Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng của doanh nghiệp

Chính sách tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  [189.77 KB, 17 trang ]

Bài thảo luận
I. Cở sở lý thuyết quản trị khoản phải thu
1.1 Chính sách tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng
1.1.1. Chính sách tín dụng
a. Tiêu chuẩn tín dụng.
Tiêu chuẩn tín dụng là những yếu tố liên quan tới sức mạnh tài chính và mức độ
tín nhiệm mà mỗi khách hàng phải đảm bảo để có quyền hưởng mức tín dụng mà công
ty cấp cho họ. Nếu khách hàng không đáp ứng được yêu cầu với thời hạn tín dụng thông
thường, họ vẫn có thể mua hàng của công ty nhưng với thời hạn khắt khe hơn. Tiêu
chuẩn này được sử dụng để xác định những khách hàng nào được đảm bảo tiêu chuẩn
tín dụng bình thường và mức tín dụng họ có thể được hưởng. Tiêu chuẩn tín dụng phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như chính sách của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ, giá trị sản
phẩm cao hay thấp
Phân tích tín dụng khách hàng thông qua việc phân tích các thông số tài chính
sau:
-Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh.
-Bản mô tả điều kiện vật lý về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
-Lịch sử thanh toán tín dụng của công ty trong thời gian gần đây: thường trả đúng
thời hạn hay trễ hạn, trong thời gian gần đây có lần nào không thanh toán nợ hay không,
nếu có thì tỉ lệ là bao nhiêu lần.
b. Thời hạn tín dụng.
Thời hạn tín dụng là thời gian mà người mua được trì hoãn thanh toán, thời hạn
cuối cùng họ phải thanh toán. Thời hạn tín dụng có thể tác động lớn tới doanh số, nếu
như cầu đối với một loại sản phẩm nào đó phụ thuộc vào thời kỳ bán hàng, việc mở
rộng thời hạn tín dụng vừa làm cho khách hàng cũ kéo dài thời gian thanh toán đồng
thời thu hút thêm khách hàng mới cho công ty.
Khi mở rộng thời hạn tín dụng, các nhà quản trị tài chính cần xem xét giữa việc
lợi nhuận tăng thêm và các khoản chi phí tăng thêm. Cần phải phân tích những ảnh
hưởng có thể có của việc kéo dài thời hạn tín dụng tới lợi nhuận của công ty. Cụ thể,
cần phải so sánh khả năng sinh lợi của doanh số kỳ vọng tăng thêm với tỷ suất sinh lợi
cần thiết vào các khoản đầu tư vào khoản phải thu và tồn kho.


1
Bài thảo luận
c. Chiết khấu thanh toán.
Là biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền sớm bằng cách thực hiện việc
giảm giá đối với các trường hợp mua hàng trả tiền trước thời hạn.
Chiết khấu nhờ trả sớm cho khách hàng là tỉ lệ phần trăm giảm giá và thời hạn
trả trước để được nhận chiết khấu tiền mặt. Ví dụ 2/10 net 60 : nếu khách hàng thanh
toán trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận hóa đơn sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán
là 2%, thời hạn cuối cùng phải thanh toán là 60 ngày kể từ ngày nhận hóa đơn.
Được áp dụng để tăng tốc độ thu hồi khoản phải thu và giảm đầu tư vào khoản
phải thu và chi phí liên quan. Mặt khác, công ty mất đi chi phí chiết khấu trên phần
doanh thu của các hóa đơn.
d. Chính sách thu tiền
Bao gồm các quy định về cách thức thu tiền như thu 1 lần hay nhiều lần, hay trả
góp và biện pháp xử lý đối với các khoản tính dụng quá hạn.
1.1.2. Các yếu tố tác động đến chính sách tín dụng:
a. Điều kiện của doanh nghiệp
Đặc điểm về sản phẩm, ngành nghề kinh doanh và tiềm lực tài chính là những
yếu tố tác động trực tiếp đến chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp này
có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, sản phẩm có thời gian sử dụng lâu bền
thường cho phép mở rộng chính sách tín dụng hơn các doanh nghiệp ít vốn, sản phẩm
dễ hư hỏng, mất phẩm chất, khó bảo quản. Đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh có tính thời vụ, trong thời kỳ sản phẩm của doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ lớn
cần khuyến khích tiêu thụ để thu hồi vốn.
b. Điều kiện của khách hàng
Điều kiện của khách hàng được đánh giá dựa vào các phán đoán sau:
- Vốn hay sức mạnh tài chính [capital]: là thước đo về tình hình tài chính của một
doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến rủi ro thanh toán. Yếu tố này được xác định dựa vào
quy mô vốn chủ sở hữu, tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp, khả năng sinh lợi từ hoạt
động kinh doanh.

