Bố cục của văn bản tôi đi học

Tóm tắt văn bản Tôi đi họcbố cục văn bản Tôi đi học được chia sẻ trong bài viết này, giúp các em học sinh có thêm kiến thức khi học tập và ôn tập.

Ngữ văn 8 có nhiều tác phẩm hay và quan trọng trong chương trình Ngữ văn THCS. Mỗi một văn bản đều có những nét đặc sắc riêng. Trong đó, văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh diễn tả tâm trạng đầy cảm xúc về ngày đầu tiên đi học. Hãy cùng tóm tắt văn bản Tôi đi học và nếu rõ bố cục văn bản Tôi đi học ngay dưới đây.

Bố cục và tóm tắt văn bản Tôi đi học chi tiết

Bố cục văn bản Tôi đi học

Việc chia rõ bố cục văn bản giúp người đọc dễ xác định nội dung chính và nắm bắt vấn đề hơn. Đối với văn bản Tôi đi học, chúng ta có thể hiến hành chia thành ba phần.

Phần đầu: Bắt đầu từ đầu đến đoạn “lướt ngang trên ngọn núi”. Đoạn này tập trung diễn tả tâm trạng và cảm xúc nhân vật tôi khi đi trên đường đến trường. Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm cao để diễn tả sự hồi hộp nhưng hào hứng của nhân vật.

Phần hai: Bắt đầu từ “trước sân trường làng Mĩ Lí” cho đến “…xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết”. Tác giả diễn tả nhiều cung bậc cảm xúc của nhân vật. Từ niềm vui, hứng khởi khi được gặp nhiều bạn mới. Rồi cả cảm giác cô đơn, trống trải, không nỡ xa nhà, xa mẹ.

Phần ba: Đoạn cuối cùng của văn bản là những cảm xúc của “tôi” khi đã bước vào tiết học đầu tiên. Một chân trời mới được mở ra trước mắt, ‘tôi” sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn, thử thách mới.

Tóm tắt văn bản Tôi đi học [ Mẫu số 1 ]

Khi đã trưởng thành, tác giả Thanh Tịnh vẫn nhớ như in ngày đầu tiên đi học. Đó là một buổi sáng sương thu và gió lạnh. Mẹ dắt tay cậu bé đi đến trường. Con đường này tác giả đã qua lại nhiều lần nhưng nay bỗng trở nên lạ lùng. Cảm giác vui sướng trộn lẫn sự e dè và những suy nghĩ ngây ngô rằng chỉ có người thành thạo mới cầm nổi bút thước. Bộ áo mới khoác trên người bỗng trở nên trang trọng và đứng đắn. Những cảm giác đó theo dòng suy nghĩ của cậu bé đến trường.

Ba hồi trống vang lên, trong lòng cậu bé vẫn có những nổi sợ vẩn vơ, sợ điều mới lạ và những khó khăn sắp phải đối mặt. Lời nói của ổng đốc thật ấm áp, vang lên trầm ấm và nghiêm trang, kêu gọi các cô cậu học sinh vào lớp. Nhân vật tôi bỗng òa khóc, mẹ phải đến bên an ủi và dắt vào lớp học. Bàn ghế và những người bạn bỗng trở nên thân quen dù chưa từng gặp mặt. Bàn tay đặt ngay ngắn trên bàn, tập đánh vần dòng chữ: “Hôm nay tôi đi học”.

Tóm tắt văn bản Tôi đi học [ Mẫu số 2 ]

Truyện ngắn Tôi đi học được kể lại qua lời tự sự của nhân vật “tôi”.  Đó là những kỉ niệm, cảm xúc khó tả trong ngày đầu đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, trời mây trong xanh, cảm giác se lạnh. Tôi được mẹ dắt tay đưa đến trường, trên con đường làng dài và hẹp. Đây là ngày khai giảng đầu tiên mà tôi trải qua, cũng là ngày đầu tiên tôi đến với trường học.

