Ca khúc mới của nhạc sĩ trần chung là ai?

Cảm xúc và những con đường

- Thưa nhạc sĩ Trần Lệ Giang, khán giả từ lâu đã biết đến tên tuổi chị qua các ca khúc nổi tiếng: Đất nước tình yêu, và Ước mơ xanh. Khi viết những ca khúc này chị mới ngoài 20 tuổi, và đang theo học ngành sư phạm?

- Ước mơ xanh là ca khúc đầu tay của tôi, được sáng tác ngay trong ngày đầu tiên tôi lên lớp dạy học. Khi đó tôi vừa tốt nghiệp Trường Sư phạm, được phân công về dạy học tại Trường trung học cơ sở Đông Dư [Gia Lâm]. Tôi run lắm, mà cũng vui lắm. Trường ở vùng ngoại ô, các em học sinh rất thương mến. Ánh mắt của các em khiến tôi vô cùng xúc động. Đó là những "đôi mắt tròn xinh" như trong ca khúc. Kết thúc buổi học tôi đạp xe một mạch về nhà, cảm xúc dâng trào đến nỗi tôi không kịp dựng chiếc xe đạp cho ngay ngắn, và lao vào phòng ngồi viết, quên cả bữa trưa, trong sự ngạc nhiên của bố mẹ tôi. Tôi cũng không thể ngờ rằng sau đó ca khúc được khán giả đón nhận nhiều như vậy.

Khi viết Ước mơ xanh tôi có biết chút ít nhạc lý từ khi còn học Trường Sư phạm, rồi tôi theo học một lớp sáng tác âm nhạc không chuyên ở Hàng Buồm, dưới sự dẫn dắt của nhạc sĩ Hồng Đăng. Lúc viết ca khúc Đất nước tình yêu thì tôi đã vào học Nhạc viện Hà Nội. Thời điểm đó Đài Tiếng nói Việt Nam có tổ chức đợt phát động sáng tác ca khúc trữ tình về tình yêu quê hương đất nước chào mừng 35 năm Ngày Quốc khánh. Tôi nhớ lại chuyện tình yêu đầu tiên của chính mình với một người lính trẻ và đã viết Đất nước tình yêu với một cảm xúc tự nhiên và rất thật. Ca khúc được phát sóng trên Đài Tiếng nói Việt Nam, sự nổi tiếng của nó sau đó cũng nằm ngoài sự tưởng tượng của tôi.

- Hơn ba thập niên trôi qua sau những ca khúc đầu tay nổi tiếng đó, gần đây chị mới trở lại với công chúng qua một loạt ca khúc mới như Cội nguồn, Ngân khúc tơ vàng, Nắng gió quê nhà, Thầy tôi, Sài Gòn của tôi. Xin hỏi, vì sao lại có sự im ắng rất lâu như vậy, khi mà chị đã có một khởi đầu tuyệt đẹp với âm nhạc?

- Cuộc sống là thế mà, đôi khi nó đẩy mình đi theo một hướng khác với những gì mình đã suy tính trước đó. Tôi tạm biệt ngành sư phạm để đi học nhạc viện, bởi nhận ra mình có một niềm đam mê lớn với âm nhạc. Nhưng rồi niềm đam mê ấy có một khoảng thời gian cũng phải gác lại, để lo toan, bận bịu chuyện đời. Tôi không phải mẫu người muốn là ép mình ngồi vào bàn viết được. Tôi muốn việc sáng tác phải thật tự nhiên, khi nào nó đầy nó sẽ tự tuôn trào. Thời điểm này có lẽ tôi không còn nhiều vướng bận, nên âm nhạc cũng vì thế mà "đòi" tôi toàn tâm toàn ý cho nó chăng.

Học được nhiều từ mất mát

- Được biết chị đang định cư tại Scotland, chị có thể chia sẻ với khán giả đôi chút về công việc của mình hiện nay được không?

