Bao nhiêu tuổi là hết cao

Chiều cao tăng trưởng liên tục nhưng không phải mãi mãi. Đến một thời điểm nhất định, xương không thể dài thêm được nữa, chiều cao sẽ “dậm chân tại chỗ”. Vậy, độ tuổi ngừng phát triển chiều cao là bao nhiêu, cần làm gì để cải thiện chiều cao trước khi quá muộn. Cùng tìm lời giải cho câu hỏi này trong bài viết sau đây của Ketnoiyeuthuong nhé

Chiều cao người bắt đầu phát triển ngay từ trong bào thai. Tốc độ tăng trưởng tại mỗi thời điểm là khác nhau. Tuy nhiên, đến một thời điểm nhất định, chiều cao sẽ ngừng phát triển. Chiều cao lúc này chính là chiều cao tối đa mà chúng ta có thể đạt được.

Độ tuổi ngừng cao có thể khác nhau tùy vào tác động của di truyền, dinh dưỡng, cách chăm sóc sức khỏe của mỗi người. Thực tế, chiều cao có thể dừng phát triển trong giai đoạn từ 18 – 25 tuổi, thường là 20 tuổi, rất ít người có thể cao lên sau 20 tuổi.

Trong thời kỳ này, nếu bạn nhận thấy 1-2 năm liên tục, chiều cao không tăng lên là dấu hiệu thông báo rằng bạn đã ngừng phát triển chiều cao.

Dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở nam và nữ

Có rất nhiều dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao mà bạn có thể tự cảm nhận được trên cơ thể mình như sau:

  • Chiều cao bắt đầu tăng trưởng chậm lại.
  • Size giày của bạn không tăng lên nữa.
  • Các đặc điểm về sinh lý bắt đầu ổn định không còn thay đổi nhiều.

Dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở nam

  • Bộ phận sinh dục phát triển kích thước như người trưởng thành
  • Long trên cơ thể phát triển đầy đủ [tay, chân, mu..]
  • Râu, long mép trở nên cứng cáp, chắc chắn.

Dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở nữ

  • Long cánh tay, long tơ và long mu mọc đầy đủ hoàn chỉnh.
  • Cơ quan sinh dục không còn to thêm nữa, xuất hiện kinh nguyệt đều đặn.
  • Ngực không còn phát triển nữa.

Làm sao để biết mình còn phát triển chiều cao

Dựa vào độ tuổi

Nếu bạn đang trong độ tuổi dậy thì chắc chắn chiều cao của bạn vẫn còn phát triển, vì đây là giai đoạn chính để tăng chiều cao. Thông thường độ tuổi kết thúc dậy thì là 18 nhưng một số trường hợp có thể lên đến 20. Bạn có thể dựa vào từng độ tuổi mà lên kế hoạch phát triển chiều cao cho mình.

Đi kiểm tra y tế

Đây là một trong những cách hiệu quả nhất. Hãy đi ra các bệnh viện tiến hành chụp hình các lớp xương khướp. Bác sĩ sẽ kiểm tra phần sụn cho bạn. Nếu vẫn còn mở thì vẫn có thể phát triển chiều cao, ngược lại nếu phần sụn đã đóng thì cơ hội phát triển của bạn là rất thấp.

Dấu hiệu tăng chiều cao cơ thể

Cách đơn giản nhất mà bạn có thể làm đó chính là đo chiều cao theo định kỳ. Bạn có thể làm đơn giản tại nhà bằng cách đối chiếu vào bức tường, hay nhờ mọi người đo chiều cao cho mình.

Đối với trẻ từ 10 – 11 tuổi thì rất dễ nhận biết chỉ cần xem quần áo trẻ mặt, các biểu hiện cơ thể thay đổi như giọng nói, tính cách.

Tại sao 20 là độ tuổi ngừng phát triển chiều cao

Chiều cao tăng lên nhờ sự dài ra của xương. Trong khi đó, chiều dài xương tăng lên nhờ sự tăng sinh và cốt hóa của các lớp sụn nằm ở hai đầu xương. Quá trình sản sinh các lớp sụn nhanh hay chậm do hormone tăng trưởng, hormone sinh dục, gen di truyền và cách chăm sóc sức khỏe của mỗi người quyết định.

Nếu trong giai đoạn dậy thì [10-18 tuổi], hormone tăng trưởng và hormone sinh dục được sản sinh nhiều hơn, một mặt giúp trẻ hoàn thiện các cơ quan, chức năng sinh lý như người trưởng thành, một mặt cũng kích thích sự sản sinh các lớp sụn và quá trình khoáng hóa xương, giúp xương dài ra nhanh và chắc khỏe hơn.