- Khả năng thanh toán [capacity]: được đánh giá qua các hệ số thanh toán chung,
hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán lãi vaycủa khách hàng.
2
Bài thảo luận
- Tư cách tín dụng [character]: là thái độ tự giác đối với việc thanh toán nợ của
khách hàng. Yếu tố này được coi là rất quan trọng vì mỗi một giao dịch tín dụng được
ngầm hiểu là một sự hứa hẹn thanh toán.
- Vật thế chấp [collateral]: là tài sản khách hàng dùng đảm bảo cho món nợ của
mình.
- Điều kiện kinh tế [condition]: là sự phát triển của nền kinh tế nói chung và
muwacs độ phát triển của từng vùng địa lý nói riêng có ảnh hưởng đến việc thanh toán
của khách hàng đối với món nợ.
Thông tin về khách hàng có thể thu thập được thông qua việc điều tra trực tiếp
như phân tích báo cáo tài chính của khách hàng, phỏng vấn trực tiếp, phân tích thông tin
thu thập từ các nhà cung cấp thông tin trước đó, đến thăm khách hàng Đồng thời có
thể thu thập thông tin từ các trung tâm xử lý dữ liệu về vị thế tín dụng của doanh nghiệp.
Kết quả điều tra là căn cứ quan trọng để xac định chính sách tín dụng đối với
khách hàng. Nếu khách hàng có tiềm lực tài chính hạn chế, uy tín [ hay tư cahs tín dụng]
thấp không thể thực hiện một chính sách tín dụng nới lỏng như những khách hàng có
tiềm lực tài chính mạnh luôn giữ chữ tín trong quan hệ thanh toán.
1.2 Phân tích, đánh giá các khoản phải thu
Người làm công tác quản lý tài chính phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản phải
thu, đồng thời thường xuyên đôn đốc khách nợ để thu hồi vốn đúng hạn. Theo định kì
nhất định, doanh nghiệp phải tiến hành phân loại tổng nợ phải thu và chi tiết theo từng
khách nợ. Tổng nợ phải thu có thể phân loại theo các tiêu thức sau :
Nhóm 1: Nợ loại A [nợ có độ tin cậy cao hay nợ đủ tiêu chuẩn]: thường bao gồm
các khoản nợ trong hạn mà doanh nghiệp đánh giá có đủ khả năng thu hồi đúng hạn.
Các khách nợ này thường là những doanh nghiệp vững chắc về tài chính, về tổ chức, uy
tín và thương hiệu.
Nhóm 2 : Nợ loại B [nợ có rủi ro thấp hay nợ cần chú ý]: thường bao gồm các

khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn nợ. Các khách
nợ này thường là những doanh nghiệp có tình hình tài chính khá tốt, khách nợ truyền
thống, có độ tin cậy.
Nhóm 3 : Nợ loại C [nợ quá hạn có thể thu hồi được hay nợ dưới tiêu chuẩn]:
thường bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và các khoản nợ đã cơ
cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn cơ cấu lại. Các khách nợ này
3
Bài thảo luận
thường là các doanh nghiệp có tình hình tài chính không ổn định, hiện tại có khó khăn
nhưng có triển vọng phát triển hoặc cải thiện.
Nhóm 4 : Nợ loại D [nợ ít có khả năng thu hồi và nợ quá hạn khó đòi hay nợ
nghi ngờ]: thường bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và các
khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày theo thời hạn cơ cấu
lại. Các khoản nợ này thường là những doanh nghiệp có tình hình tài chính xấu, không
có triển vọng rõ ràng hoặc khách nợ cố ý không thanh toán nợ.
Nhóm 5 : Nợ loại E [nợ không thể thu hồi được hay nợ có khả năng mất vốn]:
thường bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại thời
hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn cơ cấu lại. Các khách nợ này thường là
những doanh nghiệp phá sản hoặc chuẩn bị phá sản không có khả năng trả nợ hoặc
không tồn tại.
Kết quả phân loại nợ là cơ sở quan trọng giúp nhà quản trị xác định đúng
thực trạng và tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền của doanh nghiệp. Nếu tỉ lệ nợ
xấu [ bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 ] cao, chứng tỏ chất lượng quản trị
khoản phải thu của doanh nghiệp còn yếu kém. Doanh nghiệp cần nhanh chóng triển
khai các biện pháp giải quyết thích hợp. Đồng thời đây cũng là căn cứ để xây dựng các
chính sách tín dụng trong các kỳ tiếp theo.
Ngoài ra, để theo dõi các khoản phải thu [ KPT ] có thể sử dụng các công
cụ sau :
a. Kỳ thu tiền bình quân
- Kỳ thu tiền bình quân [còn gọi là số ngày của một vòng quay các khoản phải

thu] phản ánh số ngày cần thiết bình quân để thu được các khoản phải thu. Nó được tính
bằng cách lấy số dư bình quân khoản phải thu nhân [x] với 360 ngày rồi chia cho tổng
doanh thu bán chịu trong kỳ.
- Kỳ thu tiền bình quân ngắn, chứng tỏ doanh nghiệp không bị đọng vốn trong
khâu thanh toán. Ngược lại, nếu kỳ thu tiền dài chứng tỏ thời gian thu hồi khoản phải
thu chậm. Tuy nhiên, để đánh giá thực trạng này tốt hay xấu còn phụ thuộc vào chính
sách tín dụng thương mại và thực tế thanh toán nợ của từng khoản phải thu. Trong nhiều
trường hợp do công ty muốn chiếm lĩnh thị trường thông qua bán hàng trả chậm, hay tài
trợ cho các chi nhánh đại lý nên dẫn tới kỳ thu tiền bình quân tăng lên.
b. Phân tích tuổi của các khoản phải thu
- Phương pháp phân tích này dựa trên thời gian biểu về tuổi của các khoản phải
thu tức là khoảng thời gian có thể thu được tiền của các khoản phải thu để phân tích.
4
Bài thảo luận
- Xác định tuổi của các khoản phải thu cho phép đánh giá một cách chi tiết hơn
quy mô và độ dài thời gian tương ứng của các khoản phải thu đó tại một thời điểm nhất
định. Đây là căn cứ quan trọng để các doanh nghiệp lựa chọn các biện pháp quản lý và
chính sách thu tiền thích hợp.
c. Mô hình số dư khoản phải thu
Phương pháp này đo lường quy mô doanh số bán chịu chưa thu được tiền tại thời
điểm cuối các tháng do kết quả bán hàng của tháng và của các tháng trước đó. Thực tế
cho thấy, khối lượng hàng bán chịu phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của ngành và mặt
hàng kinh doanh, điều kiện của khách hàng ở từng khu vực địa lý. Do đó nếu chỉ dựa
vào những con số trong mô hình này để so sánh và đánh giá thực trạng khoản phải thu
của từng chi nhánh, bộ phận ở các khu vực khác nhau trong một công ty thì sẽ không
phù hợp. Bởi vậy, cách tốt nhất là nên phân loại và theo dõi số dư nợ của từng nhóm
khách hàng theo tập quán thanh toán của họ.
1.3. Phòng ngừa rủi ro và xử lí đối với các khoản phải thu khó đòi
1.3.1 Phòng ngừa rủi ro
Phòng ngừa rủi ro đối với các khoản phải thu là nhu cầu cần thiết đối với mọi