- Sống ở Scotland nhiều năm, tôi muốn hòa nhập với cộng đồng bằng một Gallery - cafe như một Việt Nam thu nhỏ có tranh nghệ thuật, đồ mỹ nghệ và cà-phê Việt Nam. Các vị khách đã từng tới Việt Nam, hay yêu và hiểu về văn hóa Việt Nam thường rất hoan hỉ khi đến cửa hàng của tôi. Đây cũng là nơi tôi thường trò chuyện với bạn bè của mình về văn hóa, nghệ thuật Việt Nam.

- Những ca khúc mới của chị đều mang một tâm trạng nhớ thương, day dứt về con người và quê hương Việt Nam. Phải chăng đó là sự dồn nén của một người sống xa Tổ quốc và đến một lúc nào đó phải viết ra bằng âm nhạc, như một sự giải tỏa, thưa chị?

- Đúng vậy. Một số bạn bè tôi sau khi nghe những tác phẩm mới tôi viết đã nói rằng, nếu như tôi vẫn đang sống ở Việt Nam chưa chắc tôi có thể viết ra được những ca khúc nói về quê hương đất nước mà TÌNH như vậy... Sống xa quê hương mới hiểu, lòng mình luôn nhớ lắm, thương lắm. Cội nguồn chính là ca khúc đầu tiên tôi quay lại với âm nhạc, gửi dự thi cuộc thi "Let’sing Việt Nam" [Hát lên Việt Nam] của Đài Tiếng nói Việt Nam. Sau khi ca khúc được phát sóng, được đồng nghiệp động viên và khán giả vẫn nhớ mình, tôi viết luôn một chùm ca khúc. Dù không cố ý nhưng nó vẫn là mạch nguồn cảm xúc từ nỗi nhớ quê nhà. Tôi thường vừa viết vừa rơi lệ vì nỗi nhớ đầy ắp trong tâm hồn mình bấy lâu.

- Có khi nào nghĩ về những năm tháng đã qua chị có một chút nuối tiếc, rằng nếu chị kiên nhẫn theo đuổi con đường âm nhạc thì với tài năng của mình, giờ đây sự nghiệp âm nhạc của chị sẽ lớn hơn rất nhiều?

- Tôi nghĩ cuộc đời mỗi con người có một số mệnh khác nhau. Luôn có những điều mình không lường được xảy đến, nhưng mỗi lần vượt qua được một cửa ải khó khăn mình lại có thêm sức mạnh để vững vàng hơn. Mình cũng học được nhiều từ đổ vỡ, mất mát. Khi làm gì mình hãy làm tới cùng để có được thành công. Trong sự nghiệp của tôi chắc chắn luôn có âm nhạc, nhưng tôi không viết để tìm danh lợi, mà viết là để "trả nợ" cho những ân tình tôi nhận từ cuộc sống.

- Xin cảm ơn nhạc sĩ Trần Lệ Giang về cuộc trò chuyện! 

Vũ Quỳnh [Thực hiện]

Nhạc sĩ Trần Thế Bảo vui vẻ khoe, thời gian gần đây, ông đã sáng tác gần 30 bài hát cho thiếu nhi. Các bài như Sapa hỡi Sapa hời, Về quê ngoại thành, Mỗi tên một con, Em muốn làm cô giáo… được nhiều bạn nhỏ yêu thích và trình bày rất thành công. Trong số đó, khoảng 8 ca khúc ông rất ưng ý, như Ngỗng ăn chay, Em yêu ong kiến, Xin lỗi và cảm ơn, Khế chín vàng...