Cảm xúc bỡ ngỡ xen lẫn hồi hộp và cả sự trân trọng, ngưỡng mộ sự  tôn nghiêm của trường lớp. Khung cảnh rộng lớn, to và khang trang hơn so với tưởng tượng. Tiếng trống trường vang lên xóa tan dòng suy nghĩ của đứa trẻ. Tôi không dám bước vào lớp vì không muốn xa mẹ. Mãi đến khi mẹ và ông đốc tiến đến an ủi, động viên. Cô giáo trẻ đứng chờ sẵn ở cổng lớp, nở nụ cười thật tươi. Tôi cảm nhận sự ấm áp, bình yên đến lạ, mọi thứ trở nên thân quen. Cả lớp chúng tôi cùng đánh vần dòng chữ: “Tôi đi học”.

Trên đây là phần tóm tắt văn bản Tôi đi học và bố cục văn bản Tôi đi học được nêu chi tiết mà chúng tôi tổng hợp được. Đây sẽ là nguồn tài liệu dành cho các bạn học sinh tham khảo khi học tập. Chúc bạn sẽ luôn gặp may mắn và thành công trong quá trình học tập.

  • Xem thêm: Ý nghĩa của Chiếc lá cuối cùng một hình tượng nhân văn
Văn Học Lớp 8 -

Soạn Văn 8 Tôi đi học được VnDoc sưu tầm và đăng tải để các bạn cảm nhận sâu sắc hơn tâm trạng hồi hộp, lo lắng, sợ sệt, náo nức trong buổi đầu đi học lớp 1 của nhân vật “tôi” thông qua những dòng hồi tưởng nhẹ nhàng, miên man về những kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Soạn bài Tôi đi học lớp 8

  • Soạn văn 8 bài Tôi đi học mẫu 1
  • Soạn văn 8 bài Tôi đi học mẫu 2
    • Bố cục bài Tôi đi học:
    • Câu 1:[trang 9 sgk Ngữ Văn 8 tập 1]
    • Câu 2: [trang 9 sgk Ngữ Văn 8 tập 1]
    • Câu 3: [trang 9 sgk Ngữ Văn 8 tập 1]
    • Câu 4: [trang 9 sgk Ngữ Văn 8 tập 1]
    • Câu 5: [trang 9 sgk Ngữ Văn 8 tập 1]
    • Câu 1 [trang 9 Ngữ Văn lớp 8 Tập 1]:
    • Câu 2 [trang 9 Ngữ Văn lớp 8 Tập 1]:
  • Dàn ý phát biểu cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học

  • Soạn bài lớp 8: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
  • Soạn bài lớp 8: Tính thống nhất chủ đề của văn bản
  • Phân tích truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh
  • Văn mẫu lớp 8: Cảm nhận của em về nhân vật "tôi" trong truyện ngắn "Tôi đi học" của Thanh Tịnh

Soạn văn 8 bài Tôi đi học mẫu 1

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Về tác giả:

Nhà thơ Thanh Tịnh [1911-1988] quê ở ngoại ô thành phố Huế, tên khai sinh là Trần Văn Ninh, lên 6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh. Thanh Tịnh học tiểu học và trung học ở Huế, từ năm 1933 bắt đầu đi làm nghề hướng dẫn viên du lịch rồi vào nghề dạy học. Đây cũng là thời gian ông bắt đầu sáng tác văn chương.

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Thanh Tịnh đã có những đóng góp trên nhiều lĩnh vực: truyện ngắn, truyện dài, thơ, ca dao, bút kí văn học,... song có lẽ thành công hơn cả là truyện ngắn và thơ.