doanh nghiệp để ổn định tình hình tài chính, tăng hiệu quả của chính sách tín dụng. Rủi
ro đối với các khoản phải thu thường bao gồm:
- Rủi ro do không thu hồi ddwowcjnowj [rủi ro tính dụng]
Rủi ro tín dụng là rủi ro một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện được
nghĩa vụ tài chính đối với doanh nghiệp, khách hàng không trả được nợ khi đến hạn
thanh toán. Hay nói cách khác, rủi ro tín dụng là rủi ro không thu được nợ khi đến hạn
thanh toán. Đây là rủi ro thường xảy ra đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
và thường gây hậu quả nặng nề nhất tới nguồn tài chính phục vụ quá trình kinh doanh
của doanh nghiệp. Biểu hiện ở việc khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, vốn
của doanh nghiệp bị chiếm dụng, khó có khả năng thu hồi, khoản phải thu quá hạn ngày
càng lớn
- Rủi ro do tác động của sự thay đổi tỷ giá, lãi suất,
Tỉ giá hối đoái là giá của một đơn vị ngoại tệ tính theo đồng nội tệ. Rủi ro hối
đoái là rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái gây ra. Rủi ro hối đoái xảy ra đối với
doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, các khoản phải thu của doanh nghiệp
được thực hiện bằng ngoại tệ.
5
Bài thảo luận
Rủi ro do thay đổi lãi suất: Do tiền có giá trị theo thời gian, nên trong chính sách
tín dụng của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ bán hàng với giá cao hơn khi khách hàng
trả chậm, mức giá cao hơn đó chính là giá của chi phí cơ hội khi doanh nghiệp chưa thu
hồi được khoản phải thu ngay. Mặt khác, do tính chất của thị trường là luôn biến động
không ngừng, một trong những chỉ số đó là lãi suất.
Nguyên nhân dẫn tới rủi ro thanh toán của các khoản phải thu trong doanh
nghiệp: quy mô của khoản phải thu quá lớn, số khoản phải thu quá hạn nhiều, khách
hàng không trả nợ, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn do đó không có tiền để kinh doanh,
thanh toán.
1.3.2 Xử lí các khoản phải thu khó đòi
Trên cơ sở phân loại các khoản nợ quá hạn tìm nguyên nhân của các khoản nợ
[khách quan và chủ quan] doanh nghiệp phải có các giải pháp thích hợp để nhanh chóng

thu hồi tiền vốn trong thanh toán theo nguyên tắc hiệu quả, linh hoạt và kiên quyết. Tùy
từng trường hợp cụ thể, doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp sau:
- Cơ cấu lại thời hạn nợ: doanh nghiệp có thể điều chỉnh kì hạn nợ hoặc gia hạn
nợ cho khách hàng nếu doanh nghiệp đánh giá khách hàng suy giảm khă năng trả nợ
nhưng có thể trả nợ đầy đủ theo thời hạn cơ cấu lại.
- Xóa một phần nợ cho khách hàng.
- Thông qua các bạn hàng của khách nợ để giữ hàng.
- Bán nợ.
- Tranh thủ sự giúp đỡ của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng để phong tỏa tài
sản, tiền vốn của khách nợ.
- Khởi kiện trước pháp luật..
II. Thực trạng quản trị khoản phải thu tại một doanh nghiệp
2.1 Giới thiệu công ty cổ phần may Thanh Trì
Công cổ phần may Thanh Trì được thành lập năm 1996, địa chỉ tại Km 11 Quốc
lộ 1A, Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội
Công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu nhiều loại sản phẩm may mặc. Sản phẩm
chính: Trang phục thể thao: Áo khoác, váy, quần; Trang phục trẻ em,... Thị trường: Mỹ,
Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Canada, Nam Mỹ, Autralia, Newzealand, Hàn Quốc,
Nga....
Cơ cấu tài sản và nguồn vốn
6

Chủ Đề