Tuy nhiên, sau dậy thì, hàm lượng các hormone này sẽ sụt giảm đáng kể, xương không còn nhận được sự kích thích rõ rệt, tốc độ tăng trưởng giảm dần và dừng hẳn vào năm 20 tuổi. Sụn tăng trưởng ở 2 đầu xương bắt đầu cốt hóa thành xương hoàn toàn. Một khi sụn tăng trưởng đã cốt hóa thành xương, chiều cao không thể tăng lên được nữa.

Một số người dậy thì muộn có thể vẫn cao lên sau 20 tuổi, nhưng không thực sự phổ biến. Để biết chính xác mình có nằm trong nhóm thiểu số này hay không, các bạn có thể thực hiện chụp X-quang xương.

Sụn tăng trưởng là tổ chức không cản quang. Nếu trên phim chụp X-quang xương còn một khe hở mảnh tại vị trí các đầu xương tức là sụn tăng trưởng vẫn chưa cốt hóa, xương vẫn dài ra. Ngược lại, nếu không còn khe hở mảnh nào, xương không dài ra được nữa.

Hãy cải thiện trước khi đến độ tuổi ngừng phát triển chiều cao 

Sau 20 tuổi, nếu muốn cải thiện chiều cao, chỉ có một cách là thực hiện kéo chân. Tuy nhiên, phương pháp này lại vô cùng đau đớn, tốn kém, tỉ lệ biến chứng cao. Do đó, trước khi quá muộn, chúng ta cần tận dụng tối đa khoảng thời gian 20 năm đầu đời của mình để thúc đẩy chiều cao phát triển tối đa bằng các giải pháp sau đây:

Chú ý ăn uống đủ chất

Dinh dưỡng quyết định đến 32% sự phát triển chiều cao tự nhiên của con người, cũng là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất. Xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết sẽ hỗ trợ chiều cao phát triển nhanh chóng, nhất là trong giai đoạn dậy thì.

Dù bận rộn đến đâu, các bạn cũng đừng quên ăn đủ 3 bữa chính, 1-2 bữa phụ trong ngày, ăn đúng bữa. Thực đơn dinh dưỡng không nên thiên về 1-2 nhóm chất mà cần có sự đa dạng: Đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Các thực phẩm giàu dinh dưỡng, hỗ trợ phát triển chiều cao hiệu quả gồm: Thịt gà, trứng gà, sữa bò, sữa chua, cá, tôm, cua, mực, rau màu xanh lá, dâu tây, cam, cà chua…

Thường xuyên tập luyện mỗi ngày

Xây dựng thói quen tập luyện thể dục thể thao hằng ngày cũng là lưu ý quan trọng trong quá trình cải thiện chiều cao. Vận động giúp khí huyết lưu thông thuận lợi, thúc đẩy trao đổi chất, hệ xương khớp linh hoạt, tăng khả năng phản xạ, đốt cháy mỡ thừa…

Đặc biệt, tập luyện với cường độ phù hợp còn hỗ trợ quá trình khoáng hóa và mô hình hóa xương khớp, kích thích sản sinh hormone tăng trưởng, rất có lợi cho sự phát triển chiều cao tự nhiên.

Các bạn nên vận động ít nhất 1h/ngày, lựa chọn các bộ môn thể thao hỗ trợ chiều cao tăng trưởng nhanh chóng: Bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ, nhảy dây, chạy bộ, đu xà đơn, cầu lông, yoga…

Hạn chế chất kích thích

Sử dụng các sản phẩm có chứa chất kích thích là thói quen xấu nhưng lại có rất nhiều bạn trẻ hiện nay vẫn duy trì hằng ngày. Thuốc lá, bia, rượu, cà phê… đều chứa các thành phần gây hại cho sức khỏe chung cũng như hệ xương nếu sử dụng liên tục.

Trong đó, nguy hiểm nhất là vấn đề chúng làm giảm khả năng hấp thụ Canxi của cơ thể, lâu dài khiến xương bị thiếu Canxi, cản trở quá trình tăng trưởng của chiều cao.

Do đó, muốn chiều cao tăng nhanh, các bạn nên hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng các chất kích thích này, xây dựng các thói quen lành mạnh, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý nhằm bảo vệ sức khỏe và giúp chiều cao tăng nhanh.