2. Về tác phẩm:

a] Đọc toàn bộ truyện ngắn, những kĩ niệm về buổi tựu trường đầu tiên được nhà văn diễn tả theo trình tự:

  • Từ hiện tại nhớ về quá khứ: tiết trời cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật "tôi" nhớ lại.
  • Dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi" trở về con đường cùng mẹ tới trưởng.
  • Cảm giác của nhân vật "tôi" khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn các bạn, lúc nghe gọi tên mình vào lớp.
  • Tâm trạng hồi hộp của nhân vật "tôi" lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên.

b] Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" khi cùng mẹ đi trên đường tới trường, khi nghe gọi tên và phải rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp, khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên:

  • Con đường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, nhân vật "tôi" cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình.
  • Nhân vật "tôi" cảm thấy trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay.
  • Cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác.
  • Ngạc nhiên thấy sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa.
  • Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường. Nhân vật "tôi" cảm thấy mình bé nhỏ, do đó lo sợ vẩn vơ.
  • Giật mình và lúng túng khi nghe gọi đến tên mình.
  • Càng cảm thấy sợ khi sắp phải rời bàn tay dịu dàng của mẹ.
  • Nghe những tiếng khóc của bạn, cảm thấy bước vào thế giới khác, xa lạ.
  • Vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin khi bước vào giờ học đầu tiên.

c] Cảm nhận về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu đi học:

  • Ông đốc là một người lãnh đạo nhà trường rất hiền từ, nhân ái.
  • Thầy giáo trẻ niềm nở, tươi cười đón nhận học sinh lớp mới.
  • Các bậc phụ huynh đều chuẩn bị chu đáo cho con em mình trong buổi tựu trường đầu tiên, đều trân trọng dự buổi khai giảng và hồi hộp cùng các em.

Thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé trong lần đầu đi học tỏ ra rất có trách nhiệm, tạo ra ấn tượng tốt đẹp trong các em ngay từ bổi đầu tiên đến trường.

d] Đặc sắc về nghệ thuật thể hiện trong truyện ngắn:

Truyện được cấu tạo theo dòng hồi tưởng, mạch truyện phát triển theo trình tự thời gian và cảm nghĩ chân thành của nhân vật "tôi".

Trong truyện, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức kể và tả. Điều đó giúp cho cảm xúc, tâm trạng của nhân vật được thể hiện một cách tự nhiên, hợp lí.

Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ:

  • Tình huống truyện.
  • Ý nghĩ ngây thơ của nhân vật "tôi".
  • Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và những nhân vật khác qua lời kể của nhân vật "tôi".

II - RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt bài Tôi đi học

Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi" về những kỉ niệm buổi tựu trường. Đó là cảm giác náo nức, hồi hộp, ngỡ ngàng với con đường, bộ quần áo, quyển vở mới, với sân trường, với các bạn; cảm giác vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, vừa ngỡ ngàng vừa tự tin và vừa nghiêm trang vừa xúc động bước vào giờ học đầu tiên.

Mời xem thêm: Tóm tắt truyện ngắn Tôi đi học bằng một đoạn văn ngắn

2. Cách đọc:

Văn bản Tôi đi học là một văn bản biểu cảm xen tự sự, thuộc thể loại truyện ngắn nhưng sức hấp dẫn của nó không thể hiện qua các sự kiện, xung đột nổi bật. Người đọc sở dĩ cảm nhận được cái dư vị ngọt ngào, man mác trong tâm trạng của một cậu bé ngày đầu tiên đến trường là nhờ ngòi bút trữ tình, giàu chất thơ của tác giả. Vì vậy, khi đọc, cần chú ý:

Theo dòng hồi tưởng của nhân vật, những cảm xúc, tâm trạng của cậu bé được diễn tả rất sinh động: sự hồi hộp, băn khoăn lo lắng, thậm chí có cả tiếng khóc, đôi chút tiếc nuối vẩn vơ, vừa náo nức vừa bỡ ngỡ,...

Đọc bài văn bằng giọng điệu nhẹ nhàng, trầm lắng, chú ý những đoạn diễn tả các tâm trạng khác nhau: khi thì háo hức, khi thì hồi hộp, lúc lo âu của cậu bé cũng như của các bạn nhỏ. Những câu đối thoại của "ông đốc" cần đọc chậm rãi, khoan thai, thể hiện sự ân cần, niềm nở của những người lớn khi đón các em vào trường.

