Biến pháp chủ yếu nâng cao giá trị sản phẩm cây cao su cà phê ở Đông Nam Bộ là

Bài 1: Hệ lụy từ sản xuất tự phát

Với sản lượng toàn vùng chiếm vị trí áp đảo trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tuy nhiên, do phát triển tự phát, nhiều loại cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ không những không phát huy được thế mạnh, mà ngược lại, phải đối mặt với hệ lụy nghiêm trọng.

Phá vỡ quy hoạch

Theo Cục Trồng trọt [Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn], diện tích cây cao-su ở Đông Nam Bộ hiện nay vào khoảng 543.372 ha [vượt 153.372 ha so với quy hoạch], chiếm 63,34% diện tích và 73,92% sản lượng mủ cao-su của cả nước. Diện tích cây hồ tiêu ở khu vực này cũng lên tới 47.985 ha [vượt quy hoạch hơn 23.000 ha], chiếm 33,73% diện tích và 71,24% sản lượng của cả nước. Nhìn vào những con số nêu trên, có thể thấy diện tích cao-su, hồ tiêu ở Đông Nam Bộ những năm qua tăng rất nhanh. Việc phá vỡ quy hoạch các loại cây trồng này đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Ông Phạm Thái Hòa, ấp 7, xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài [tỉnh Bình Phước] cho biết: Năm 2005, thời điểm cao-su được giá, gia đình tôi đầu tư trồng hơn một nghìn cây. Đến khi cao-su được khai thác cũng là lúc giá giảm mạnh và duy trì mức giá thấp từ đó cho tới nay. Vì giá bán thấp, nên chúng tôi cũng không có điều kiện để đầu tư chăm sóc tốt cho cây. Trước đây, bình quân mỗi héc-ta bón một tấn phân, bây giờ tài chính eo hẹp cho nên lượng phân phải cắt giảm một nửa. Chăm bón không tốt, sản lượng cũng như chất lượng mủ giảm rất nhiều. Với giá bán như hiện nay, mỗi héc-ta cao-su chỉ lời được khoảng 30 đến 35 triệu đồng/năm, nếu thuê thêm nhân công cạo mủ, coi như hòa vốn. Tại tỉnh Đồng Nai, thời điểm trước năm 2010 giá mủ cao-su tăng cao, đạt mức 80 nghìn đồng/kg khiến người dân trong tỉnh đồng loạt mở rộng diện tích, nhất là giai đoạn những năm 2006 - 2007. Những năm 2011 - 2012, nhiều diện tích mới trồng cho khai thác mủ cũng là lúc cung vượt cầu, giá mủ cao-su giảm sâu xuống 30 đến 40 nghìn đồng/kg, nhiều thời điểm chỉ còn 4 đến 5 nghìn đồng/kg. Không ít người trồng cao-su lâm vào cảnh điêu đứng.

Cùng với cao-su, diện tích cây hồ tiêu ở Đông Nam Bộ cũng tăng nhanh. Giai đoạn 2010 - 2013, giá hồ tiêu tăng từ 40 lên 80 nghìn đồng/kg. những năm 2014-2016 có thời điểm giá hồ tiêu đạt mức 230 nghìn đồng/kg. Ở thời kỳ đỉnh cao của cây hồ tiêu, người dân ồ ạt mở rộng diện tích. Đơn cử như tại tỉnh Đồng Nai, diện tích hồ tiêu thời điểm hiện tại vượt quy hoạch năm 2020 khoảng bảy nghìn héc-ta.

Tại tỉnh Bình Phước, diện tích hồ tiêu hiện nay là 17.178 ha, tăng 59,75% so với thời điểm cách đây 5 năm, vượt quy hoạch đến năm 2020 khoảng ba nghìn héc-ta. Diện tích trồng tăng khiến cung vượt cầu, giá hồ tiêu ở Đông Nam Bộ hiện chỉ còn khoảng 52 đến 55 nghìn đồng/kg. Đây là cú sốc lớn đối với người nông dân. Ngoài áp lực về giá bán, người trồng tiêu còn phải đối mặt với dịch bệnh trên cây. Nguyên nhân là do thời điểm diện tích hồ tiêu tăng mạnh, nguồn cung cấp giống tốt hạn chế, người dân lựa chọn cả cây giống kém chất lượng, trồng trên những vùng đất không phù hợp, thời tiết cực đoan khiến sâu bệnh phát sinh. Giá tiêu giảm sâu, thiếu kinh phí, nông dân chăm sóc không chu đáo dẫn đến tình hình sâu, bệnh diễn biến phức tạp, tiêu chết nhiều. Từ giữa năm 2017 đến nay, nhiều hộ dân đã chặt bỏ vườn tiêu của mình để trồng loại cây khác.

