Bằng chứng kiểm toán lĩnh vực chi ngân sách năm 2024

Đây là thông tin đáng chú ý nêu ra tại tọa đàm “Chia sẻ kinh nghiệm kiểm toán việc quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do địa phương quản lý giai đoạn 2020 - 2022 tại các địa phương và kiểm toán việc quản lý, sử dụng Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng”, do Kiểm toán Nhà nước tổ chức chiều 30.11.

Phát biểu đề dẫn tọa đàm, Phó Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước khu vực I Vũ Nhật Anh cho biết, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách khá phổ biến ở các nước trên thế giới, nhất là nước có nền kinh tế đang chuyển đổi. Việc thành lập và vận hành các quỹ này nhằm tạo ra công cụ tài chính linh hoạt trong việc huy động các nguồn lực của xã hội phục vụ hoạt động của khu vực công, hỗ trợ đầu tư cho một số lĩnh vực cần khuyến khích, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Cũng theo ông Vũ Nhật Anh, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách là quỹ do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập, hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước. Nguồn thu, nhiệm vụ chi của quỹ để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định. Mục tiêu của quỹ nhằm huy động nguồn lực trong xã hội để hỗ trợ thêm cho ngân sách trong việc thực hiện các chức năng của Nhà nước.

Tuy vậy, hoạt động của các quỹ này đang đặt ra nhiều vấn đề như thất thoát nguồn lực, không kiểm soát được, không thực sự đánh giá được chính xác tổng thể hiệu quả chi tiêu công của quốc gia.

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng là một trong nhưng quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, mục tiêu nhằm huy động các nguồn lực của xã hội để bảo vệ và phát triển rừng. Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận và chỉ hỗ trợ cho chương trình, dự án hoặc hoạt động phi dự án liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng đủ yêu cầu đầu tư.

Năm 2023, Kiểm toán Nhà nước đã triển khai toàn ngành cuộc kiểm toán chuyên đề “việc quản lý, sử dụng các Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do địa phương quản lý giai đoạn 2020 - 2022 tại các địa phương” và “việc quản lý, sử dụng Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng”.

Quang cảnh tọa đàm.

Đến nay, các đơn vị có liên quan đã hoàn thành các cuộc kiểm toán hai chuyên đề trên và có nhiều phát hiện nổi bật. Ngoài kiến nghị xử lý về tài chính, kết quả kiểm toán còn chỉ ra nhiều bất cập, hạn chế, thiếu nhất quán của cơ chế chính sách, gây không ít khó khăn cho các đơn vị được kiểm toán trong quá trình tổ chức thực hiện.

Tại tọa đàm, đại diện các đơn vị đã trao đổi, đánh giá về các kết quả đạt được trong hai cuộc kiểm toán chuyên đề; chỉ rõ những hạn chế, bất cập và nguyên nhân; đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp Trung ương và địa phương.

Các đại biểu cũng chia sẻ về việc áp dụng phương pháp, thủ tục kiểm toán; việc viện dẫn cơ sở pháp lý cho các kết quả kiểm toán, thu thập, lưu giữ các bằng chứng kiểm toán; việc tổng hợp kiến nghị kiểm toán, lập và phát hành báo cáo kiểm toán, góp phần nâng cao hiệu quả của các cuộc kiểm toán chuyên đề có liên quan.

Kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương là một lĩnh vực hoạt động kiểm toán có vị trí quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước [KTNN]. Chất lượng kiểm toán ngày càng được nâng cao, là cơ sở tin cậy cho hội đồng nhân dân phê chuẩn quyết toán. Tuy nhiên, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, công tác kiểm toán đòi hỏi phải đổi mới toàn diện ngân sách Nhà nước [NSNN] là đối tượng kiểm toán của KTNN. Vì vậy, những đặc điểm của NSNN là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kiểm toán, từ khâu chuẩn bị bộ máy nhân sự kiểm toán, xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, báo cáo kiểm toán… Hiểu được NSNN và đặc điểm NSNN ảnh hưởng như thế nào đến một cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương có vai trò rất quan trọng, nhằm giảm thiểu những hạn chế cố hữu đặt ra do đặc điểm của NSNN đối với công tác kiểm toán, cũng như từng bước nâng cao chất lượng kiểm toán.