Soạn văn 8 bài Tôi đi học mẫu 2

Bố cục bài Tôi đi học:

Chia làm 4 phần:

Phần 1: Từ đầu đến “… rộn rã”: Những hình ảnh gợi cho nhân vật “tôi” nhớ về kỉ niệm ngày tựu trường.

Phần 2: tiếp theo “….trên ngọn núi”: Cảm nhận của “tôi” trên con đường cùng mẹ tới trường.

Phần 3: Từ “Trước sân trường ….” đến “…chút nào hết.”: Tâm trạng cảm xúc của nhân vật khi đứng trước sân trường.

Phần 4: Đoạn còn lại: Dòng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi bước vào lớp học và bắt đầu tiết học mới.

Tóm tắt

Hằng năm, cứ vào cuối thu, lòng tôi lại nao nức nhớ về kỉ niệm ngày tựu trường. Tôi không thể quên buổi sáng hôm ấy, tiết trời đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi dẫn tôi đi trên con đường làng quen thuộc, nhưng lần này tôi cảm thấy lạ, bởi: Hôm nay tôi đi học. Dọc đường, nhìn các cậu bạn cùng tuổi cầm sách vở bút thước gọn gàng mà tôi thèm muốn được như thế. Trong bộ quần áo mới tôi thấy mình trang trọng và đứng đắn hơn. Trước sân trường dày đặc người, trường Mỹ Lý của tôi xinh xắn, oai nghiêm. Những cậu học trò mới như tôi bỡ ngỡ, rụt rè và cả lo sợ, bất giác chúng tôi còn òa khóc . Được sự khuyến khích, an ủi của ông Đốc và sự động viên, cổ vũ của mẹ, chúng tôi đã vào lớp. Bước vào lớp, tôi bỗng cảm thấy mọi thứ thật thân quen, từ bàn ghế đến người bạn chưa từng gặp. Tôi vòng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: Tôi đi học!

Soạn bài

Câu 1:[trang 9 sgk Ngữ Văn 8 tập 1]

- Những điều gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên:

+ Tiết trời cuối thu: Lá ngoài đường rụng nhiều, những đám mây bàng bạc…

+ Hình ảnh “mấy em nhỏ rụt rè núp dưới bóng mẹ lần đầu tiên đến trường”

- Những kỉ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự thời gian,không gian và trình tự tâm lí:

+ Trình tự thời gian: Từ hiện tại nhớ về quá khứ

+ Trình tự không gian: Trên đường đến trường, trước và trên sân trường, trong lớp học

+ Trình tự tâm lí: Khi cậu bé đi cùng mẹ trên con đường làng, khi đứng trước sân trường, khi nghe tiếng trống vào lớp, lúc thấy các anh chị lớp cũ và các bạn mới như mình, lúc chờ ông Đốc gọi tên, lúc giờ học bắt đầu

Câu 2: [trang 9 sgk Ngữ Văn 8 tập 1]

Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ cuả nhân vật “tôi” :

- Khi cùng mẹ đi trên đường tới trường:

+ Con đường, cảnh vật xung quanh vốn rất quen thuộc, nhưng hôm nay cậu cảm thấy lạ, nhận thấy cảnh vật thay đổi vì trong lòng đang có sự thay đổi.

+ Cảm thấy “trang trọng và đứng đắn” trong bộ cánh mới

+ Hai quyển vở nhỏ bỗng nặng và cậu muốn cầm chúng thật chặt, cầm cả bút thước

+ Bỗng thấy ngôi trường xinh xắn, oai nghiêm khác thường

+ Cảm thấy mình nhỏ bé, lo sợ vẩn vơ

→ Khi nghe gọi tên và phải rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp.

