Báo cáo hội đồng tư vấn trường tiểu học

KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2020-2021

QUYẾT ĐỊNH GIAO NHIỆM VỤ TỔ TRƯỞNG, TỔ PHÓ NĂM HỌC 2020-2021

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN

QUYẾT ĐỊNH PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2020-2021

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NĂM HỌC

QĐ thành lập Hội đồng chấm SKKN năm 2020

Triển khai truyền thông Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

  • Giới thiệu
  • TIN TỨC - SỰ KIỆN
  • ĐỀ ÁN, KẾ HOẠCH, BÁO CÁO, BIÊN BẢN, QUY CHẾ
  • CHUYÊN MÔN
  • VĂN BẢN
  • TÀI NGUYÊN
  • BA CÔNG KHAI
    • Năm học 2019 - 2020
    • Năm học 2020 - 2021
    • Năm học 2021 - 2022
  • LỊCH CÔNG TÁC
    • Năm học 2019 - 2020
    • Năm học 2020 - 2021
    • Năm học 2021 - 2022

Trong thời buổi hiên nay khi xã hội ngày càng trở nên phát triển hơn và hội nhập hơn thì bên cạnh việc các chủ thể trú trọng vào nền kinh thế thì một phần lớn các chủ thể trong xã hội và Nhà nước ta đã và đang chú trọng đến vấn đề giáo dục đối với các đối tượng được xem là những chủ nhân tương lai của đất nước. Việc giáo dục này được các bậc cha mẹ, hệ thống giáo dục của các quốc gia trên thế giới nói chung và trong hệ thống giáo dục của Việt Nam nói riêng thì nó luôn là những vấn đề được thực hiện kể từ khi những đối tượng tham gia vào hệ thống giáo dục kể từ khi còn bé ở cấp giáo dục mầm non đến giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở, giáo dục trung học phổ thông và học cao hơn như đại học, cáo đảng, thạc sĩ,…

Tuy nhiên để một cơ sở giáo dục có thể thực hiện được việc đưa ra các trương trình gió dục hay hoạt động trong quá trình học tập của các đối tượng là học sinh, sinh viên thường là một trong các vấn đề nan dải. Đồng thời thì trách nhiệm của những cá nhân là hiệu trưởng của các nhà trường được Luật Giáo dục Việt Nam hiện hành cũng có quy định về nhiệm vụ quyền hạn những không phải lúc nào hiệu trưởng cũng thực hiện được hết quyền và nhiệm vụ của mình. Do đó mà pháp luật này đã quy định về việc thành lập Hội đồng tư vấn Nhà trường để họ thay cho hiệu trưởng thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn mà pháp luật đã quy định và điều lệ nhà trường quy định.

Vậy pháp luật Giáo dục này đã quy định về vai trò của Hội đồng tư vấn trong nhà trường có nội dung như thế nào? Nhiệm vụ và chức năng Hội đồng tư vấn trong nhà trường được quy định ra sao? Trong nội dung bài viết dưới đay, Luật Dương Gia sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung về vai trò, nhiệm vụ và chức năng Hội đồng tư vấn trong nhà trường như sau:

Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568

Cơ sở pháp lý: Luật Giáo dục năm 2019

1. Vai trò của Hội đồng tư vấn trong nhà trường

Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành mà cụ thể ở đây tác giả muốn nhắc tới là Luật Giáo dục năm 2019 có đưa ra quy định về Hội đồng tư vấn nhà trường tại Điều 57 Luật này. Do đó, theo như quy định này thì Hội đồng tư vấn được khẳng định là có vai trò tư vấn cho Hiệu trưởng nhà trường sau khi được hiệu trưởng ra quyết định thành lập về mặt như: phương hướng hoạt động của nhà trường quá từng quý, từng ký học và từng năm học phải được lập nên rất chi tiết.

Đồng thời thì hội đồng tư vấn nhà trường có một vai trò nữa không thể không nhắc đến đó là việc mà các thành viên trong hội đồng tư vấn phải thực hiện việc huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường

Bên cạnh đó thì Hồi đồng tư vấn luôn hoạt động trên phương diện và khía cạnh gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội những vấn không quên nhiệm vụ chính của mình đó là đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục theo như quy định của pháp luật hiện hành.

Khi nhắc đến vai trò của Hội đồng tư vấn thì không thể nào có thể bỏ qua và không nhắc đến thành phần có trong hội đồng tư vấn nhà trường bao gồm những ai? Do đó, trong nội dung này tác giả sẽ gửi đến quý bạn đọc các thành phần có trong hội đồng tư vấn nhà trường theo như quy định của pháp luật hiện hành và trong các điều lệ nhà trường của từng đơn vị trường học cụ thể:

Xem thêm: Công văn 2345/BGDĐT-GDTH năm 2021 hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

– Hiệu trường – Bí thư chi bộ nhà trường – Chủ tịch.

– Phó Hiệu trưởng – Chủ tịch công đoàn – Phó chủ tịch.

– Các tổ trưởng tổ chuyên môn – Ủy viên.

– Tổng phụ trách Đội thiếu niên – Ủy viên .

– Bí thư chi đoàn trường – Ủy viên

– Kế toán – Ủy viên

– Thư kí hội đồng nhà trường – Ủy viên

Như vậy có thể thấy rằng là theo như quy định này có thể thấy rằng hội đồng tư vấn nhà trường đã giữ một vai trò rất quan trọng trong việc tham gi vào các hoạt động giúp cho hiệu trưởng nhà trường thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quyền hàn của mình một cách tốt nhất theo như quy định của pháp luật Giáo dục hiện hành.

