Bị u năng tuyến giáp nên uống thuốc gì

Các triệu chứng và dấu hiệu của suy giáp nguyên phát chủ yếu thường âm thầm và khó nhận biết. Nhiều hệ cơ quan có thể bị ảnh hưởng.

  • Biểu hiện chuyển hoá: Không chịu được lạnh, tăng cân nhẹ [do lưu giữ nước và giảm chuyển hóa], hạ thân nhiệt

  • Biểu hiện thần kinh: Hay quên, dị cảm đầu ngón tay và ngón chân [thường do hội chứng ống cổ tay gây ra bởi sự lắng đọng protein trong các dây chằng xung quanh cổ tay và mắt cá chân]; làm chậm pha phục hồi của phản xạ gân sâu.

  • Các biểu hiện tâm thần: Thay đổi về nhân cách, mờ các nếp nhăn trên khuôn mặt, chứng mất trí hoặc loạn thần [chứng điên phù niêm]

  • Biểu hiện da: Mặt phù; phù niêm; lông thưa, thô và khô; tóc khô, thưa, dễ gãy; da dày, khô, bong vảy, caroten huyết, đặc biệt đáng chú ý trên lòng bàn tay và lòng bàn chân [gây ra bởi sự lắng đọng carotene trong lớp biểu bì da giàu lipid]; lưỡi to do lắng đọng chất nền có protein trong lưỡi.

  • Các biểu hiện mắt: Sưng phù quanh mắt do thâm nhiễm mucopolysaccharides hyaluronic axit và chondroitin sulfat], mí mắt giảm vận động do giảm kích thích giao cảm.

  • Biểu hiện đường tiêu hóa: Táo bón

  • Biểu hiện phụ khoa: Rong kinh hoặc vô kinh thứ phát

  • Các biểu hiện tim mạch: Nhịp tim chậm [giảm cả hormone tuyến giáp và kích thích giao cảm gây ra nhịp tim chậm], khám thấy tim to và trên chẩn đoán hình ảnh [một phần do giãn cơ nhưng chủ yếu do tràn dịch màng ngoài tim, tràn dịch màng ngoài tim tiến triển chậm và hiếm khi gây ảnh hưởng huyết động]

  • Các biểu hiện khác: Tràn dịch màng phổi hoặc ổ bụng [tràn dịch màng phổi tiến triển chậm và hiếm khi gây ra tình trạng suy hô hấp hoặc rối loạn huyết động], giọng khàn và nói chậm.

Suy giáp thứ phát được đặc trưng bởi da và tóc khô nhưng không quá thô, da mất sắc tố, lưỡi chỉ to nhẹ, ngực không phát triển, và huyết áp thấp. Ngoài ra, tim nhỏ, và tràn dịch màng ngoài tim không xảy ra. Hay gặp hạ đường huyết vì suy thượng thận hoặc thiếu hụt hormone tăng trưởng phối hợp.

Hôn mê phù niêm là một biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của tuyến giáp, thường xảy ra ở những bệnh nhân có tiền sử suy giáp kéo dài. Đặc trưng của nó bao gồm hôn mê với hạ thân nhiệt cực nhanh [nhiệt độ từ 24 ° đến 32,2 ° C], là mất phản xạ, co giật, và suy hô hấp với ứ carbon dioxide. Hạ nhiệt nặng có thể bị bỏ sót nếu không sử dụng nhiệt kế đọc thấp. Chẩn đoán nhanh dựa trên đánh giá lâm sàng, khai thác tiền sử và khám lâm sàng là bắt buộc, bởi vì bệnh nhân có khả năng tử vong nếu không điều trị kịp thời. Các yếu tố thúc đẩy bao gồm bệnh tật, nhiễm trùng, chấn thương, các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương và tiếp xúc với lạnh.

Nhân tuyến giáp là tổn thương dạng khối u nằm ở tuyến giáp, làm thay đổi cấu trúc và chức năng của tuyến giáp. Nếu không điều trị nhân tuyến giáp dứt điểm sẽ có nguy cơ phát triển thành ung thư. Dưới đây là 6 phương pháp diệt tận gốc nhân tuyến giáp được áp dụng tại các bệnh viện lớn hiện nay.

Nhân tuyến giáp là gì?

Nhân tuyến giáp là khối u khu trú ở tuyến giáp làm ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp. Khối u này là bệnh lý của 4 – 7 % dân số trên toàn thế giới. Trong đó tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn gấp 5 lần so với nam giới. Độ tuổi dễ mắc bệnh nhất là từ 36 – 55.

Phần lớn bệnh nhân mắc nhân tuyến giáp không có triệu chứng lâm sàng. Chính bởi vậy bệnh khó khăn trong việc phát hiện và điều trị bệnh để không tiến tới K giáp. Chỉ khi nhân tuyến giáp phát triển đến kích thước lớn người bệnh mới phát hiện được nhờ khối u nổi rõ ở cổ, khi sờ thấy một hoặc nhiều nhân. Khi nhân giáp lớn sẽ chèn ép lên khí quản và thực quản gây ra hiện tượng khản tiếng, mất tiếng, khó nuốt ở cổ, cảm giác vướng ở họng,….

Ở một số trường hợp hiếm gặp, nhân giáp gây rối loạn hormone tuyến giáp, gây ra các triệu chứng như: tay run, tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực. mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, xuống cân,… Khi có các biểu hiện trên người bệnh cần phải đi khám để được điều trị bệnh kịp thời.

1. Điều trị nhân tuyến giáp bằng Thyroxine

Sử dụng Thyroxine để điều trị nhân tuyến giáp là phương pháp nhằm mục đích ức chế sự phát triển của nhân. Phương pháp này được áp dụng cho bệnh nhân trẻ tuổi, nhân tuyến giáp nhỏ, sau khi khám sàng lọc không có dấu hiệu phát triển thành u ác tính.

