Bảng xếp hạng ngân sách quốc phòng

Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế [IISS] có trụ sở ở Anh trong ấn phẩm “The Military Balance 2019” đã thống kê chi tiêu quốc phòng của 15 nước hàng đầu thế giới trong năm 2018.

10 nước đầu tiên trong danh sách này là 1- Mỹ [ với mức chi khủng 643,3 tỷ USD], 2- Trung Quốc [168,2 tỷ USD], 3- Saudi Arabia [82,9 tỷ USD], 4- Nga [63,1 tỷ USD], 5- Ấn Độ [57,9 tỷ USD], 6- Anh [56,1 tỷ USD], 7- Pháp [53,4 tỷ USD],8- Nhật Bản [47,3 tỷ USD], 9- Đức [45,7 tỷ USD], và Hàn Quốc [39,2 tỷ USD].

Theo IISS, tổng chi tiêu quốc phòng của các nước NATO khu vực châu Âu là 264 tỷ USD, tức là trên Trung Quốc nhưng vẫn dưới Mỹ.

Đồ họa và dữ liệu của IISS về top 15 nước rót nhiều tiền nhất cho quân sự-quốc phòng trong năm 2018. [Nhấp chuột vào ảnh để xem ở chế độ lớn hơn].

Như vậy theo bảng xếp hạng của IISS [viện này cũng là cơ quan tổ chức Đối thoại Shangri-La nổi tiếng], Mỹ và Trung Quốc vừa là 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới vừa là 2 quốc gia đứng ở top 2 thế giới hiện nay về ngân sách quốc phòng. Riêng Mỹ vẫn bỏ xa các nước khác trong danh sách top 15.

Saudi Arabia – một nước giàu có nhờ nguồn dầu lửa phong phú và là cường quốc hàng đầu của Trung Đông, đứng ở vị trí thứ 3. Nga tuy gặp khó khăn về kinh tế, chịu nhiều lệnh trừng phạt o ép từ phương Tây nhưng vẫn đầu tư rất nhiều cho quốc phòng, ở mức thứ 4 thế giới. Ấn Độ - nước đông dân thứ 2 thế giới, chiếm lĩnh vị trí thứ 5.

Đáng lưu ý có Israel là một nước nhỏ về diện tích và dân số nhưng xếp ở bậc 14 với ngân sách quốc phòng là 21,6 tỷ USD. Iraq bị chiến tranh tàn phá nặng nề trong các năm qua nhưng vẫn lọt vào danh sách 15 nước hàng đầu về chi tiêu quân sự này [Iraq nằm cuối bảng, với mức chi tiêu là 19,6 tỷ USD]./.

Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm [SIPRI] chi tiêu quân sự trên thế giới vào năm 2020 lên tới gần 2 nghìn tỉ USD, cao hơn 2,6% so với năm trước.

Báo cáo cho biết: “Năm 2020, chi tiêu quân sự toàn cầu tăng 2,6% lên 1.981 tỉ USD trong năm 2020. Trong khi tổng sản phẩm quốc nội [GDP] toàn cầu giảm 4,4%, chủ yếu do tác động kinh tế của đại dịch Covid-19”.

Theo SIPRI, chi tiêu quân sự nói chung lên tới 2,4% GDP thế giới, năm 2019 con số tương tự là 2,2%. Năm quốc gia có mức chi tiêu quân sự lớn nhất thế giới vào năm 2020 bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Vương quốc Anh, chiếm 62% chi tiêu quân sự toàn cầu. Qua đó Nga một lần nữa lọt vào top 5 quốc gia chi tiêu quân sự ‘khủng’ nhất thế giới do SIPRI thống kê.

Chi tiêu quân sự tăng trong năm suy thoái kinh tế vì đại dịch đồng nghĩa với gánh nặng quân sự, khi tức là chi tiêu quân sự chiếm phần lớn hơn trong tổng số GDP. [Ảnh: RIA]

Quốc gia có chi tiêu quân sự hàng năm cao nhất vẫn là Mỹ. Năm 2020, chi tiêu cho quân sự của Mỹ tăng 4,4% lên 778 tỉ USD. Chiếm 39% tổng chi tiêu quân sự thế giới.

“Việc gia tăng chi tiêu quân sự của Mỹ có thể là do các khoản đầu tư đáng kể vào nghiên cứu và phát triển vũ khí mới, cũng như thực hiện một số dự án dài hạn, chẳng hạn như hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân và mua lớn vũ khí”, bà Alexandra Marksteiner, nhà nghiên cứu tại SIPRI cho biết.

Nhà nghiên cứu nói thêm rằng sự gia tăng chi tiêu quân sự phản ánh mối quan tâm ngày càng tăng về các mối đe dọa được nhận thức từ “các đối thủ cạnh tranh chiến lược như Trung Quốc và Nga”.

Cũng theo tính toán của SIPRI, Trung Quốc và Ấn Độ xếp vị trí thứ hai và thứ ba. Trong đó, chi tiêu quân sự của Trung Quốc năm 2020 tăng 1,9% lên 252 tỉ USD. Chi tiêu quân sự của Ấn Độ năm 2020 được báo cáo là 72,9 tỉ USD.

SIPRI cho biết, chi tiêu quân sự của Nga năm 2020 lên tới 61,7 tỉ USD, tăng 2,5% so với năm trước. Do đó, Nga xếp vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng của SIPRI. Tuy nhiên, SIPRI lưu ý rằng chi tiêu quân sự thực tế của Nga trong năm 2020 thấp hơn 6,6% so với ngân sách quân sự ban đầu của nước này.

Xếp vị trí thứ 5 là Vương quốc Anh với chi tiêu vũ khí trong năm 2020 là 59,2 tỉ USD, cao hơn 2,9% so với năm 2019.

Trong năm 2020, chi tiêu quân sự cũng tăng đáng kể ở các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương [NATO]. Báo cáo của SIPRI cho biết: “Hầu như tất cả các quốc gia thành viên NATO đã tăng chi tiêu quân sự vào năm 2020. Do đó, 12 quốc gia thành viên của tổ chức này đã chi khoảng 2% GDP trở lên cho quân sự”.

“Mặc dù nhiều thành viên NATO đã chi hơn 2% GDP cho chi tiêu quân sự vào năm 2020, nhưng trong một số trường hợp, điều này có thể liên quan đến sự suy thoái kinh tế của đại dịch hơn là một quyết định có chủ ý để đạt được mục tiêu chi tiêu của Liên minh”, ông Diego Lopes da Silva, một trong những tác giả của báo cáo cho biết.         

SIPRI được thành lập năm 1966 là một tổ chức giám sát các hoạt động mua bán vũ khí và chi tiêu quốc phòng trên toàn thế giới có trụ sở tại thủ đô Stockholm của Thụy Điển. Viện nghiên cứu này thường xuyên đưa ra các báo cáo thường niên về tất cả các hạng mục trong lĩnh vực quốc phòng thế giới.

Cuộc quy mô lớn của Nga ở Crimea với sự tham gia của hơn 10.000 binh sĩ, 40 tàu chiến và 1.200 phương tiện chiến đấu.

Thanh Bình [lược dịch]

Chi tiêu cho quân sự là một phần quan trọng trong ngân sách của hầu hết các quốc gia. Trong đó, quy mô chi tiêu quân sự phụ thuộc vào nền kinh tế của đất nước, cũng như nguy cơ mà quốc gia đó cho rằng mình đang phải chống lại hoặc khả năng tấn công mà nước này muốn thể hiện.

Sau đây là danh sách 10 nước chi tiêu nhiều nhất cho quân sự, theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm [SIPRI].

Gần như không có tranh cãi gì về sức mạnh số một thế giới của quân đội Mỹ. Trong nhiều năm, nước này đứng đầu danh sách chi tiêu quân sự toàn cầu với khoảng cách đáng kể. Năm 2021, Mỹ ước tính chi tiêu 778 tỷ USD cho quân sự, chiếm khoảng 39% tổng chi tiêu quân sự toàn cầu.

Theo yêu cầu ngân sách quốc phòng của Nhà Trắng, kinh phí được tập trung vào đối phó với nguy cơ từ Trung Quốc, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển năng lực quốc phòng …

Quân đội Mỹ sở hữu một số vũ khí tiên tiến nhất và khoảng 800 căn cứ quân sự bên ngoài đất nước. Không quân Mỹ là lực lượng không quân lớn nhất thế giới, Hải quân Mỹ là lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, và không lực của Hải quân và Thủy quân Lục chiến nước này cộng lại là lực lượng không quân lớn thứ 2 thế giới.

Nguồn tài trợ quân sự của Trung Quốc được thúc đẩy bởi quyết tâm duy trì lực lượng chiến đấu hiện đại và mạnh mẽ.

Nước này cho biết quân đội của họ hoàn toàn nhằm mục đích phòng thủ nhưng cho rằng những lợi ích cốt lõi của mình bao gồm chiếm đóng các vùng lãnh thổ trên biển tranh chấp với các nước láng giếng.

Trung Quốc không tiết lộ chi tiết ngân sách quốc phòng và ngân sách chính thức không bao gồm chi phí nhập khẩu, nghiên cứu và phát triển vũ khí công nghệ cao, nên chi tiêu quân sự thực tế của nước này có thể cao hơn đáng kể so với con số chính thức. Năm 2021, mức chi tiêu của nước này được ước tính là 252 tỷ USD.

Ấn Độ chi mạnh tay cho quốc phòng – 73 tỷ USD trong năm 2021 – và liên tục xếp hạng trong số các nước nhập khẩu khí tài quân sự hàng đầu trên thế giới trong nhiều năm.