Nhạc sĩ Thế Bảo tham gia chương trình Vườn hoa âm nhạc tuổi thơ của BPTV

Nhạc sĩ Thế Bảo hiện có 5 cháu nội [3 cháu trai, 2 cháu gái], có cháu mới 1 tuổi, ông, bà thường xuyên được gần gũi với các cháu. Với tâm hồn luôn hướng về nghệ thuật và những trải nghiệm cuộc đời sâu sắc, nhiều bài hát về thiếu nhi của nhạc sĩ Thế Bảo không chỉ giai điệu sôi nổi, hồn nhiên mà thấm đẫm nhiều “ý đồ” trong lời ca lẫn tiết tấu. Ông tâm sự: “Tôi viết về thế giới tuổi thơ nhưng luôn lồng vào những thông điệp dành cho cả người lớn. Như bài Em yêu ong kiến, tôi viết: “Em yêu ong kiến/Lao động hăng say/Em yêu ong kiến/Lao động suốt ngày/Việc hôm nay chớ để ngày mai/Việc làm xong cuộc đời vui thay… Thông qua ca khúc này, tôi muốn đề cao vai trò của lao động trong xã hội, qua đó giáo dục các cháu tinh thần yêu lao động, hăng say lao động để đóng góp cho gia đình, xã hội. Bên cạnh đó, bài hát này tôi cũng bày tỏ sự động viên đối với người lớn, mong ai cũng tìm thấy niềm vui trong lao động để cuộc đời thêm vui”. Hay như bài Xin lỗi và cảm ơn, nhạc sĩ Thế Bảo kỳ vọng thông qua âm nhạc, các em hình thành được những kỹ năng sống cơ bản là biết nói lời xin lỗi, cảm ơn để trở thành những em bé ngoan. Không dừng lại ở thế giới trẻ em, ông còn muốn nhắc nhớ người lớn trong cuộc sống hiện đại vội vã, đừng nên bỏ qua và lãng quên lời xin lỗi, cảm ơn để góp phần xây dựng, gìn giữ những mối quan hệ xung quanh ngày càng tốt đẹp. Nhạc sĩ Thế Bảo còn mượn những “tích xưa” để răn dạy trẻ về lòng tham lam qua ca khúc Khế chín vàng; hay giải thích để các em hiểu thêm về lợi ích của ăn uống lành mạnh, khoa học như bài Ngỗng ăn chay.

Tuy đã ở tuổi 85 nhưng nhạc sĩ Thế Bảo vẫn khỏe mạnh và minh mẫn. Gặp nhạc sĩ tại phim trường, ông đã “bật mí” với chúng tôi là vừa sáng tác 1 bài hát mới dành cho tuổi teen, dự kiến đặt tên là “Đừng giận ấy ơi!”. Ông kể, bài hát ra đời trong lúc đi gặp gỡ bạn bè tại biển Cần Giờ và vô tình nhìn thấy đôi bạn trẻ đang vui đùa bỗng chốc giận hờn rồi giải hòa, yêu thương nhau. Ông cảm thấy rất thích sự vô tư đó nên viết bài hát này. Theo ông, sự giận hờn ở bất cứ lứa tuổi nào cũng khiến con người cảm thấy tiêu cực, vì vậy phải được nhanh chóng hóa giải để hiểu và yêu thương nhau.

Ở độ tuổi “xưa nay hiếm”, nhạc sĩ Thế Bảo có một tinh thần luôn lạc quan. Ông cho rằng, chẳng có bí quyết nào ngoài việc ông luôn chăm sóc tâm hồn mình bằng tình yêu nghệ thuật không có tuổi. Ông thường xuyên làm bạn với người trẻ, yêu thương con cháu và kiên trì tập yoga mỗi ngày. Ông cho rằng được làm việc với Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước [BPTV] là “cái duyên” và mong BPTV sẽ giúp ông lan tỏa ý nghĩa của ca khúc...

Nhạc sĩ Thế Bảo từng là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Âm nhạc TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Sóng nhạc, Phó tổng biên tập Tạp chí Âm nhạc Việt Nam... Ông đã xuất bản nhiều cuốn sách như: Suy nghĩ về nhạc luật cổ truyền Việt Nam [giải nhất giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam 2011]; Cảm nhận Mỹ học [giải nhì Hội Nhạc sĩ Việt Nam 2013]; Lịch sử âm nhạc Việt Nam [giải nhất Hội Nhạc sĩ Việt Nam 2017]… Ngoài các tác phẩm nghiên cứu, nhạc sĩ Thế Bảo cũng viết nhiều tác phẩm dành cho khí nhạc giao hưởng, đại hợp xướng. Ngoài ra, ông có rất nhiều ca khúc với chủ đề khác nhau được khán giả yêu thích. Với nhiều cống hiến cho nền âm nhạc Việt Nam, ông đã được tặng giải thưởng Nhà nước năm 2017.

