Bố cục của văn bản là gì

Khi viết văn cần có sự sắp xếp rõ ràng để triển khai các ý và giúp bài văn đầy đủ, sinh động. Bài văn cần có bố cục cụ thể để người đọc nắm được nội dung văn bản. Vậy bố cục là gì là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm.

Bố cục là gì?

Theo định nghĩa sách giáo khoa 7 đưa ra cách hiểu bố cục là gì như sau: “ Văn bản không thể viết tùy tiện mà phải có bố cục rõ ràng. Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lý.”

Như vậy có thể thấy bất kỳ văn bản nào đều cần có bố cục Việc triển khai nội dung của văn bản trước hết thể hiện ở bố cục, tức người viết muốn viết gì trước, cái gì viết sau và giải quyết vấn đề ra sao thể hiện qua nội dung bố cục của bài viết. Văn bản không thể được viết một cách tuỳ tiện mà phải có bố cục rõ ràng. Tức cần theo trình tự hợp lý, giải quyết vấn đề rõ ràng chứ không lẫn lộn hay tùy tiện.

Bất kỳ văn bản nào khi có bố cụ rõ ràng, mạch lạc thì việc triển khai các ý trong văn bản đó sẽ hiệu quả, gây thiện cảm và được đánh giá cao bởi người đọc. Hệ thống các phần của văn bản cho thấy mạch phát triển của vấn đề, thể hiện sự rành mạch trong suy nghĩ của người viết. Bố cục của văn bản góp phần tạo nên sức thuyết phục của văn bản. Do đó, người viết cần có bố cục rõ ràng, mạch lạc.

Điều kiện để bố cục được rành mạch, hợp lý

Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau, đồng thời giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi.

Trình tự xếp đặt các phần, các đoạn phải giúp người viết dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra.

Bố cục thông thường của văn bản

Thông thường, một văn bản rõ ràng, mạch lạc sẽ gồm 3 phần. Mỗi phần có nhiệm vụ riêng, rõ ràng. Văn bản sẽ rành mạch, hợp lí nếu mỗi phần có sự rành mạch, hợp lí và đều hướng đến một ý chung của toàn văn bản. Bố cục chung của văn bản gồm có:

+ Mở bài: Giới thiệu nội dung sẽ triển khai, dẫn dắt người đọc nhập cuộc

+ Thân bài: Triển khai nội dung đã giới thiệu ở mở bài, giải quyết nhiệm vụ đã đặt ra

+ Kết bài: Khẳng định và nâng cao vấn đề đã trình bày ở phần nội dung.

Tuy nhiên cụ thể đối với mỗi văn bản khác nhau bố cục có thể thay đổi nội dung sao cho cụ thể để phù hợp.

Bố cục bài văn tự sự

Văn bản tự sự và miêu tả là hai văn bản được sử dụng rất phổ biến ở bậc Trung học cơ sở nên Luật Hoàng Phi xin đưa ra nội dung bố cục mẫu của hai văn bản để bạn đọc nắm được. Bố cục của một văn bản tự sự gồm:

Mở bài: Giới thiệu về câu chuyên đó

Thân bài: Kể câu chuyện đó theo một cách chi tiết

Kết bài: Kết cục của câu chuyện và cảm nghĩ của em.

Ví dụ bố cục bài văn tự sự

Để giúp bạn đọc hình dung rõ hơn đối với bố cục bài văn tự sự chúng tôi xin đưa ra mẫu để bạn đọc tham khảo. Đề bài “ Kể cho bố mẹ nghe về câu chuyện lý thú của con ở trường”.

+ Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện sinh hoạt ngoại khóa của con được tham gia rung chuông vàng tại trường trong bữa cơm của gia đình.

+ Thân bài: Kể chi tiết về câu chuyện gồm có:

Thời gian sáng thứ 2 ngày tháng năm.

Địa điểm tại trường học của con.

Hoạt động diễn ra là cuộc thi Rung chuông vàng cho học sinh khối 6.

Hoạt động của cuộc thi gồm có những hoạt động: Giới thiệu, văn nghệ, tổ chức thi.

Diễn biến cuộc thi hấp dẫn, loại được bao bạn qua từng câu hỏi.

Kết quả chung cuộc bạn học sinh đạt giải là ai, học lớp nào và giải thưởng ra sao.

+ Kết bài: Nêu cảm xúc trước hoạt động và cảm nghĩ về cuộc thi cho cha mẹ.

Bố cục văn bản miêu tả

Văn bản miêu tả chủ yếu viết ra để miêu tả về các sự vật sự việc, người được nhắc đến. Bố cục bài văn miêu tả cũng gồm nội dung 3 phần:

+ Mở bài: Giới thiệu vấn đề được tả.

+ Thân bài: Tập trung tả từ chung đến chi tiết theo một thứ tự nhất định.

+ Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.

Ví dụ bố cục văn bản miêu tả

Với đề bài “Miêu tả người thân yêu của em” thì bố cục bài văn miêu tả như sau:

+ Mở bài: Giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp về người thân yêu nhất của em là ai.

“ Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

[Ca dao]

Quả thật công cha nghĩa mẹ là thứ vô cùng to lớn mà không ai có thể đếm hết được. Mẹ là người sinh ra em, yêu thương chăm sóc em từng ngày lớn lên. Mẹ là người thân yêu nhất của em.

+ Thân bài:

Tả từ chung đến chi tiết về mẹ.

Giới thiệu về mẹ: tuổi tác, làm gì, ..

Ngoại hình của mẹ ra sao: Tóc dài/ngắn, đen hay nâu; mắt tròn như bồ câu hay mắt đen; mũi; miệng;.. dáng người cao béo, thấp gầy ra sao?…

Tính cách mẹ như nào: hiền lành; dịu dàng; tốt bụng;…

Cách mẹ đối xử với mọi người ra sao?

Cách mẹ dạy dỗ con như nào.

+ Kết bài: nêu tình cảm dành cho mẹ và cảm nghĩ về mẹ.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Bố cục là gì. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.

Bố cục của văn bản Thánh Gióng là gì?

Có thể chia văn bản thành 4 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến “đặt đâu nằm đấy” : Sự ra đời của Gióng. + Đoạn 2: Tiếp theo đến “giết giặc cứu nước” : Gióng đòi đi đánh giặc, sự lớn bổng kì lạ. + Đoạn 3: Tiếp theo đến “lên trời, biến mất” : Gióng đánh giặc và bay về trời.

Bố cục của văn bản thông tin là gì?

Bố cục của văn bản thông tin gồm 3 phần: + Phần 1: Giới thiệu mục đích. + Phần 2: Liệt kê những gì cần chuẩn bị trước khi thực hiện trò chơi hay hoạt động. + Phần 3: Trình bày các bước cần thực hiện.

Bố cục là gì trong văn?

Bố cục văn bản là cách sắp xếp, bố trí các thành phần nội dung theo một trình tự, hệ thống một cách rõ ràng, rành mạch và hợp lý. Trong bất kỳ một văn bản nào thì bố cục cũng đều chia thành 3 phần chính gồm: mở bài, thân bài và kết luận.

Bố cục của văn bản bạn đã biết gì về sóng thần?

có bố cục gồm 3 phần: + Mở bài: từ đầu đến “năm 1958 cao đến 525m” - giới thiệu khái quát và quá trình xảy ra hiện tượng sóng thần. + Nội dung: tiếp đến “khi sóng thần đến” - giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra hiện tượng sóng thần. + Kết thúc: Còn lại - trình bày sự việc cuối của hiện tượng sóng thần.

Chủ Đề