Cây điều vốn là thế mạnh của vùng, diện tích hiện nay vào khoảng 183.082 ha, chiếm 60,61% diện tích và 71,24% sản lượng điều cả nước. Tuy nhiên, phần lớn diện tích điều ở Đông Nam Bộ được trồng ở những vùng đất xấu, thiếu nước, vùng sâu, vùng xa; chưa kể diện tích manh mún cho nên công tác đầu tư thâm canh thấp, việc phòng trừ dịch hại chưa kịp thời. Diện tích điều già cỗi lớn nhưng việc tái canh bằng giống mới còn chậm. Năng suất, hiệu quả canh tác chưa như mong muốn, nhiều người đã chặt bỏ vườn điều để chuyển đổi qua các loại cây trồng khác.

Mới đây, ông Bùi Khắc Ngân, ở xã Phú An, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đã quyết định chặt bỏ gần như toàn bộ hai héc-ta điều đang ở giai đoạn sung sức nhất, để trồng bưởi da xanh. Theo ông Ngân, thời tiết thất thường khiến cây điều cho năng suất thấp, giá cả bấp bênh là nguyên nhân khiến ông phải chặt bỏ vườn điều gắn bó với gia đình hơn 10 năm qua. Không chỉ ông Ngân, nhiều hộ nông dân khác trong vùng cũng chặt bỏ vườn điều của mình để lấy đất đầu tư trồng loại cây khác. Theo tính toán của các hộ trồng điều tại huyện Tân Phú, một héc-ta điều nếu đạt năng suất cao, hơn ba tấn/ha, với giá bán từ 22 nghìn đồng/kg trở lên, một năm cũng chỉ thu về được 70 đến 80 triệu đồng. Trong khi nhiều loại cây khác tại địa phương như bưởi, sầu riêng và chanh dây, mỗi héc-ta một năm có khi cho lợi nhuận vài trăm triệu đồng.

“Do hiệu quả kinh tế của cây điều so với một số cây trồng khác thấp hơn nhiều lần, nên người dân đã chuyển sang trồng loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn” - Chủ tịch UBND xã Phú An Đỗ Thành Huy cho biết. Tình trạng sụt giảm diện tích điều ở Đồng Nai đang ở mức báo động. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai Huỳnh Thành Vinh cho biết, trong 5 năm gần đây, diện tích điều của tỉnh đã giảm hơn 10 nghìn héc-ta, từ 47.760 ha năm 2012 xuống 37.447 ha vào cuối năm 2017.

Công nghệ sản xuất lạc hậu

Theo Cục Chế biến nông sản và Phát triển thị trường [Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn], cả nước hiện nay có khoảng 161 nhà máy, xưởng chế biến mủ cao-su với tổng công suất chế biến hơn 1,2 triệu tấn mủ khô/năm. So với những năm trước, toàn ngành đã tăng thêm hơn 400.000 tấn. Công nghệ sơ chế cao-su ở Việt Nam [trọng điểm là ở Đông Nam Bộ] được đánh giá là tương đối ổn định. Hiện cao-su Việt Nam đứng thứ ba thế giới về sản lượng và được xuất khẩu sang 78 thị trường, tuy nhiên, hầu hết vẫn xuất thô, giá trị thấp. Việc chế biến sâu cao-su sẽ cho giá trị gia tăng cao, nhưng ngành công nghiệp này còn nhiều bất cập. Cụ thể, quy mô sản xuất các sản phẩm cao-su công nghiệp hiện nay chiếm tỷ lệ rất thấp, công nghệ chế biến chưa bắt kịp với yêu cầu về chất lượng, mẫu mã của thị trường. Chưa kể đến việc chất lượng cao-su thiên nhiên không ổn định, chủng loại sản phẩm không phù hợp, ngành công nghiệp chế biến cao-su trong nước hằng năm phải nhập một lượng nguyên liệu lớn từ các nước khác.

Đối với ngành điều, cả nước hiện mới có khoảng 20 trong tổng số 465 doanh nghiệp đầu tư vào việc chế biến sâu [tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ] với công suất 15,4 nghìn tấn sản phẩm/năm, còn lại là các cơ sở nhỏ lẻ. Khâu chế biến sơ chỉ cho lợi nhuận tương đương 18% chuỗi giá trị điều. Phần lợi nhuận lớn nhất vẫn nằm ở khâu chế biến rang muối và phân phối với tổng giá trị chiếm tới 60%. Thế nhưng ngành điều chưa khai thác được tiềm năng này. Hiện nay, các doanh nghiệp chế biến nhân điều để xuất khẩu là chủ yếu, tỷ lệ chế biến sâu [điều rang muối, điều chiên bơ, điều có gia vị, điều hỗn hợp, bánh kẹo điều,…] còn rất ít, chỉ chiếm khoảng 6%. Chưa có sự hỗ trợ chế biến sâu các sản phẩm phụ, công tác xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm còn yếu.