Từ khóa: kiểm toán ngân sách, quyết toán ngân sách, ngân sách địa phương.

Abstract

Auditing of local budget settlement reports is an area of audit activities that has an important position, accounting for a large proportion in the audit activities of the State Audit Office [SAV]. Audit quality is increasingly improved, which is a reliable basis for the People’s Council [People’s Council] to approve the final settlement reports; However, in order to meet the requirements of new tasks, audit work requires a comprehengân sáchive renovation. The State Budget is the audited object of the State Audit. Therefore, the characteristics of the state budget are the factors that directly affect the audit work, from the preparation of the audit personnel to the determination of objectives, content, methods, audit reports, etc. Understanding the State budget and the effects of state budget characteristics on an audit of the local budget play a very important role in minimizing the inherent limit limitations posed by the characteristics of the state budget for accounting work as well as in gradually improving the audit quality.

Key words: Budget audit, budget settlement, local budget.

JEL: M40, M42, M49.

  1. Ngân sách Nhà nước và kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước

Khái niệm và bản chất ngân sách Nhà nước

Luật NSNN năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, đưa ra khái niệm: “NSNN là toàn bộ các khoản thu – chi của Nhà nước, được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước’’. NSNN bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Phân cấp quản lý NSNN là quá trình Nhà nước Trung ương phân giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định cho chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý ngân sách. Như vậy, thực chất NSNN là quan hệ giữa nguồn thu và các khoản chi của Nhà nước được biểu hiện qua kế hoạch tài chính vĩ mô, là khâu tài chính chủ đạo của hệ thống tài chính quốc gia. NSNN phản ánh các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể trong nền kinh tế xã hội, phát sinh trong quá trình phân phối và phân phối lại của cải xã hội, nhằm tập trung một phần nguồn lực tài chính vào trong tay Nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước

Đại hội lần thứ IX của các cơ quan kiểm toán tối cao [INTOSAI] tổ chức tại Lima, Thủ đô của Peru, đã thông qua chỉ dẫn hoạt động kiểm toán của INTOSAI, gọi tắt là “Tuyên bố Lima”. Tuyên bố Lima đã được Đại hội lần thứ IX của INTOSAI thông qua vào tháng 10/1977. Nội dung của bản tuyên bố này là những định hướng cơ bản và đã được thừa nhận như là những thông lệ phổ biến, đối với việc thiết lập và tổ chức cơ quan kiểm toán tối cao, tổ chức kiểm tra tài chính từ bên ngoài đối với nền tài chính công. Chuẩn mực Kiểm toán ISSAI 100 của INTOSAI – Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán lĩnh vực công, nêu rõ các yếu tố và các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán lĩnh vực công. Theo đó, mục tiêu kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách [lĩnh vực công] của INTOSAI, nhằm cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng qua việc đánh giá và xác nhận: “Báo cáo tài chính [BCTC] hoặc thông tin tài chính của đơn vị có được trình bày phù hợp với khuôn khổ quy định về lập và trình bày BCTC và các quy định hiện hành khác có liên quan không? Chuẩn mực Kiểm toán ISSAI 200 – Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán tài chính cũng đưa ra. Các nguyên tắc cơ bản cho cuộc kiểm toán các BCTC được áp dụng cho các cuộc kiểm toán BCTC của các tổ chức – đơn vị thuộc lĩnh vực công. Chuẩn mực hướng dẫn về 03 nội dung liên quan đến các quy định về quy trình kiểm toán tài chính: [i] Các quy định chung đối với kiểm toán tài chính; [ii] Các yếu tố của kiểm toán tài chính và [iii] Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán tài chính. Theo đó, chuẩn mực khẳng định rằng: “Kiểm toán tài chính chủ yếu nhằm mục tiêu, xác định xem BCTC hoặc các thông tin tài chính của đơn vị được kiểm toán có phù hợp với khuôn khổ quy định về lập và trình bày BCTC hiện hành không? Qua đó, đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của BCTC thông tin tài chính’’.