Nhạc sĩ Trần Tiến tại Chương trình ra mắt sách Hoàng Cầm về Kinh Bắc và giao lưu kỷ niệm 100 năm ngày sinh thi sĩ Hoàng Cầm tại Đường sách TPHCM - Ảnh: VGP/Khởi Minh

Diêu bông thắp lại mộng mơ

Tại buổi giao lưu, nhạc sĩ Trần Tiến cho hay, ông biết đến nhà thơ Hoàng Cầm khá trễ. Bên chén rượu với người bạn và nhà thơ Thu Bồn tại nhà mình vào cuối những năm 80, lần đầu, ông được nghe "Lá diêu bông" của thi sĩ Hoàng Cầm. "Lúc đó, tôi nghe mà rùng mình, tự hỏi tại sao có bài thơ hay đến vậy?", nhạc sĩ Trần Tiến nhớ lại.

Cuộc hội ngộ trôi qua, bẵng nhiều năm sau đó, tưởng đâu đã quên rồi nhưng duyên số lại gắn sáng tác của Trần Tiến với thơ Hoàng Cầm. Lần đó, nhạc sĩ Trần Tiến nhận đơn đặt hàng sáng tác của một người bạn làm việc ở Ban Dân số - Kế hoạch của Trung ương Đoàn với đề tài khá hóc búa, viết nhạc để tuyên truyền với người trẻ: Đừng vội yêu, Yêu thì đừng vội lấy, Lấy thì đừng vội đẻ, Đẻ thì đừng đẻ nhiều. Mỗi sáng tác nhận thù lao 50.000 đồng. Nhạc sĩ vui vẻ nhận lời.

Nhạc sĩ Trần Tiến còn được nhờ làm người "mai mốt" tìm nhạc sĩ sáng tác các ca khúc cho chủ đề này. Thế nhưng, sát ngày nộp tác phẩm, sự cố xảy ra khi có nhạc sĩ báo không hoàn thành được. Vậy là, tác giả "Cô bé vô tư" phải đảm trách luôn phần sáng tác cho chủ đề "Đừng vội lấy chồng". Chỉ còn một ngày để sáng tác, khi mọi thứ tưởng bế tắc thì cơ duyên chợt đến. Ngay chiều hôm đó, trong một cuộc gặp gỡ bạn bè, ông chợt nghe lại câu "Bướm vàng đậu trái mù u. Lấy chồng càng sớm lời ru càng buồn". Lúc đó, tứ bài hát xuất hiện, ông mỉm cười suốt đoạn đường về.

Hình ảnh chiếc lá diêu bông ngày nào qua giọng đọc của thi sĩ Thu Bồn lại hiện về, rõ như mới hôm qua. Vậy là diêu bông trở thành hình ảnh đẹp trong bài hát nổi tiếng một thời của nhạc sĩ Trần Tiến. Vẫn chất giọng trầm ấm quen thuộc, nhạc sĩ Trần Tiến cất tiếng hát "Ru em thời thiếu nữ kiêu sa. Em đố ai tìm được lá diêu bông. Em xin lấy làm chồng"… Và nữa, giọng hát ấy lại ngân lên trong ánh mắt hoài niệm của nhiều khán giả tham gia chương trình giao lưu tại Đường sách TPHCM, rằng: "Ru em thời con gái hay quên. Thương em anh tìm được lá diêu bông. Sao em nỡ vội lấy chồng"…

Trần Tiến nói, điều ông tiếc nhất là từ khi sáng tác ca khúc "Sao em nỡ vội lấy chồng" đến lúc nhà thơ Hoàng Cầm qua đời, ông chưa kịp hỏi lá diêu bông là lá gì, ở đâu. Nhưng rồi ông nghĩ, hỏi để làm gì vì biết đâu khi rõ về lá diêu bông, tâm hồn người nghe đâu còn mộng mơ, thấm đẫm yêu thương như vậy. Cho là nó không có thật đi, nhưng nó gieo vào lòng người nghe sự mộng mơ, sự yêu đời đã đủ giá trị rồi. Bài hát "Sao em nỡ vội lấy chồng" nhanh chóng nổi tiếng khi chạm tới nỗi lòng của thế hệ trẻ. 

