Ca sĩ anh ngọc là ai?

19 Monday Mar 2018

Nhạc sĩ Thẩm Oánh sinh năm 1916 tại Hà Nội. Thời thanh niên ông là thầy giáo dạy nhạc tại các trường trung học Chu văn An và Trưng Vương ở Hà Nội. Sáng tác đầu tay của ông là Khúc Yêu Đương năm 1938. Ông có chủ trương xây dựng một nền tân nhạc mang nhiều dân tộc tính: “”Âm Nhạc Cải Cách phải theo ý nhạc Việt Nam và phải có cảm tưởng thuần túy Á động.”  Nhạc sĩ Phạm Duy nhận định: “Nhạc điệu của bài Khúc Yêu Ðương này có phảng phất một nét nhạc ngũ cung mà tôi cho là gần gũi nhất, tự nhiên nhất đối với lỗ tai người Việt. Ðó là ngũ cung Do Ré Fa Sol La.”

Đôi nhạc sĩ Tô Anh Đào và Thẩm Oánh

Nhạc sĩ Thẩm Oánh bắt đầu sự nghiệp biểu diễn và sáng tác qua những buổi hội họp để biểu diễn và thảo luận về âm nhạc tại các tư gia thượng lưu ở Hà Nội, gọi là salon [nghĩa đen là phòng khách]. Tại một trong những salon đó, ông đã gặp cô Tô Anh Đào ngay tại biệt thự của gia đình cô, số 164 Phố Huế, Hà Nội. Thoạt đầu cô Tô Anh Đào và nhóm bạn salon của cô chỉ đàn hát với nhau mỗi khi gặp mặt tại nhà hay vào những dịp picnic ở chùa Láng và chùa Trầm, Hà Nội. Dần dần, nhóm nhạc mang tên Myosotis được hình thành với mục đích biểu diễn trước công chúng. Trong số các thành viên của Myosotis có cô Tô Anh Đào [piano], nhạc sĩ Thẩm Oánh [mandolin và thanh nhạc], nhạc sĩ Dương Thiệu Tước [guitar và đàn Hạ Uy Di], nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ [guitar, banjo]. Ban nhạc biểu diễn thường xuyên từ 1937 đến 1940 tại các nhà hát Majestic, Olympia, Palace ở Hà Nội. Đôi nhạc sĩ Thẩm Oánh và Tô Anh Đào kết hôn năm 1948.

Giai đoạn 1938- 1954 được xem là thời kỳ sung mãn nhất của Thẩm Oánh, khi ông cho ra đời khoảng một nghìn ca khúc. Ông là người tiên phong cho hai thể loại nhạc kịchca khúc Phật giáo. Vở nhạc kịch Quán Giang Hồ của ông được công diễn năm 1945 tại Nhà hát lớn Hà Nội và 8 ca khúc Phật Giáo, trong đó có bài A Di Đà Phật, được cất lên lần đầu tại chùa Quán Sứ [Hà Nội] năm 1942. Những sáng tác tiểu biểu của ông là Trưng Nữ Vương, Tôi bán đường tơ, Nhớ Nhung, Xuân về, Trầm hương cũ, Việt Nam phục quốc….

Ngoài sáng tác và biểu diễn, ông còn là người sáng lập Đài Phát Thanh Hà Nội [tiếng Việt] năm 1945 và năm 1955, ông giữ chức Giám đốc trường Ca-vũ-nhạc phổ thông Sài Gòn cho đến khi trường đóng cửa năm 1958. Ông cũng là giáo sư trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn. Thẩm Oánh là một trong 11 người đại diện cho nước Việt Nam Cộng Hòa tham gia The First Regional Music Conference of Southeast Asia [Hội thảo Âm nhạc Khu vực của Đông Nam Á] tổ chức từ 29 đến 31 tháng 8 1955 tại Manila, Phi Luật Tân. Hội thảo này được sự bảo trợ của UNESCO và The International Music Council [Hội Nghị Âm Nhạc Quốc Tế] của UNESCO. Được giới thiệu là một “‘professor of musicology’ at Saigon University” [giáo sư âm nhạc học của Đại học Sài Gòn]. Thẩm Oánh phát biểu về “Musical Development in Vietnam” [tức Sức tiến triển của nền âm nhạc Việt Nam]. Nữ minh tinh điện ảnh Thẩm Thúy Hằng, do lòng ái mộ ông, đã mượn chữ Thẩm để làm đầu cho nghệ danh bà.

Sau 1975, ông dạy Pháp văn cho một số trường phổ thông và định cư ở Hoa Kỳ năm 1991. Ông đã mất tại đây năm 1996.