Như vậy, các định nghĩa trên tuy khác nhau về từ ngữ; nhưng tựu chung, đều bao hàm khái niệm kiểm toán lĩnh vực công nói chung hay kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nói riêng, bao gồm các yếu tố then chốt là: [1] Mục đích của kiểm toán là xác nhận mức độ tin cậy của thông tin trình bày trong BCTC và các hồ sơ về tài chính kế toán; [2] Chủ thể kiểm toán là kiểm toán viên độc lập, có nghiệp vụ và có thẩm quyền [thuộc các cơ quan kiểm toán tối cao]; [3] Đối tượng trực tiếp của kiểm toán là các BCTC [hay tài khoản niên độ] của tổ chức, thực thể kinh tế hay các thông tin tài chính. Báo cáo quyết toán ngân sách là một dạng BCTC và kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách, nhằm xác nhận độ tin cậy của thông tin trình bày trên báo cáo quyết toán ngân sách, cũng như việc sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn công quỹ, nâng cao trách nhiệm giải trình của các đơn vị.

Tóm lại, có thể hiểu rằng, kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách là việc kiểm tra, xác nhận tính trung thực, hợp pháp của báo cáo quyết toán. Việc tuân thủ các quy định pháp luật trong quản lý và sử dụng ngân sách, vốn và tài sản Nhà nước, phục vụ cho các cơ quan giám sát phê chuẩn quyết toán.

  1. Thực trạng kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương hiện nay

Thứ nhất, tổ chức bộ máy, nhân sự kiểm toán

Do yêu cầu phân cấp quản lý NSNN, tổ chức bộ máy, đoàn kiểm toán phụ thuộc vào tổ chức bộ máy của các cơ quan quản lý NSNN, cũng như phân cấp quản lý. Tổ chức công tác kiểm toán đòi hỏi cùng một lúc tổ chức kiểm toán nhiều đầu mối; thực hiện các nội dung chuyên sâu như kiểm toán thu ngân sách, kiểm toán chi thường xuyên, kiểm toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản… tại các cấp quản lý ngân sách khác nhau. Ở Việt Nam, hình thành nên hệ thống NSNN 4 cấp: [1] ngân sách Trung ương; [2] ngân sách cấp tỉnh; [3] ngân sách cấp huyện; [4] ngân sách cấp xã.

Vì vậy, để đảm bảo có thể đưa ra ý kiến chính xác về mức độ trung thực, hợp lý của báo cáo quyết toán ngân sách cấp tỉnh; tổ chức công tác kiểm toán cũng cần phải đảm bảo đưa ra ý kiến về tình hình tài chính, tài sản công ở cấp ngân sách cấp dưới [cấp huyện, cấp xã]. Do khối lượng công việc kiểm toán nhiều, lĩnh vực kiểm toán đa dạng như vậy, nên cơ cấu bộ máy kiểm toán phải được tổ chức với số lượng thành viên nhiều, được đào tạo chuyên sâu, gồm: các lĩnh vực kế toán, tài chính, thuế, xây dựng, giao thông, luật, công nghệ thông tin… để đảm bảo thực hiện kiểm toán toàn diện, đầy đủ. Bên cạnh đó, kiểm toán viên cũng cần hiểu rõ từng quy trình, nhiệm vụ, chức năng của từng cấp ngân sách thì mới có thể kiểm tra, phát hiện sai phạm [nếu có]. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy nhân sự kiểm toán thực tế hiện nay vẫn còn một số tồn tại:

– Cơ cấu chuyên môn của các kiểm toán viên chiếm phần lớn vẫn là các kiểm toán viên có chuyên môn được đào tạo chuyên ngành tài chính, kế toán; chưa có nhiều kiểm toán viên có chuyên môn được đào tạo từ các chuyên ngành khác, nhất là lĩnh vực kiểm toán hoạt động, hải quan, Kho bạc Nhà nước, tài nguyên khoáng sản…