Nhược điểm của điều trị bằng Thyroxine đó là phương pháp này có nguy cơ làm giảm mật độ xương, gây loãng xương cho người bệnh. Nhân tuyến giáp vẫn có thể tái phát sau khi điều trị.  Thyroxine chống chỉ định cho người trên 60 tuổi, người có tiền sử bệnh tim mạch, chỉ số TSH thấp, nhân tuyến giáp có kích thước lớn.

2. Điều trị nhân tuyến giáp dứt điểm bằng phương pháp phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật được chỉ định áp dụng cho bệnh nhân có bướu nhân tuyến giáp lớn, chèn ép lên khí quản và thanh quản. Nhân tuyến giáp sau khi xét nghiệm phát hiện tế bào ung thư cũng được chỉ định phẫu thuật. Nếu bệnh nhân được chẩn đoán mắc K giáp thì sẽ được phẫu thuật hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn tuyến giáp. Nếu nhân to nhưng lành tính thì các bác sĩ sẽ phẫu thuật bán phần tuyến giáp.

Điều trị nhân tuyến giáp bằng phương pháp phẫu thuật đòi hỏi kỹ thuật và chuyên môn cao. Vì vậy người bệnh sẽ được các bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm điều trị. Nếu phẫu thuật thất bại hoặc tay nghề của bác sĩ kém sẽ gây ra các biến chứng như: liệt dây thần kinh quặt ngược, suy giáp, suy cận giáp, vết mổ sâu, để lại sẹo và kém thẩm mỹ.

3. Dùng Iốt phóng xạ điều trị nhân tuyến giáp

Điều trị nhân tuyến giáp bằng Iốt phóng xạ được áp dụng cho bệnh nhân có bướu nhân hoạt động hoặc kèm theo cường giáp. Phương pháp này tuyệt đối không được sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Phương pháp này có tỷ lệ biến chứng cao. Có khoảng 10% bệnh nhân sau 5 năm điều trị bị suy giáp. Một số khác gặp tình trạng viêm tuyến giáp hoặc nhiễm độc phóng xạ. Để tránh tối đa biến chứng sau khi điều trị bằng Iốt phóng xạ người bệnh sau khi điều trị cần tái khám thường xuyên để theo dõi. Nếu có triệu chứng bất thường như sờ thấy nhân giáp ở cổ to ra, người bệnh cần đến bệnh viện ngay để chọc hút và kiểm tra tế bào.

4. Phương pháp tiêm cồn qua da

Phương pháp tiêm cồn qua da được chỉ định điều trị nhân tuyến giáp đặc, u nang hoặc u nang dạng hỗn hợp. Qua sự hướng dẫn của máy siêu âm, cồn sẽ được tiêm qua da, tác động đến mạch máu nhỏ và gây hoại tử coagulative. Từ đó các nhân tuyến giáp sẽ bị phá hủy.

Tiêm cồn qua da được chỉ định điều trị nhân tuyến giáp cho bệnh nhân có nhân giáp lành tính và kích thước nhỏ. Với các nhân giáp cỡ lớn phương pháp này không đem lại kết quả điều trị cao. Tác dụng phụ của phương pháp này khá thấp, chỉ từ 1 – 2%, chủ yếu là gây độc, liệt dây thần kinh quặt ngược và nhiễm độc giáp.

5. Điều trị nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần

Sóng cao tần là một phương pháp hiện đại trong điều trị nhân tuyến giáp. Phương pháp này được đánh giá mang lại hiệu quả cao cho người bệnh. Các bác sĩ sẽ sử dụng dòng điện tần số cao để thu nhỏ kích cỡ của các nhân giáp lành tính trong tuyến giáp. Sau khi điều trị kích thước của nhân sẽ nhỏ đi đáng kể và không bị lớn trở lại.

Phương pháp này được đánh giá là phương pháp có nguy cơ tái phát bệnh thấp. Đặc biệt, người bệnh không cần gây mê trong điều trị vì vậy bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh sau điều trị. Gần như không có tỷ lệ biến chứng khi sử dụng phương pháp này, chỉ có 0.5 % sau điều trị cảm thấy đau và cần dùng thuốc giảm đau hỗ trợ. Điều này khiến ngày càng nhiều bệnh nhân lựa chọn sóng cao tần là phương pháp điều trị nhân tuyến giáp. Tuy nhiên phương pháp này không được áp dụng với nhân tuyến giáp ác tính.

6. Phương pháp sử dụng tia laser

Laser là một trong những phương pháp hiện đại nhất trên thế giới hiện nay để điều trị nhân tuyến giáp. Phương pháp mới này không cần gây mê trong khi điều trị. Vì vậy người bệnh sẽ hạn chế được biến chứng như mất giọng, khản tiếng, nhiễm trùng, chảy máu. Đây là phương pháp chuyên dùng trong điều trị nhân giáp lành tính, không áp dụng cho trường hợp bệnh chuyển sang giai đoạn ác tính.

Ngoài ra đây còn là cách chữa nhân tuyến giáp có tính thẩm mỹ cao, không để lại sẹo hay các dấu vết ngoài da khác. Thời gian bình phục của bệnh nhân rất nhanh, có thể xuất viện chỉ sau 1 – 2 ngày điều trị bệnh.

Mỗi bệnh nhân, mỗi loại nhân giáp sẽ có phương pháp điều trị riêng để phù hợp với thể trạng bệnh. Để biết chính xác tình trạng bệnh của mình và phương pháp điều trị hiệu quả nhất bạn cần khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa về tuyến giáp.

Bản quyền thuộc về ungthutuyengiap.org. Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng! Trân trọng cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề