Hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa cấu tạo cơ thể nấm độc và nấm thường

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Những câu hỏi liên quan

1. Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào, nấm đảm và nấm túi, nấm độc và nấm không độc? Lấy ví dụ

2. Em thấy nấm mốc thường xuất hiện ở điều kiện  thời tiết nào? Kể tên những vị trí dễ xuất hiện nấm mốc xung quanh em 

3. Hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh do nấm gây nên trên da người 

Bài Làm:

1. Đặc điểm để phân biệt:

  • Nấm đơn bào và đa bào: dựa vào cấu tạo tế bào

Ví dụ: nấm men và nấm hương

  • Nấm đảm và nấm túi: dựa vào cơ quan sinh sản của nấm là các bào tử

Ví dụ: nấm cốc và nấm mọc nhĩ

  • Nấm độc và nấm không độc: dựa vào đặc điểm bên ngoiaf, nấm độc có thêm vòng cuống nấm và bao gốc nấm xung quanh

Ví dụ: nấm độc tàn trắng và nấm hương

2. Nấm mốc thường xuất hiện ở điều kiện thời tiết: ẩm ướt, ấm áp

Một số vị trí thường thấy nấm mốc xung quanh: trong phòng bếp, trong máy giặt, máy rửa bát,...

3. Để phòng chống bệnh nấm da, chúng ta cần:

    • Để phòng ngừa bệnh nấm da, trước hết, chúng ta cần tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây nhiễm như: khăn tắm, khăn mặt, áo quần…  với người bệnh; không tiếp xúc với vật nuôi bị nhiễm bệnh
    • Mặc đồ thông thoáng, nhất là mùa hè.
    • Quần áo phải phơi nắng cho khô. Trong lúc đang bị bệnh thì cần phải ủi nóng đồ trước khi mặc lại để diệt vi nấm dính trên quần áo.
    • Vệ sinh cá nhân, giữ thân thể sạch sẽ
    • Vệ sinh môi trường sống xung quanh thoáng mát, sạch sẽ

Các loại nấm từ thiên nhiên tưởng chừng nhỏ bé vô hại nhưng thật ra lại là nguy hại tiềm ẩn nếu như chúng ta không phân biệt được đâu là loại nấm có ích cho sức khỏe và loại nào thì gây ngộ độc. Bài viết dưới đây sẽ nêu ra những cách xác định cơ bản về nấm độc hay nấm lành để trang bị thêm kiến thức cho bạn.

Liệu các bạn đã biết cách phân biệt nấm độc và nấm lành có thể ăn được chưa? Ảnh minh họa

>> Khám phá: những loài nấm kỳ lạ với hình dạng khiến người xem tròn mắt ngạc nhiên

1. Nhận biết bằng cách quan sát điểm đặc trưng của các loại nấm độc

  • Các loại nấm ăn được đa số đều có tia lá dưới mũ màu nâu hoặc màu da, một số ít ỏi trong đó là màu trắng. Còn đa phần những loại nấm có lá tia màu trắng thường có độc.

Trông các loại nấm này sặc sỡ thế thôi chứ ăn vào là nguy to

  • Tránh xa những loại nấm có màu sắc sặc sỡ, có chấm trên mũ hoặc trên thân. Những loại nấm này là nấm độc và thường ngụy trang cho vẻ bề ngoài của mình trở nên bắt mắt để thu hút con mồi, nhưng thật ra chúng rất nguy hiểm, quả thực là cái gì càng đẹp thì càng độc. 

Tưởng vô hại ai ngờ hại không tưởng

  • Nấm độc còn có hình dạng vảy trên mũ, hay theo một số cách gọi là nấm độc tán trắng hình trứng. Vừa trông giống như mảng hoặc vẩy màu sáng hoặc tối trên mũ, có thể như các vết đốm.

Nấm độc ở dưới mũ thường có vòng cuốn quanh thân cây

>> Bạn đã biết: Xuất hiện cây nấm khủng nhất Việt Nam

  • Những cây nấm mà dưới mũ của chúng có vòng cuốn bao quanh thân cây. Đây là một đặc điểm nhận dạng loại nấm có độc và đừng hái nó. 

  • Không lấy những loại nấm quá non hoặc quá già, không ăn nấm có chảy sữa.

Những loại nấm độc bạn cần biết

  • Một số loại nấm độc dễ nhận thấy: nấm có màu trắng, xanh lá, nấm trắng hình nón, nấm đen nhạt [hay nấm đen xanh, nấm bìu], nấm phiến đốm chuông...

2. Nhận biết có phải nấm độc hay không thông qua việc ngửi mùi hương

Khi chúng ta ngắt nấm mà ngửi thấy mùi thơm, cay, hắc nhẹ hoặc mùi đắng nồng vì xác định đó chính là loại nấm chứa độc. Khi lỡ ăn vào vẫn có thể cảm nhận được mùi hương của nấm như thơm dịu thì bỏ ngay. Một số loại nấm độc nằm trong trường hợp đặc biệt là không có mùi, tuy nhiên, đối với những loại này cần phải biết rõ mới phân biệt được.

Mùi hương hay vẻ ngoài trơn bóng lại càng độc hại 

3. Cách nhận biết người bị ngộ độc nấm

Người trúng nấm độc sẽ có hai biểu hiện rõ rệt chính là xuất hiện triệu chứng sớm và muộn:

  • Tình trạng có biểu hiện sớm thường là sau khi ăn 30 phút đến 2 giờ, tối đa là 6 giờ.

  • Trường hợp muộn xuất hiện sau từ 6 – 40 giờ, trung bình 12 giờ sau khi ăn.

Người bị ngộ độc nấm thường có những triệu chứng như đau bụng, nôn ói...[Ảnh minh họa]

Các nạn nhân thường sẽ có triệu chứng nôn nao, khó chịu, tiết nước bọt, nước mắt, mồ hôi, đôi khi là đau bụng dữ dội hoặc nôn ra máu, bị tiêu chảy nhiều lần, người mệt mỏi, đuối sức, lạnh toát, hoặc nổi mẩn đỏ; Nặng thì co giật, hôn mê….

>> Đỉnh cao ở bẩn: Nấm mọc cả cụm trong chậu quần áo của nữ sinh sau hè, làm ngay bữa lẩu cho ấm cúng

4. Cách sơ cứu cho người bị ngộ độc nấm

Cách cứu chữa ngay lúc này chính là cho người ăn phải nấm độc nôn hết ra, cho uống nước rồi đưa đến cơ sở y tế gần nhất. 

Không nên ăn các loại nấm không chắc chắn, nên tìm hiểu hoặc nắm những kiến thức sơ bộ về các loại nấm cũng như cách sơ cấp cứu đối với các trường hợp bị trúng độc do ăn phải nấm độc. 

Nguồn ảnh: Thế giới sinh vật

Cách loại nấm quý nhất trên thế giới:

  • Nấm Tùng Nhung [Matsutake]

  • Nấm Truffle được xếp vào loại quý hiếm giá khoảng 276 - 460 triệu VNĐ

  • Nấm Linh Chi, hay nấm trường thọ

  • Nấm khăn xếp tồn tại ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ và Australia.

  • Nấm trứng đường kính chỉ khoảng 2,5 cm

  • Nấm Vân Chi

*Cùng đón xem những thông tin về sức khỏe đời sống sẽ được cập nhật liên tục trên YAN nhé!

Nước ta là một nước có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho các loại nấm tự nhiên sinh sôi nảy nở, trong đó có nhiều loài nấm độc. Một số loài nấm độc chỉ mọc ở mùa xuân hoặc xuân - hè, một số loài khác mọc chủ yếu vào mùa hè hoặc hè - thu, một số loài khác mọc quanh năm. Chính sự thay đổi về kích thước, hình dáng, màu sắc trong thời gian ngắn dễ gây ra nhầm lẫn trong phân biệt nấm lành dùng làm thực phẩm và nấm độc.

Nấm độc là loại nấm có chứa các độc tố gây ngộ độc cho cơ thể con người và động vật khi ăn phải. Hầu hết các vụ ngộ độc không xác định được loài nấm nên việc xử trí cấp cứu còn gặp nhiều khó khăn. Diễn biến ngộ độc nấm không thể lường trước được và là nguyên nhân tử vong của hầu hết các trường hợp ngộ độc nấm xảy ra hàng năm ở nước ta.

Theo số liệu thống kê từ năm 2011 đến 2015, toàn tỉnh có 13 vụ ngộ độc thực phẩm do nấm với 90 người mắc, tử vong 3 người.Người ta có thể chia nấm độc theo cách dựa trên thành phần độc tố có trong nấm, theo thời gian tác dụng hoặc tác dụng lên cơ quan, hệ thống.

