Các công trình nghiên cứu trên đây về hoạt động học tập của sinh viêncho thấy rằng hoạt động học tập của sinh viên đã có những cơ sở lí luận rấtvững chắc. Tuy nhiên, những công trình đi sâu nghiên cứu hoạt động học tậpcủa sinh viên hiện nay trong trường đại học còn ít và chưa có nhiều. Trong đó“thực trạng hoạt động học tập của sinh viên Xã hội học tại Học viện Nôngnghiệp Việt Nam” chưa có tác giả nào nghiên cứu, do đó đề tài này tập trungnghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động học tập của sinh viên ngành Xã hộihọc tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam thông qua việc mô tả theo quá trìnhnhận thức, thái độ, hành vi, kết quả, từ đó sẽ có cái nhìn sâu hơn về hoạt độnghọc tập của sinh viên hiện nay.112.3. Các khái niệm liên quan đến đề tài2.3.1. Khái niệm sinh viênTheo cách phổ biến hiện nay trong xã hội thì khái niệm “sinh viên”được Nhà nước thể chế hóa, pháp lý hóa thuật ngữ này bằng luật định. Trongluật Giáo dục [2005] đã thống nhất cách gọi với sinh viên như sau:Sinh viên là người đang học tại các trường cao đẳng, trường đại học.Như vậy, tất cả những người đang học ở bậc cao đẳng và đại học đềuđược gọi là sinh viên.Tuy nhiên, hiện nay các trường cao đẳng và đại học mở rộng cửa cho tấtcả những ai có nguyện vọng và điều kiện học tập, không phân biệt lứa tuổi, giớitính, giàu nghèo,… đều có thể tham gia quá trình học tập bằng nhiều con đườngvà hình thức khác nhau: tại chức, văn bằng 2,… Do đó với khái niệm sinh viênnhư trên thì ngoại diên của nó rất rộng. Đối với đề tài nghiên cứu này chỉnghiên cứu với đối tượng sinh viên hệ đại học chính quy nên tôi thu hẹp nộihàm khái niệm “sinh viên” như sau:- Là người đã tốt nghiệp trung học phổ thông- Họ đã vượt qua kỳ thi tuyển sinh đại học, kỳ thi xét tuyển nguyện vọngvà đỗ vào trường- Họ là nhóm thanh niên nam, nữ tuổi từ 17 đến 25- Họ chưa có nghề nghiệp, việc làm xác định do đó còn lệ thuộc vào giađình về kinh tế- Họ là nhóm xã hội đặc biệt gồm các thanh niên xuất thân từ các tầnglớp xã hội khác nhau đang trong quá trình học tập, chuẩn bị nghề nghiệp chuyênmôn để bước vào một nhóm xã hội mới là tầng lớp tri thức trẻ.2.3.2. Khái niệm hoạt động học tậpCó nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động học tập:- Tác giả Lê Văn Hồng trong cuốn “Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sưphạm” định nghĩa : hoạt động học tập là hoạt động đặc thù của con người, đượcđiều khiển bời mục đích tự giác, là lĩnh hội những tri thức kĩ năng, kĩ xảo mới,những hình thức hành vi và những hoạt động nhất định.- Theo các tác giả Diệp Thị Thanh và Đoàn Thanh Hà [2009], hoạt độnghọc tập tại các trường đại học là quá trình mỗi sinh viên tự mình chiếm lĩnh hệ12thống tri thức, kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của nghề nghiệp trong tương lai vàtạo nền tảng để vươn lên thích ứng với những yêu cầu trước mặt và lâu dài màthực tiễn xã hội đặt ra.- Dưới góc độ tâm lý, theo PGS.TS. Phạm Viết Vượng [2000], hoạtđộng học của người học không thể tách rời hoạt động dạy của giáo viên trongquá trình dạy học. "Hoạt động học tập là quá trình nhận thức tìm tòi, thấu hiểu,nắm vững, ghi nhớ và vận dụng kiến thức vào cuộc sống".Hoạt động học tập của sinh viên có tính chất độc đáo về mục đích và kếtquả hoạt động. Đó là, khác với lao động, học tập không làm thay đổi đối tượngmà thay chính bản thân mình. Sinh viên học tập để tiếp thu các tri thức khoahọc, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, phát triển những phẩmchất nhân cách người chuyên gia tương lai.Hoạt động học tập được diễn ra trong điều kiện có kế hoạch vì nó phụthuộc vào nội dung, chương trình, mục tiêu, phương thức và thời hạn đào tạo.Phương tiện hoạt động học tập là thư viện, sách vở, máy tính.Tâm lý diễn ra trong hoạt động học tập của sinh viên với nhịp độ căngthẳng, mạnh mẽ về trí tuệ.Hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập cao. Cái cốt lõi củahoạt động học tập của sinh viên của sinh viên là sự tự ý thức về động cơ mụcđích, biện pháp học tập.Phùng Văn Nam [2010], cho rằng hoạt động học tập của lứa tuổi thanhniên [18 đến 25 tuổi] là hoạt động nhằm chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kỹ năng,kỹ xảo. Đối với sinh viên hoạt động học là để có một nghề, học phải chú trọngđến thực hành trong các công việc thực tế làm cho kiến thức trở nên sống động,biến tri thức thành tư tưởng và phƣơng pháp. Mục đích học tập lúc này là họcđể làm việc, làm người, phục vụ xã hội, Tổ quốc, nhân dân. Học để cùng chungsống, cùng hợp tác và cùng phát triển. Nét đặc trưng cho hoạt động học tập củathanh niên sinh viên là sự căng thẳng nhiều về trí tuệ, sự phối hợp của