Xem thêm: Quy định về xử lý kỷ luật với sinh viên đào tạo đại học hệ chính quy

Từ quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Giáo dục năm 2019 đã đưa ra quy định về hội đồng tư vấn nhà trường và cũng dựa trên khái niệm vừa được nêu ở trên thì hội đồng tư vấn nhà trường đã giữ một vai trò rất quan trong trong việc giúp hiệu trưởng thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn của mình dưới góc độ pháp lý đó là:

“Điều 57. Hội đồng tư vấn trong nhà trường

1. Hội đồng tư vấn trong nhà trường do hiệu trưởng thành lập để tư vấn giúp hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

2. Tổ chức và hoạt động của hội đồng tư vấn được quy định trong điều lệ nhà trường”.

Từ đó có thể nhận định rằng Hội đồng tư vấn trong nhà trường có vai trò rất quan trọng trong việc tham vấn giúp cho hiệu trưởng Nhà trường thực hiện các nhiệm vụ quyền hàn của mình. Bên cạnh đó thì như đã nhắc ở trên vai trò của hội đồng tư vấn nhà trường trong việc đưa ra các phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội là những vai trò vô cùng quan trọng đối với sự  phát triển của giáo dục trong phạm vi trường học nhỏ lẻ nói riêng và trong hệ thống giáo dục của Việt Nam nói chung.

2. Nhiệm vụ và chức năng Hội đồng tư vấn trong nhà trường

2.1. Chức năng hoạt động của hội đồng tư vấn nhà trường

Như quy định tại Điều 57 Luật Giáo dục năm 2019 thì không quy định rõ về chức năng của Hội đồng tư vấn nhà trương những chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản về chức năng của hội đồng tư vấn nhà trường đó là: Việc mà các thành viên trong hội đồng thực hiện trách nhiệm tư vấn cho Hiệu trưởng về phương hướng hoạt động của nhà trường

Bên cạnh đó thì việc phát huy chức năng của hội đồng tư vấn nhà trường sẽ được thể hiện rõ hơn trong vấn đề huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường. Đồng thời thực hiện hoạt động gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, đảo bảo; việc xác định mục tiêu, thực hiện mục tiêu giáo dục, thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục.

2.2. Hội đồng tư vấn của trường có các nhiệm vụ

Theo như quy định của Luật Giáo dục năm 2019 thì không có đưa ra quy định cụ thể về nhiệm vụ của hội đồng tư vấn nhà trường có nội dung như thế nào. Những trong nội dung mục này theo như những tìm hiểu của tác giả thì nhiệm vụ của từng thành viên trong hội đồng tư vấn nhà trường sẽ tạo nên được nhiệm vụ của hội đồng tư vấn nhà trường có nội dung như sau:

Xem thêm: Xã hội hoá giáo dục là gì? Nhà trường thu tiền xã hội hóa giáo dục có đúng không?

Thứ nhất, Hiệu trưởng – Bí thư chi bộ có nhiệm vụ theo như quy định của pháp luật hiện hành đó là chỉ đạo chung các hoạt động của Hội đồng theo quy chế.- Xây dựng về mục tiêu, chiến lược, các dự án và kế hoạch phát triển của nhà trường; xây dựng quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Thứ hai, Phó hiệu trưởng- Chủ tịch công đoàn – Xây dựng và chỉ đạo hoạt động chuyên môn toàn trường; công tác thi đua khen thưởng; thực hiện quy chế dân chủ trường học; công tác phổ cập giáo dục, chính sách người lao động. – Giám sát việc huy động và sử dụng các nguồn lực của nhà trường

Thứ ba, Tổ chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ như:

– Một là, xây dựng và chỉ đạo kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường. Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình.

– Hai là, đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa để thực hiện mục tiêu giáo dục. Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém để nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

– Ba là, tư vấn về xây dựng chuyên đề một đổi mới trong năm học của nhà trường, của tổ và từng cá nhân; khai thác tài liệu giáo dục tích hợp.

– Bốn là, xây kế hoạch thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy của giáo viên và học của học sinh.

– Năm là, thực hiện hoạt động tham mưu về thực hiện cuộc vận động “ hai không” và bốn nội dung trong nhà trường..

Xem thêm: Quy định về mở lớp dạy thêm, trung tâm học thêm ngoài nhà trường

Bên cạnh đó thì theo như quy định của Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có đưa ra quy định về hội đồng tư vấn trong nhà trường như sau: “Các hội đồng tư vấn do hiệu trưởng thành lập theo yêu cầu cụ thể của từng công việc. Nhiệm vụ, thành phần và thời gian hoạt động của các hội đồng tư vấn do hiệu trưởng quy định”. Theo như quy định này có thể thấy rằng,

Thứ tư, Tổng phụ trách Đội thiếu niên:- Xây dựng kế hoạch và chì đạo công tác quản lý học sinh, vệ sinh, các hoạt động tập thể trong nhà trường.- Tư vấn về phong trào xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Thứ năm, đoàn thanh niên: Xây dựng kế hoạch hoạt động công tác đoàn thanh niên; các hoạt động thể dục, thể thao trong và ngoài trường học, .

Thứ sáu, kế toán: Tư vấn về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường.

Thứ bảy, thư kí hội đồng nhà trường: Tổng hợp ý kiến của hội đồng tư vấn, có trách nhiệm giúp chủ tịch Hội đồng chuẩn bị nội dung, chương trình các kỳ họp, chuẩn bị tài liệu làm việc cho Hội đồng

Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về vai trò, nhiệm vụ và chức năng Hội đồng tư vấn trong nhà trường theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về giáo dục khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!

Video liên quan

Chủ Đề