+ Chờ gọi tên mà cảm thấy như “tim ngừng đập”, khi nghe gọi đến tên mình thì “giật mình và lúng túng”

+ Cảm thấy “nặng nề” khi sắp phải bước vào lớp

+ Nức nở òa khóc khi thấy các bạn khóc lúc sắp bước vào lớp học

+ Có cảm giác như bước vào thế giới khác“Chưa bao giờ xa mẹ tôi như lần này”

→ Khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên:

+ Cảm thấy mới mẻ và thích thú, xốn xang: mọi thứ như vừa lạ vừa quen từ bàn ghế, lớp học đến bạn bè “Tôi nhìn bàn ghế,,,chút nào”

+ Hình ảnh cánh chim gợi nhớ kỉ niệm tuổi thơ rong chơi và tiếng phấn thầy gạch trên bảng đã đánh dấu sự sang trang trong cuộc đời và tâm tưởng của “tôi”

Câu 3: [trang 9 sgk Ngữ Văn 8 tập 1]

Cảm nhận về thái độ, cử chỉ của những người lớn

→ Phụ huynh: Chu đáo. ân cần, dịu dàng hết mực, luôn quan tâm động viên những đứa con của mình, họ cũng hồi hộp, lo lắng cùng các con.

→ Ông Đốc: Hiền hậu, kiên nhẫn, yêu thương lũ trẻ

→ Thầy giáo: Người thầy vui tính, quan tâm yêu thương học sinh

→ Những thái độ cử chỉ của người lớn đã cho ta thấy được tấm lòng yêu thương, sự quan tâm và trách nhiệm của gia đình, nhà trường đối với thế hệ tương lai.

Câu 4: [trang 9 sgk Ngữ Văn 8 tập 1]

Tìm và phân tích các hình ảnh so sánh:

- “Tôi quên thế nào được…bầu trời quang đãng”

Ý nghĩa: Đây là hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm trong sáng, đẹp đẽ của tác giả về ngày tựu trường.

- “Ý nghĩ ấy…trên ngọn núi”

Ý nghĩa: Thể hiện ý nghĩ ấy chỉ thoáng qua, không làm cậu bận tâ, hay lo lắng, đồng thời cũng cho ta thấy được tâm hồn thơ mộng của câu.

- “Cũng như tôi…ngập ngừng e sợ”

Ý nghĩa: Thể hiện tâm trạng của những cậu học trò mới, háo hức muốn bước vào trường học-một thế giới mới nhưng còn lo lắng, rụt rè

- “Nói các cậu…tưởng tượng”

Ý nghĩa: Tiếng trống có tác động mãnh liệt đến các cậu học sinh mới, như thôi thúc, giục giã những tâm hồn non nớt muốn bước vào thế giới rộng lớn nhưng còn rụt rè, e sợ.

Câu 5: [trang 9 sgk Ngữ Văn 8 tập 1]

Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của truyện:

→ Đặc sắc nghệ thuật:

+ Bố cục theo dòng hồi tường,

+ Sự đan xen các phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm

+ Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật tinh tế, đặc sắc.

→ Sức cuốn hút của tác phẩm:

+ Tình huống truyện theo dòng hồi tưởng

+ Hình ảnh tươi đẹp, trong sáng, nhẹ nhàng

+ Tình cảm ấm áp, trìu mến của người lớn và những tâm lí của các em học sinh

+ Sự gợi nhớ cho người đọc: Những hình ảnh trong bài, diễn biến tâm lí của các em dường như đều có bóng dáng của mỗi chúng ta trong ngày đầu tiên tựu trường.

Luyện tập

Câu 1 [trang 9 Ngữ Văn lớp 8 Tập 1]:

Trong truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh, dòng cảm chúng của nhân vật “tôi” đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng sâu sắc. Những cảm xúc ấy thật trong sáng, thiêng liêng. Đó là sự bồi hồi, bỡ ngỡ khi sắp bước vào một thế giới đầy mới lạ. Ai chẳng một lần lo sợ đến òa khóc như cậu trong ngày đầu tiên đến trường. Rời xa vòng tay gia đình, như chú chim non đang bắt đầu tập bay. Những cảm xúc ấy thật tự nhiên, thật đáng quý trong cuộc đời mỗi con người.

Câu 2 [trang 9 Ngữ Văn lớp 8 Tập 1]:

Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong ngày khai trường đầu tiên:

Gợi ý: Học sinh có thể kể lại ấn tượng về ngày khai trường đầu tiên của mình theo trình tự thời gian, trình tự không gian hoặc kết hợp 2 trình tự. Học sinh cần kể được những kỉ niệm đáng nhớ trong ngày khai giảng đầu tiên, cần phải trình bày được tâm trạng, cảm xúc của mình gắn với từng hình ảnh, kỉ niệm.

Mở bài: Giới thiệu khái quát về ấn tượng của ngày đầu tiên đi học.

Thân bài:

- Kể về sự chuẩn bị và tâm trạng trước ngày đầu tiên đến trường

+ Sự chuẩn bị của bản thân [sách vở, quần áo, cặp...].

+ Sự chăm chút, chu đáo của mẹ, của gia đình

+ Tâm trạng trước đêm đi học đầu tiên: háo hức, hồi hộp, trằn trọc...

- Kể về khung cảnh, cảm xúc của bản thân trên đường đến trường

+ Thời tiết, cảnh các bạn học sinh khác trên đường đến trường như mình như nào?...

+ Cảm xúc của bản thân trước khung cảnh khác thường ấy

- Kể về những kỉ niệm khi bước vào ngôi trường, lớp học

+ Kỉ niệm về ấn tượng với ngôi trường, bạn bè, thầy cô, lớp học những tình huống em gặp trong ngày đầu tiên đi học ấy

+ Tập trung kể chi tiết một kỉ niệm nào đó để lại cho em nhiều ấn tượng nhất.

Kết bài: Khái quát lại những ấn tượng sâu sắc nhất về ngày đầu tiên tới trường. Cảm xúc của em mỗi khi nhớ về ngày đó như thế nào?

Dàn ý phát biểu cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Thanh Tịnh, truyện ngắn tôi đi học và dẫn dắt vào nhân vật tôi.

Gợi ý: Những ngày mùa thu khai trường thật đẹp và nhiều ý nghĩa, nhất là đối với các bạn nhỏ lần đầu đến trường. Tác giả Thanh Tịnh đã ghi lại những xúc cảm đó của mình qua câu chuyện ngắn Tôi đi học. Bằng việc hóa thân thành nhân vật tôi, ông đã miêu tả vô cùng sâu sắc và chân thực về ngày đầu tiên đi học.

2. Thân bài

Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian: cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, say mê nhìn ngắm ngôi trường; hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên.

Thời gian: cuối thu, khi lá vàng rơi và nhìn thấy mấy em nhỏ rụt rè nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường → nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình. [Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp].

Dòng cảm xúc khởi nguồn từ tâm trạng bồi hồi và cảm giác mới mẻ trong ngày đi học đầu tiên: Được mẹ mặc cho bộ quần áo mới, thấy mình đã là người lớn.

Mọi cử chỉ, hành động đều trở nên lúng túng, vụng về. Trí óc non nớt của cậu không thể hình dung ra được những điều gì xảy ra hằng ngày trong ngôi trường đẹp đẽ kia.

Mời các bạn tham khảo tiếp tài liệu tại: Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học

Trên đây VnDoc đã hướng dẫn các bạn học sinh Soạn bài Tôi đi học, giúp các bạn hiểu rõ tác phẩm cũng như nhân vật tôi, tâm trạng lo lắng sợ sệt buổi đầu tiên đi học. Hy vọng rằng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học tốt môn Văn lớp 8. Chúc các bạn học tốt và nhớ thường xuyên tương tác với VnDoc.com để nhận được nhiều tài liệu hay bổ ích

  • Tóm tắt văn bản Tôi đi học
  • Soạn Văn 8 Tôi đi học

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Dưới đây là bài Soạn Tôi đi học bản rút gọn nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 8: Tôi đi học

  • Soạn bài Tôi đi học siêu ngắn

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 8 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 8 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

Video liên quan

Chủ Đề