– Số lượng công chức thực hiện nhiệm vụ kiểm toán trực tiếp ngày càng siết chặt, trong khi số đơn vị phải thực hiện kiểm toán ngày càng tăng. Nguyên nhân do quy định về biên chế đối với công chức Nhà nước nói chung và công chức kiểm toán viên nói riêng, ngày càng chặt chẽ theo xu hướng giảm dần và nâng cao năng lực đội ngũ công chức của các đơn vị KTNN. Bên cạnh nhiệm vụ kiểm toán, cần đảm bảo thực hiện công tác kiểm soát chất lượng trước, trong và sau quá trình kiểm toán, nên việc bố trí nhân sự các tổ gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, nội dung và mục tiêu kiểm toán

Để thực hiện công tác kiểm tra tài chính Nhà nước có hiệu quả, Quốc hội và Chính phủ cần có được kết quả kiểm toán tính hợp lý, đúng đắn của việc hạch toán số thu, chi của từng cấp ngân sách trong năm ngân sách, số liệu trên báo cáo quyết toán NSNN của KTNN [kiểm toán BCTC]. Ngoài ra, mọi hoạt động thu, chi ngân sách đều phải tuân thủ theo quy định của Luật NSNN, theo dự toán NSNN đã được Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp quyết định. Đồng thời, mọi tổ chức cá nhân liên quan đến hoạt động quản lý thu, chi ngân sách và các đối tượng có nhiệm vụ nộp ngân sách đều chịu sự điều chỉnh của các quy định có liên quan như các Luật thuế, phí, lệ phí… và các cơ chế chính sách của Nhà nước… Để kiểm tra việc thực hiện những quy định này, KTNN cần thực hiện kiểm toán tuân thủ trong kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN [kiểm toán tuân thủ].

Nguyên tắc hiệu năng trong quản lý ngân sách, yêu cầu các đơn vị sử dụng ngân sách trong phạm vi trần ngân sách, đã được cơ quan lập pháp quyết định phải tổ chức thực hiện ngân sách một cách có trách nhiệm. Kết quả thực hiện ngân sách sẽ được đánh giá và báo cáo trước công chúng, trên các khía cạnh về tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của các khoản chi tiêu. Thực hiện nguyên tắc quản lý ngân sách này, KTNN cần phải thực hiện loại hình kiểm toán hoạt động.

Vì vậy, kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách là kiểm toán đặc thù, bao gồm 3 loại hình kiểm toán: kiểm toán BCTC, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động. Trong đó, mục tiêu trọng tâm nhất là đánh giá xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán NSNN, nhằm phục vụ cho việc phê chuẩn quyết toán ngân sách của Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số hạn chế về mục tiêu, nội dung kiểm toán như:

– Việc xác định mục tiêu và nội dung của một số tổ và đoàn kiểm toán đang còn chung chung, chưa thực sự chú trọng đến mục tiêu xác nhận tính trung thực, hợp lý của báo cáo quyết toán.

– Nội dung kiểm toán hiện nay, chưa thực sự đi sâu vào kiểm toán các nội dung chỉ đạo điều hành của Chính phủ và của chính quyền địa phương. Phân tích tính kinh tế, tính hiệu quả và hiệu lực trong việc khai thác, sử dụng các nguồn lực tài chính của quốc gia, đặc biệt là trong các dự án đầu tư lớn, các công trình, chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư bằng nguồn NSNN hoặc vay nợ nước ngoài. Thực trạng này làm hạn chế rất lớn đến vai trò của KTNN, trong việc hỗ trợ hoạt động giám sát thường xuyên và liên tục của Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, đối với hoạt động của NSNN.

Thứ ba, về phương pháp kiểm toán

Tiếp cận rủi ro

Quy trình quyết toán NSNN liên quan đến rất nhiều đối tượng cụ thể và trên diện rộng, nên việc tiếp cận rủi ro trong công tác kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN là rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thời gian, chi phí và chất lượng của cuộc kiểm toán. Khi tổ chức công tác kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương, phạm vi kiểm toán thường rất rộng và liên quan đến ngân sách của tất cả các thành phố, quận, huyện và ngân sách cấp xã, phường. Vì vậy, khi kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN không thể tiến hành kiểm toán được tất cả các cấp ngân sách cũng như kiểm toán thường niên các đơn vị liên quan đến tình hình quản lý, sử dụng NSNN mà chỉ có thể tiến hành kiểm toán tại một số đơn vị theo phương pháp chọn mẫu. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế:

– Việc lựa chọn các đơn vị, dự án được kiểm toán còn mang tính chủ quan, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Thường là chọn đơn vị có số liệu thu, chi lớn và dự án đầu tư có quy mô lớn, chưa được cơ quan nào thanh tra, kiểm tra trong năm kiểm toán hoặc không được kiểm toán trong các lần kiểm toán trước. Phương pháp lựa chọn chưa thực sự căn cứ trên đánh giá rủi ro và trọng yếu kiểm toán.

– Công tác lập khách hàng kiểm toán chưa nêu rõ tiêu chí lựa chọn đầu mối kiểm toán, số lượng doanh nghiệp, đơn vị dự toán, các dự án đầu tư dự kiến đối chiếu khi kiểm toán tại các cơ quan tổng hợp [thuế, tài chính, kho bạc, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án…].

Thủ tục kiểm toán

– Do khối lượng kiểm toán lớn, đặc thù các đơn vị được kiểm toán thuộc phạm vi kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN đa dạng nên quy trình, thủ tục kiểm toán cần phải áp dụng kết hợp cả thử nghiệm cơ bản và thử nghiệm kiểm soát trên toàn bộ báo cáo quyết toán NSNN, cũng như kiểm toán các báo cáo quyết toán, BCTC riêng lẻ của từng cấp ngân sách hay đơn vị thụ hưởng. Việc phân tích, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và các thông tin thu thập được giúp lựa chọn các đơn vị, bộ phận cần tập trung kiểm toán, cũng như mức độ áp dụng các thử nghiệm cơ bản cho phù hợp với thời gian và điều kiện nhân lực. Tuy nhiên, hiện nay các đoàn kiểm toán chưa chú trọng đúng mức trong đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại các cơ quan tham mưu tổng hợp cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Cục thuế, Cục Hải quan, Sở Kế hoạch và Đầu tư] và các đầu mối dự kiến lựa chọn kiểm toán chi tiết như ngân sách các huyện; các đơn vị dự toán, các ban quản lý dự án… Trong thời gian khảo sát, hầu hết, thời gian kiểm toán viên tập trung vào việc tập hợp số liệu và các văn bản quản lý mà chưa xây dựng được hệ thống các tiêu chí đánh giá về tính đầy đủ, thích hợp, hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Thứ tư, về thời gian kiểm toán

Do quy định của Luật NSNN là đến cuối tháng 10/2022 địa phương mới có báo cáo quyết toán, trong khi công tác kiểm toán thường được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 9. Vì vậy, đã gặp rất nhiều khó khăn, do không đủ thời gian kiểm toán các nội dung kiểm toán tổng hợp, bằng chứng kiểm toán chưa đảm bảo tính pháp lý do báo cáo quyết toán đang trong giai đoạn chỉnh lý chưa được phê chuẩn.

Thứ năm, về báo cáo kiểm toán

Do hạn chế về thời gian, nhân lực nên không thể tổ chức công tác kiểm toán toàn bộ các đơn vị trên, để đảm bảo mức độ trung thực, hợp lý của số liệu thu – chi; tình hình quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công của tất cả các cấp ngân sách và tất cả các đơn vị dự toán. Vì vậy, độ tin cậy của báo cáo kiểm toán chỉ đảm bảo được trung thực, hợp lý trên các mẫu chọn, các đơn vị được lựa chọn kiểm toán mà chưa thể đảm bảo toàn bộ cho cả báo cáo quyết toán NSNN.

Một số báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến đánh giá tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán ngân sách địa phương, nhưng mẫu chọn kiểm toán còn thấp, chưa thể đảm bảo độ tin cậy để xác nhận tính trung thực, chính xác của báo cáo quyết toán nói chung và số liệu quyết toán chi đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng.