Ấn bản “Hoàng Cầm về Kinh Bắc” được giới thiệu tới công chúng nhân 100 năm ngày sinh của thi sĩ “Bên kia sông Đuống” - Ảnh: VGP/Khởi Minh

Đâu chỉ mỗi "diêu bông"

Nhạc sĩ Trần Tiến xúc động kể lại: Ngày nhận giải Nhất trong một cuộc thi sáng tác của Trung ương Đoàn cho tác phẩm "Sao em nỡ vội lấy chồng" với giải thưởng 2.000.000 đồng [số tiền rất lớn ngày ấy], nhạc sĩ Trần Tiến đứng trên sân khấu nói với thi sĩ Hoàng Cầm: "Anh Hoàng Cầm ơi, lên sân khấu đi anh. Em xin gửi anh quà tặng". Nhà thơ Hoàng Cầm lúc đó từ chối, ông nói: "Tiến có phổ thơ gì của tôi đâu. Tiến chỉ có nói lá diêu bông thôi. Tôi không nhận". Lúc đó, nhạc sĩ nói với thi sĩ rằng, chỉ có chữ lá diêu bông thôi nhưng đủ thắp lên cho những người trẻ thế hệ sau hiểu rằng, không còn mộng mơ, thơ ngây, trẻ dại nữa thì chẳng có lý do gì thi ca nhạc họa ở lại với ta cả. "Chiếc lá diêu bông ngày ấy của anh Hoàng Cầm xây lên trong tôi một thế giới mộng mơ để ngay bây giờ nghĩ lại tôi vẫn thấy lòng mình hạnh phúc", nhạc sĩ chia sẻ.

Cho đến tận bây giờ, thi thoảng, người ta vẫn nghe ai đó nhẩm vài câu trong bài "Lá diêu bông" của thi sĩ Hoàng Cầm. Và lời bài hát "Sao em nỡ vội lấy chồng" của nhạc sĩ Trần Tiến cũng được nhiều người thuộc nằm lòng. Lá diêu bông cũng xuất hiện trong nhiều sáng tác khác để trở thành hình ảnh ví von cho tình yêu của nhiều thế hệ.

Nhưng đâu chỉ có "lá diêu bông", trong sự nghiệp sáng tác của mình, thi sĩ Hoàng Cầm gieo vào lòng người yêu thơ rất nhiều hình ảnh đẹp, nhất là về Kinh Bắc. Trong phần giới thiệu "Hoàng Cầm về Kinh Bắc" vừa ra mắt độc giả cả nước, nhóm biên soạn sách có viết: Sự nghiệp mà thi sĩ Hoàng Cầm để lại cho hậu thế rất phong phú, bao gồm nhiều vở kịch thơ, tập thơ, trường thi… nhưng "Về Kinh Bắc" là tập thơ tiêu biểu nhất của ông về tình ý, tâm sự, giọng điệu, thi pháp. Đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông vì gắn với những huyền thoại về cuộc đời, nghiệp thơ, phận thơ, mệnh thơ của tác giả. Không những thế, tập thơ còn là một sử thi trữ tình độc nhất vô nhị về văn hóa Kinh Bắc, vùng văn vật lâu đời của người Việt.

Tập sách "Hoàng Cầm về Kinh Bắc" phiên bản đặc biệt do NXB Hội Nhà văn và Quỹ Tưởng niệm 100 năm Hoàng Cầm vừa phát hành gồm tập thơ "Về Kinh Bắc" với những chỗ khảo dị qua ba lần xuất bản và một số bài viết chọn lọc về "Về Kinh Bắc" và thơ Hoàng Cầm cùng những tư liệu quý hiếm về cuộc đời và tác phẩm của thi sĩ được nhiều thế hệ mến mộ./.

Khởi Minh

Video liên quan

Chủ Đề