Kiểm soát trọng lượng cơ thể

Quá ốm hoặc quá mập đều phản ánh những bất ổn về sức khỏe, cách chăm sóc sức khỏe hằng ngày chưa phù hợp của bạn. Đặc biệt, tình trạng cân nặng cũng ảnh hưởng rất lớn và gây ra ức chế cơ thể. Nó có thể dẫn đến cơ thể của bạn đến độ tuổi ngừng phát triển chiều cao sớm hơn dự kiến.

Thiếu cân so với chuẩn báo hiệu rằng cơ thể bạn đang bị thiếu hụt dinh dưỡng, mắc chứng kém hấp thu dinh dưỡng, cần có sự điều chỉnh giúp cân nặng tăng lên. Trường hợp thừa cân, béo phì gây áp lực lên hệ xương, kìm hãm sự phát triển của xương, chiều cao khó phát triển tối đa cùng nguy cơ chấn thương cao khi không may bị tai nạn.

Do đó, muốn chiều cao tăng trưởng vượt trội, các bạn cần theo dõi cân nặng thường xuyên, đối chiếu với bảng cân nặng chuẩn so với độ tuổi, kiểm soát trọng lượng cơ thể ở ngưỡng phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi để hệ xương khớp phát triển tối đa.

Thường xuyên tiếp xúc ánh nắng

Khi làn da tiếp xúc với ánh nắng, cơ thể sẽ có cơ chế tự tổng hợp vitamin D. Loại vitamin này sẽ hỗ trợ xương hấp thụ Canxi hiệu quả hơn, rất có lợi cho sự phát triển chiều cao. Thời gian phù hợp để tắm nắng là trước 8h sáng và sau 16h chiều.

Ánh nắng vào thời điểm này khá dịu nhẹ, an toàn đối với làn da và sức khỏe. Chỉ cần tắm nắng khoảng 15-20 phút mỗi ngày là chúng ta đã đáp ứng đủ nhu cầu vitamin D của cơ thể trong ngày.

Ngủ đủ giấc

Việc bạn ngũ không đủ giấc rất dễ gây ức chế cơ thể và dẫn đến tình trạng độ tuổi ngừng phát triển chiều cao đến sớm hơn dự kiến. Giấc ngủ có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe chung và sự phát triển chiều cao. Ngủ đủ giấc giúp cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày làm việc dài, chuẩn bị nền tảng tinh thần, thể lực sẵn sàng cho ngày mới.

Ngủ sâu giấc từ 23h – 01h sáng còn là điều kiện lý tưởng để tuyến yên sản sinh ra nhiều hormone tăng trưởng. Lượng hormone này tiết ra càng nhiều, chiều cao càng tăng trưởng nhanh. Do đó, các bạn nên đi ngủ trước 22h, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày nếu mong muốn sở hữu chiều cao nổi bật.

Uống thuốc tăng chiều cao

Thuốc tăng chiều cao chứa các dưỡng chất giúp xương dài ra nhanh hơn, chắc khỏe, đồng thời hỗ trợ bảo vệ sức khỏe hiệu quả. Tuy thường được gọi là thuốc nhưng tên gọi đúng của nhóm sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ tăng chiều cao.

Sử dụng thuốc tăng chiều cao giúp khắc phục những thiếu sót trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, giúp chiều cao tăng trưởng nhanh chóng.

Các bạn nên lựa chọn các thương hiệu thuốc tăng chiều cao uy tín, có công thức tối ưu cho chiều cao, được người tiêu dùng đánh giá tích cực để cải thiện chiều cao hiệu quả, an toàn.

Tham khảo danh sách thuốc tăng chiều cao tốt nhất

Tăng cường sức đề kháng

Sức đề kháng tỉ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng chiều cao. Sức đề kháng tốt, cơ thể ít mắc bệnh tật, chiều cao sẽ tăng trưởng thuận lợi. Để tăng sức đề kháng cho cơ thể, các bạn cần ăn uống khoa học, vận động thể thao phù hợp, sinh hoạt lành mạnh… Đây cũng là cách bảo vệ sức khỏe, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các loại thuốc điều trị bệnh vốn có nhiều tác dụng phụ.

Chiều cao nổi bật giúp chúng ta được chú ý nhiều hơn, có cơ hội tiếp cận với những công việc thu nhập cao, được xã hội quan tâm. Do đó, trước khi quá muộn, các bạn nên chú ý chăm sóc sức khỏe, áp dụng các giải pháp thúc đẩy chiều cao phát triển thuận lợi, tạo nền tảng vững chắc cho tương lai của mình. Do đó hãy chú ý phát triển chiều cao để khi đến độ tuổi ngừng phát triển chiều cao thì không còn kịp nữa.

Chủ Đề