nhiềuthao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa.13Theo các quan điểm trên, tôi cho rằng có thể hiểu hoạt động học tập củasinh viên chính là xuất phát từ nhận thức của hoạt động trí óc được thể hiện rabên ngoài thông qua những thao tác cụ thể, kết quả nhằm chiếm lĩnh tri thức[tiếp nhận và làm gia tăng tri thức] trong quá trình học tập. Có nhiều dạng hànhvi học tập nhưng bản chất nhất, cơ bản nhất là hành động phân tích, mô hìnhhoá, cụ thể hoá. Có thể hiểu hành vi học tập chính là phương pháp học tập theonghĩa cụ thể nhất.14PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1. Chọn điểm nghiên cứuNgày 28 tháng 03 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số441/QĐ-TTg thành lập Học viện Nông nghiệp Việt Nam trên cơ sở tổ chức lạiTrường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Học viện Nông nghiệp Việt Nam với tầmnhìn phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu đa ngành với chất lượnghàng đầu trong nước, tiên tiến trong khu vực về nông nghiệp và phát triển nôngthôn, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đạihọc Việt Nam.Cùng với đó nhằm thực hiện phương hướng phát triển lâu dài của Nhàtrường là hướng tới đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, nên ngay từ đầu nhiệm kỳHiệu trưởng 2006 – 2011, Nhà trường đã xây dựng và đấu thầu dự án TRIG,tranh thủ nguồn vốn vay dài hạn của Ngân hàng Thế giới để mở các ngành đàotạo mới. Được sự đồng ý của Nhà trường, Khoa Mác – Lênin tham gia vào mộtphần dự án TRIG nhằm mở ngành đào tạo Xã hội học do khoa trực tiếp quản lý.Để hướng tới mở ngành học Xã hội học, theo đề nghị của Khoa, tháng 2 năm2008 Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Bộ môn Xã hội học thuộc Khoa Mác– Lênin. Tiếp theo, ngày 18 tháng 9 năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo raQuyết định số 52/2008/QĐ – BGDĐT về “Ban hành chương trình các môn họclý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối khôngchuyên ngành Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Dựa trên sự chỉ đạo củaBộ Giáo dục và Đào tạo và căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của Khoa Mác –Lênin trong trường, ngày 17 tháng 6 năm 2008, Hiệu trưởng Trường Đại họcNông nghiệp Hà Nội ra Quyết định số 762/QĐ – NNH đổi tên Khoa Mác –Lênin thành Khoa Lý luận chính trị và Xã hội và các Quyết định thành lập cácbộ môn giảng dạy các môn học lý luận chính trị trong nhà trường gồm Bộ mônNhững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Bộ môn Tư tưởng Hồ ChíMinh và Bộ môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. Ngày 1515tháng 6 năm 2009 Bộ Giáo Dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 410/QĐ –BGD&ĐT về các ngành đào tạo mới của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.Theo quyết định của Bộ, Khoa Lý luận chính trị và Xã hội có nhiệm vụ trực tiếpđào tạo hệ cử nhân thuộc chuyên ngành Xã hội học trong Trường Đại học Nôngnghiệp Hà Nội. Trong đợt tuyển sinh hệ đại học chính quy năm 2009, Nhàtrường đã thực hiện tuyển sinh ngành Xã hội học đầu tiên, kết quả năm học2009 – 2010, Khoa Lý luận chính trị và Xã hội đã mở được một lớp học ngànhXã hội học nông thôn gồm 87 sinh viên vào học.Mục tiêu của Khoa là mở chuyên ngành đào tạo Xã hội học nông thôn,theo đó phương hướng nghiên cứu khoa học là các vấn đề xã hội thuộc khu vựcnông thôn, miền núi trên cơ sở đó tạo ra những điều kiện khoa học cho việc dạyvà học chuyên ngành đào tạo mới. Là một khoa trong trường chuyên môn sâuvề nông nghiệp và nông thôn, làm nhiệm vụ giảng dạy về các môn học lý luậnvà khoa học xã hội thì việc nghiên cứu đảm bảo những mục tiêu yêu cầu đặt ralà một vấn đề khó khăn đối với sinh viên. Bên cạnh đó, sự thay đổi lớn về mụctiêu, nội dung, chương trình – hình thành các môn học liên ngành, tích hợp dosự bùng nổ thông tin và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ , làmthay đổi phương pháp, phương tiện dạy và học đòi hỏi sinh viên ngành Xã hộihọc phải tăng cường khả năng học tập mới có thể đáp ứng được. Khi tiến hànhhoạt động học tập sinh viên ngành Xã hội học không chỉ có năng lực nhận thứcthông thường mà cần tiến hành hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứutrên cơ sở khả năng tư duy, độc lập sáng tạo ở mức độ cao. Dưới sự hướng dẫncủa giảng viên, sinh viên không chỉ máy mọc tiếp thu những tri thức có sẵn màcó khả năng tiếp nhận những tri thức với óc phê phán và hoài nghi khoa học, lậtngược vấn đề, đào sâu hoặc mở rộng. Điều này giúp sinh viên từng bước vậndụng những tri thức khoa học, hình thành những phẩm chất tác phong của nhànghiên cứu nhằm góp phần giải quyết những vấn đề do thực tiễn cuộc sống xãhội, nghề nghiệp đặt ra.16

Video liên quan

Chủ Đề