Sự bấp bênh về nguồn cung khi phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu cũng khiến các doanh nghiệp chế biến điều của Đông Nam Bộ đối mặt với nhiều rủi ro. Hiện nay, hàng loạt nhà máy chế biến điều ở Đông Nam Bộ rơi vào cảnh “cửa đóng then cài”. Ở địa phương trồng nhiều điều nhất Việt Nam là tỉnh Bình Phước, số nhà máy chế biến hạt điều ngừng hoạt động nhiều thời điểm lên tới 70% đến 80%. Hàng loạt nhà máy chế biến hạt điều ở các địa phương khác cũng rơi vào tình cảnh tương tự…

So với ngành điều và cao-su, hơn 76% sản lượng hồ tiêu hiện nay ở Đông Nam Bộ cũng xuất khẩu dưới dạng tiêu hạt. Các nhà máy hồ tiêu ở Đông Nam Bộ chưa có dây chuyền xử lý chất lượng cao, các cơ sở chế biến và xuất khẩu nhỏ vẫn còn nhiều. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai Huỳnh Thành Vinh thừa nhận, hồ tiêu ở Đồng Nai hiện nay hầu hết là xuất thô. Nếu có sản phẩm “tinh” thì chủ yếu là hồ tiêu mua về được ngâm ủ cho lên men, đưa vào máy, chà tách vỏ lụa, tẩy mầu và sấy khô để thành tiêu sọ mầu trắng hoặc chế biến bằng cách làm sạch, xay nhuyễn, trộn làm muối tiêu. Việc này do các hộ cá thể thực hiện để bán cho thị trường trong nước với tỷ lệ khá nhỏ so với sản lượng tiêu được sản xuất ra.

[Còn nữa]

MINH HUỆ và THIÊN VƯƠNG

10:02' - 29/11/2015

BNEWS Ổn định diện tích, duy trì chăm sóc cây cao su cho qua giai đoạn khó khăn do thị trường tiêu thụ thế giới xuống thấp là cách làm của nhiều doanh nghiệp trồng cao su ở các tỉnh Đông Nam bộ hiện nay.

Ngành nông nghiệp các tỉnh và Hiệp hội cao su Việt Nam khuyến cáo các nông hộ không nên vội vã chặt bỏ diện tích cao su mới trồng, đồng thời kêu gọi các ngành chức năng cần tìm hướng phát triển ổn định và bền vững để hỗ trợ người trồng cao su, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cao su tồn tại, trụ vững trước khó khăn. Theo Hiệp hội cao su Việt Nam, đến tháng 10/2015, giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.249 USD/tấn. Qua 10 tháng năm 2015, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 874.000 tấn cao su, đạt 1,23 tỷ USD, tăng 4% về lượng nhưng giảm 15,4% về giá trị do giá giảm 18,7% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Nguyễn Đức Nhân, Chủ nhiệm Câu lạc bộ cao su Bình Phước phân tích, sở dĩ có tình trạng giảm chất lượng là vì nông dân và doanh nghiệp sản xuất cao su chưa có sự đồng bộ trong quản lý chất lượng mủ cao su từ khâu thu hoạch đến chế biến tại nhà máy.

Vì vậy, yêu cầu trước mắt là mủ cao su phải đạt được độ "sạch" mà thị trường thế giới yêu cầu. Doanh nghiệp và các nông hộ trồng cao su đại điền cũng như cơ quan quản lý địa phương cần hướng dẫn nhân công cách vệ sinh dụng cụ cạo mủ, vệ sinh vết cạo, không thu hoạch khi mưa hoặc cây đang ướt…

Mặt khác, để cây cao su khỏe, đủ sức tái tạo mủ đúng chất lượng cần phải cách giãn chu kì thu hoạch hơn so với trước đây. Các thương lái và các nhà máy chế biến không nên vì lợi nhuận mà đánh mất lòng tin với khách hàng nước ngoài. Bởi chỉ một vài hộ hoặc vài doanh nghiệp thực hiện đúng chỉ tiêu chất lượng cũng chưa đủ để toàn ngành sản xuất cao su "sạch", ông Nhân nhấn mạnh.

Do giá giảm sâu, lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu cao su thấp hơn trước nên khi xuất khẩu cao su càng nhiều, rủi ro càng cao và tình trạng đọng vốn càng lâu dẫn tới thời gian hoàn thuế giá trị gia tăng càng lớn.