Nhớ Nhung – Hà Thanh

//casihathanh.files.wordpress.com/2018/03/nho-nhung-ha-thanh.mp3

Thiếu phụ Nam Xương- Thái Thanh

//casihathanh.files.wordpress.com/2018/03/thieuphunamxuongthamoanh-thaitha_b3cu.mp3

Vương tơ- Anh Ngọc

//cothommagazine.com/nhac1/ThamOanh/VuongTo-ThamOanh-AnhNgoc.mp3

Tòa miếu cổ- Kim Tước

//cothommagazine.com//nhac1/ThamOanh/ToaMieuCo-ThamOanh-KimTuoc.mp3

Chiều tưởng nhớ- Duy Trác

//cothommagazine.com//nhac1/ThamOanh/ChieuTuongNho-ThamOanh-DuyTrac.mp3

A Di Đà Phật- Ban Thăng Long

//casihathanh.files.wordpress.com/2018/03/a-di-da-phat.m4a

23 Friday Jun 2017

Posted by casihathanh in 63-75

≈ Leave a comment

Ca sĩ Hà Thanh

Trích bài phỏng vấn ca sĩ Mai Hương của Nghiêm Xuân Cường

“Khoảng năm 1963, Đài Phát Thanh Sài Gòn đón nhận một con chim họa mi xứ Thần Kinh. Đó là chị Hà Thanh, giọng ca số một ở Huế, một giọng ca cao vút và trong sáng. Trước khi chị Hà Thanh vào Nam, tôi đã được nghe nói đến tên chị rồi. Thế rồi các ca sĩ nhi đồng nhỏ tuổi hơn tôi như Quỳnh Giao, Hoàng Oanh cũng bắt đầu góp mặt trong các chương trình tân nhạc của các đài phát thanh. Riêng Hoàng Oanh có biệt tài về ngâm thơ ngoài lãnh vực ca hát nên cô góp giọng rất nhiều trong các chương trình thơ nhạc như Tao Đàn, Thi Nhạc Giao Duyên của cố thi sĩ Đinh Hùng. Đối với chúng tôi, những năm họat động ở trên các đài phát thanh là những năm đẹp nhất, đáng nhớ nhất. Tất cả các ca nhạc sĩ già, trẻ, lớn bé đều xem nhau như anh chị em trong một đại gia đình, yêu thương, kính trọng nhau, không có sự chèn ép hoặc ganh tị trong đài. Nói về các chương trình tân nhạc thì gồm toàn những bài bản giá trị, được các nhạc sĩ trưởng ban soạn cho ban nhạc và ca sĩ rất công phu. Hoà âm được viết cho từng nhạc cụ và từng bè của mỗi ca sĩ riêng biệt. Mỗi người nhìn vào phần của mình mà ráp với nhau. Ở đài chúng tôi thường hát theo hòa âm của các nhạc sĩ Vũ Thành, Nghiêm Phú Phi, Văn Phụng, Nhật Bằng, Y Vân…

Nhưng từ năm 1968 trở đi không khí đài phát thanh mất vui nhiều lắm. Sau biến cố Tết Mậu Thân, Sài Gòn không còn vẻ thanh bình của những năm trước đó. Chúng tôi phải hát thêm loại nhạc “chiến dịch”, nghĩa là khi được tin quân đội ta đánh thắng những trận nào, tin tức đưa về, là các anh nhạc sĩ Lê Dinh, Nhật Bằng, Minh Nhật, Trầm Tử Thiêng, phải sáng tác ngay một bài hát mới và đưa vào phòng vi âm cho chúng tôi thâu “ké” để kịp phát thanh ngay mừng chiến thắng vì lúc ấy chúng tôi đang thâu cho các chương trình tân nhạc. Rồi đến “Mùa Hè Đỏ Lửa 1972”, khắp miền dồn dập những trận đánh lớn, nhỏ. Các bài hát chiến dịch tiếp tục được sáng tác và chúng tôi vẫn thâu thanh. Có nhiều hôm vừa ăn cơm tối xong, được điện thoại trên đài gọi đi thu thanh gấp. Tôi và Quỳnh Giao vừa lên đến nơi thì anh Minh Nhật dúi vào tay một bài hát mới toanh, bảo thu ngay bây giờ để phát thanh liền. Thế là chúng tôi mở to con mắt ra để mà nhìn, mà đọc, mà hát. Không có thì giờ để tập vì phải về nhà trước giờ giới nghiêm. Tôi chưa về đến nhà thì bài hát mình vừa thâu đã được phát ra rồi .Tôi vừa bước chân vào nhà, me tôi đã nói: “Me vừa nghe con hát trên đài. ” Ba Me tôi ở cách chúng tôi có vài căn nên hay qua chơi với các cháu.

Từ năm 1972 đến 1975 một số người bỏ đài, không còn hứng khởi hát hò như xưa. Trong số đó có chị Kim Tước ra Nha Trang, chị Hà Thanh ra Huế. Các anh Thanh Vũ, Trần Ngọc [nhạc sĩ Tuấn Khanh] chú Anh Ngọc không hát nữa. Cô Thái Thanh cũng vậy. Trong đài bấy giờ chỉ còn tôi, Hoàng Oanh, cô Mộc Lan, chị Thể Tần và Phượng Bằng, Phương Nga. Quỳnh Giao thì không đi hát đều đặn như trước mà bận dậy đàn nhiều hơn. Ngày 22 tháng 4-1975 chúng tôi rời bỏ quê hương đi lánh nạn xứ người. Gia đình tôi gặp gia đình Quỳnh Giao trong trại tỵ nạn ở Guam. Chúng tôi vui mừng, cảm động đuợc gặp nhau mà nước mắt ròng ròng. Cũng tại nơi này chúng tôi gặp gia đình anh chị LưuTrung Khảo là hàng xóm sát vách của mình ở đường Bùi Thị Xuân. Lại khóc.”

[Mai Hương- Nửa thế kỷ gắn bó với nghệ thuật]

Video liên quan

Chủ Đề