Ấn Độ có đường biên giới trên đất liền dài 3.323 km với Pakistan và 3.488 km với Trung Quốc. Sự tăng trưởng trong chi tiêu quốc phòng của Ấn Độ chủ yếu được thúc đẩy bởi mối quan hệ thù địch với cả 2 nước này. Năm 2020, đã xảy ra những cuộc giao tranh ở biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Nước này đang tiếp tục đầu tư vào tàu ngầm thông thường, máy bay đa năng, xe tăng, pháo, bệ phóng tên lửa, trực thăng, tàu ngầm hạt nhân, tên lửa đất đối không, máy bay không người lái và tàu khu trục nhỏ.

Quân đội Nga được một số người xếp hạng là quân đội mạnh thứ 2 thế giới. Nước này có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất, đội tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớn thứ 2 và 1 trong 3 lực lượng quân đội sở hữu máy bay ném bom chiến lược [cùng với Mỹ và Trung Quốc.

Nga đã chi số tiền lớn để hiện đại hóa lực lượng quân sự của mình suốt thập kỷ qua, bao gồm 62 tỷ USD trong năm ngoái. Các khoản đầu tư lớn được rót vào thế hệ tên lửa hạt nhân, xe tăng và máy bay chiến đấu mới.

Chi tiêu cho Bộ Quốc phòng Anh – lên đến 59 tỷ USD trong năm 2021 – không chỉ là nguồn tài chính cho quân đội nước này mà còn đóng góp đáng kể vào các khoản viện trợ mà nước này cung cấp trên toàn cầu.

Quân đội cung cấp 100.000 việc làm trên khắp đất nước và có chuyên môn trong lĩnh vực đóng tàu, xe bọc thép, tên lửa và hàng không vũ trụ, khiến nước này trở thành nhà xuất khẩu quốc phòng lớn thứ 3 trên thế giới tính từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sau Mỹ và Liên Xô/Nga.

Chi tiêu quốc phòng của Ả Rập Xê Út tăng lên một trong những mức cao nhất trên thế giới – 58 tỷ USD – do những mối đe dọa ngày càng tăng từ các tổ chức khủng bố và cuộc đấu tranh giành quyền thống trị khu vực Trung Đông với Iran.

Tỷ lệ chi tiêu quân sự trên GDP của nước này lên đến 8,4%, cao thứ 2 thế giới sau Oman, nằm trong top đầu cùng với nhiều nước Trung Đông khác ở chỉ số này.

Đức dành 53 tỷ USD cho chi tiêu quân sự cho năm 2021, cao thứ 3 ở châu Âu sau Nga và Anh, nhưng chỉ tương đương khoảng 1,5% GDP của nước này, vẫn thấp hơn đáng kể mục tiêu 2% GDP đối với các thành viên của NATO.

Mức chi tiêu này đã tăng mạnh trong những năm gần đây và vào ngày 27/2/2022, sau khi Nga xâm lược Ukraine, Đức tuyên bố cam kết tăng chi tiêu quân sự lên đến 100 tỷ euro [110 tỷ USD].

Chi tiêu quân sự của Pháp tăng mạnh dưới chính quyền của Tổng thống Emmanuel Macron. Năm 2021, nước này được ước tính dành khoảng 53 tỷ USD cho quốc phòng.

Khoản ngân sách đó tập trung vào trang bị máy bay không người lái và thuê “chiến sĩ mạng”, cũng như tăng cường triển khai quân sự trong nước sau một loạt những vụ khủng bố chết người của các phần tử cực đoan. Pháp cũng có hàng nghìn quân ở các nước châu Phi và Trung Đông.

Chi tiêu quân sự của Nhật Bản tăng hàng năm kể từ khi cựu Thủ tướng Shinzo Abe lên nắm quyền vào năm 2012 và tiếp tục tăng trong năm 2021 dưới chính quyền cựu Thủ tướng Yoshihide Suga, ước tính đạt 49 tỷ USD.

Thủ tướng Abe thúc đẩy lực lượng quốc phòng Nhật Bản mở rộng vai trò quốc tế bằng cách tăng cường hợp tác và khả năng tương thích vũ khí với Mỹ.

Trong số các kế hoạch mua sắm lớn có 6 máy bay chiến đấu tàng hình F-35B, trị giá 183 triệu USD mỗi chiếc, sẽ được triển khai vào năm 2024. Đây là những chiếc đầu tiên trong số 42 chiếc F-35B mà Nhật Bản dự kiến mua trong những năm tới – số lượng lớn nhất cho một quốc gia ngoài Mỹ.

Hàn Quốc liên tục đầu tư hiện đại hóa các chương trình quốc phòng, với động lực là căng thẳng giữa 2 miền Triều Tiên. Mặc dù 2 nước đã thiết lập một khu phi quân sự rộng 4 km trên bán đảo, Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn được cho là có khoảng 1 triệu quân đóng xung quanh vùng đệm này.

Năm 2021, nước này được ước tính chi tiêu khoảng 46 tỷ USD cho quân sự. Với ngành công nghiệp đóng tàu trong nước phát triển, Hải quân Hàn Quốc có tham vọng mở rộng tầm hoạt động trong những năm tới.

Video liên quan

Chủ Đề