Phân biệt nấm độc

Những nấm có màu sắc sặc sỡ, nhìn bắt mắt, đủ mũ, phiến, cuống có dạng màng phình to dạng củ, vòng và bao gốc hầu hết là nấm độc, hay những nấm có bào tử màu hồng nhạt, mũ nấm màu đỏ có vẩy trắng, sợi nấm phát ra ánh sáng… thường là nấm độc. Một số loài nấm có thể có hàm lượng độc tố thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng [nấm non hay nấm trưởng thành], trong môi trường đất đai thổ nhưỡng khác nhau. Vì vậy, có thể gặp trường hợp ăn cùng một loài nấm nhưng có lúc bị ngộ độc, có lúc không. Không ăn nấm sặc sỡ, có mùi hắc, không ăn nấm quá non hay quá già và có chảy sữa... Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp ngoại lệ, như có nấm độc có màu sắc và hình dạng giống nấm thường. Vì thế rất khó để có thể nhận biết được nấm an toàn và nấm độc nếu không có đủ kinh nghiệm và kiến thức. Lời khuyên tốt nhất là hãy coi tất cả nấm ở trong rừng là nấm độc và không nên ăn.

Dưới đây là một số loại nấm độc nhưng có hình dạng giống nấm thường:

Nấm độc tán trắng: Mũ nấm màu trắng, đôi khi ở giữa có màu vàng bẩn, bề mặt mũ nhẵn và bóng khi khô, nhầy, dính khi trời ẩm. Mũ nấm lúc còn non đầu tròn, mép khum dính chặt vào cuống, sau mũ nấm lớn dần thành hình nón, cuối cùng lúc nấm trưởng thành mũ nấm trải phẳng với đường kính khoảng 5-10 cm. Phiến nấm màu trắng, cuống nấm màu trắng, có vòng cũng trắng, chân cuống phình dạng củ, có bao gốc hình đài hoa, thịt nấm mềm, màu trắng, mùi thơm dịu. Tại tỉnh ta, loại này thường mọc ở các khu rừng có tre, vầu, trúc, cọ mọc và một số khu rừng với nhiều loài cây mọc thưa. Những khu vực có nấm độc tán trắng mọc năm nay thì năm sau thường thường nấm lại mọc vì khu vực này có các bào tử nấm phát tán. Đã có nhiều người ăn và tử vong vì loại nấm này.

Nấm độc xanh đen: Loại này quả nấm thường có màu xanh ôliu hay xanh đen, vàng xanh, lúc đầu mũ có hình bán cầu, sau trải phẳng, đường kính 5-15 cm, phiến nấm màu trắng, cuống và vòng màu trắng, chân cuống nấm phình dạng củ, có bao gốc hình đài hoa. Thịt nấm mềm màu trắng, khi non có mùi thơm ngọt, lúc nấu thơm mùi hạt dẻ, già thì có mùi khó chịu. Nấm thường mọc đơn độc hoặc thành từng đám ở trên mặt đất rừng hoặc bãi cỏ. Đây là loại nấm rất độc, chỉ cần ăn một mũ nấm cũng có thể chết người.

Nấm đỏ: Quả nấm có màu đỏ rực hay đỏ cam, màu sắc có thể nhạt dần sau mưa, có phủ những vảy màu trắng, đường kính từ 10 - 15cm, cuống và vòng màu trắng hoặc vàng, chân phình dạng củ, thịt nấm trắng không có mùi vị đặc biệt. Nấm mọc đơn độc hoặc thành cụm. Loại nấm này trông rất đẹp còn được gọi là nấm bay, nấm vũ trụ, có nơi còn gọi là nấm ruồi vì dùng làm bả diệt ruồi.

Phòng ngộ độc nấm

- Không ăn nấm rừng và nấm mọc tự nhiên khi không biết đó là nấm độc hay nấm không độc. Khi biết chắc chắn nấm ăn được mới được ăn.

- Kiểm tra nấm thật kỹ trước khi nấu, tuyệt đối không dùng nấm lạ.

- Khi không phải tự tay hái nấm hoặc chưa có người phân loại thành thạo nấm độc kiểm tra, tuyệt đối không được ăn nấm.

- Không ăn thử hoặc cho động vật ăn thử, vì có loại nấm xuất hiện ngộ độc rất muộn 20-24hvì khi vừa thử chất độc chưa kịp phát tác nên rất nguy hiểm       

- Không hái nấm non để ăn [vì chưa thấy hết đặc điểm cấu tạo của nấm nên không xác định rõ loại nấm]. Không ăn nấm quá già.

- Khi bị ngộ độc nấm cần phải đưa tất cả những người bị ngộ độc và cả người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện của ngộ độc đến các cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa và theo dõi.

Lưu ý: Nếu không biết chắc là nấm độc hay nấm không độc thì không nên ăn. Bởi ăn vào nếu bị ngộ độc sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.

Video liên quan

Chủ Đề