Vì thế một số doanh nghiệp đã và đang chuyển sang xuất khẩu các nông sản khác như cà phê, điều, tiêu, gạo… do những mặt hàng này không gặp vướng mắc về thuế giá trị gia tăng.
Trước thực trạng này, ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai cho biết, để nâng cao chất lượng cao su Việt Nam trên thị trường, Nhà nước cần ban hành quy chuẩn quốc gia cho ngành cao su.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp với các bộ, ngành Trung ương đề ra những cơ chế hỗ trợ, giúp ngành cao su Việt Nam cũng như của tỉnh Đồng Nai vượt qua thời điểm khó khăn hiện tại.

Thêm nữa, cần nghiên cứu, dự báo chính xác nhu cầu của thị trường thế giới trong nhiều năm tới để có quy hoạch phù hợp.
Bà Trần Thị Thúy Hoa, Chánh Văn phòng Hiệp hội cao su Việt Nam cho biết, hiện nay, sản phẩm từ cao su được sử dụng nhiều nhất là lốp xe các loại, chiếm 70% sản lượng cao su thế giới.

Tuy nhiên, chất lượng mủ cao su Việt Nam lại chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của thế giới nên đây là một thiệt thòi lớn cho ngành cao su.

Dự báo lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2015 có thể đạt khoảng 1,1 triệu tấn, tăng nhẹ khoảng 3,1% về lượng. Song kim ngạch xuất khẩu cao su có thể chỉ đạt khoảng 1,6 tỷ USD, giảm khoảng 10% so với năm 2014.
Theo bà Trần Thị Thuý Hoa, để ngành cao su phát triển bền vững và người trồng cao su tiếp tục trụ lại với ngành, cần có sự liên kết ở cấp quốc tế, quốc gia và ngành hàng.

Hiệp hội Cao su Việt Nam cũng đã tham gia vào những tổ chức cao su quốc tế hàng đầu thế giới để nắm bắt thông tin, trao đổi các giải pháp ứng phó với thời kỳ giá thấp hiện nay và những giải pháp cân đối cung cầu dài hạn để hạn chế giá biến động.
Hiệp hội Cao su Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan, ban ngành, địa phương quản lý biên mậu, ngăn chặn tình trạng sản phẩm cao su kém chất lượng nhập khẩu vào Việt Nam.

Đồng thời tăng cường sự hỗ trợ của mạng lưới thương vụ Việt Nam tại các nước để thông tin về thị trường cao su, đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh với Việt Nam, tăng cường công tác xúc tiến thương mại cho ngành để mở rộng và đa dạng hóa thị trường.
Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, để ngành cao su phát triển bền vững, trước mắt phải điều chỉnh quy mô sản xuất, tạm dừng và không trồng mới cao su, tập trung tái canh vườn cây hết tuổi khai thác và thâm canh các vườn cây hiện có để nâng cao năng suất, chất lượng.

Ngoài ra, các địa phương tập trung cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường, sản xuất, tiêu thụ, giá mủ cao su cho nông dân về trung và dài hạn, giúp họ định hướng sản xuất, đầu tư theo hướng có lợi nhất.
"Các trung tâm khuyến nông cũng giúp nông dân nắm vững giải pháp kĩ thuật trồng cao su, thực hiện tiết giảm chi phí,… Với những vườn cây cao su năng suất quá thấp, sinh trưởng kém do trồng trên đất không phù hợp hoặc trồng ngoài vùng quy hoạch, chính quyền địa phương khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng.

Những nông dân cũng cần áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất, tăng hiệu quả sử dụng đất, giảm giá thành, giảm lao động, giảm bón phân, số ngày cạo, chăm sóc tối thiểu và đa dạng hóa nguồn thu nhập như trồng xen, chăn nuôi kết hợp", ông Hòa đưa ra giải pháp. Đối với vườn cao su già trong vùng quy hoạch, người trồng nên cưa đốn lấy gỗ để có nguồn thu tái canh và trang trải cuộc sống. Đồng thời sử dụng giống mới năng suất cao cho vườn cây tái canh để ứng phó hiệu quả hơn khi giá biến động.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh chế biến mủ cao su, cải tiến công nghệ, tạo cơ cấu sản phẩm hợp lý để nâng cao giá trị xuất khẩu.

Các nhà máy cũng cần tăng thêm công suất chế biến, nâng cấp, hoàn chỉnh thiết bị, đồng bộ hoá dây chuyền, đưa tỷ trọng sử dụng mủ cao su trong nước lên tối thiểu 30% vào năm 2020. Với những giải pháp mang tính dài hơn này, hy vọng ngành cao su Việt Nam sẽ thoát ra khỏi lòng luẩn quẩn như hiện nay./.

Hồng Nhung/TTXVN


Video liên quan

Chủ Đề