  1. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương hiện nay

Một là, về tổ chức bộ máy, nhân sự kiểm toán

– Tiếp tục xây dựng, phát triển đội ngũ kiểm toán đảm bảo đủ về số lượng; hợp lý về cơ cấu chuyên môn và cơ cấu ngạch. Đề xuất lên lãnh đạo KTNN xét tuyển kiểm toán viên đảm bảo năng lực, kinh nghiệm từ các cơ quan khác, nhất là lĩnh vực mà KTNN chưa có nhiều kinh nghiệm như: kiểm toán hoạt động, công nghệ thông tin, tài nguyên khoáng sản, kiểm toán hải quan, Kho bạc Nhà nước…

– Xây dựng và thực hiện cơ chế linh hoạt tại đoàn kiểm toán theo mô hình phân tuyến trong việc bố trí, điều động nhân sự giữa các tổ kiểm toán, để cân đối nhiệm vụ kiểm toán trong một số trường hợp cần thiết.

Hai là, về nội dung và mục tiêu kiểm toán

– Tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác lập, phê duyệt kế hoạch kiểm toán chi tiết của tổ kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán chi tiết phải được trưởng đoàn kiểm toán duyệt kỹ, đảm bảo bao quát hết các nội dung, mục tiêu kiểm toán và phù hợp kế hoạch kiểm toán tổng thể, nhằm hạn chế các thiếu sót trong quá trình kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán chi tiết cần cụ thể hóa trọng yếu và rủi ro, mục tiêu, nội dung, phương pháp kiểm toán tại từng đơn vị được kiểm toán, nhất là các cơ quan quản lý tổng hợp.

– Triển khai hợp lý việc tiến hành kiểm toán hoạt động. Tiến hành kiểm toán hoạt động trong sự kết hợp với kiểm toán BCTC và kiểm toán tuân thủ, sẽ đánh giá toàn diện và góp phần tích cực hơn, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước của địa phương.

Ba là, về phương pháp kiểm toán

– Xây dựng phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán, để có thể áp dụng chung, rộng rãi toàn ngành. Việc chọn mẫu kiểm toán một cách khoa học, sẽ có tác động lớn đến việc xác định độ tin cậy của việc xác nhận báo cáo quyết toán NSNN. Hiện nay, KTNN đã đưa ra một số chuẩn mực về chọn mẫu ngân sách, tuy nhiên còn mang tính chất chung chung và chưa có hướng dẫn cụ thể. Để đảm bảo chất lượng kiểm toán và hạn chế rủi ro, đạt được mục tiêu kiểm toán và mang tính chất thống nhất chung cho các kiểm toán viên, KTNN cần xây dựng các tiêu chí, phương pháp cụ thể để xác định cỡ mẫu và lựa chọn các phần tử để kiểm tra. Phương pháp chọn mẫu phải xác định cỡ mẫu đủ lớn để giảm rủi ro lấy mẫu xuống một mức thấp có thể chấp nhận được và xác định thông qua các tính toán thống kê; hoặc dựa trên xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên.

– Tăng cường áp dụng thử nghiệm kiểm soát trong công tác kiểm toán báo cáo quyết toán, bằng cách kéo dài thời gian khảo sát, đổi mới cách thức thu thập, đánh giá thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ từ nhiều kênh thông tin và phương pháp khác nhau. Ví dụ như: quan sát các nhân viên phòng quản lý và kê khai thuế làm việc, để đánh giá công tác nhận hồ sơ kê khai thuế khi kiểm toán tại cục thuế; phỏng vấn những người bên trong và bên ngoài đơn vị có liên quan đến hoạt động kiểm soát; kiểm tra các hồ sơ, tài liệu để xem xét dấu vết kiểm soát còn lưu lại [như lời phê, chữ ký…]. Trước mỗi cuộc kiểm toán, cần tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các kiểm toán viên đã có thời gian kiểm toán tại các tỉnh…

– Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Dựa vào các tiêu chí trên, kiểm toán viên có thể soạn thảo các câu hỏi và lượng hóa các câu trả lời bằng những số điểm nhất định. Căn cứ vào điểm số thu được, để đánh giá mức độ hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Từ đó, xác định rủi ro kiểm soát là cao hay thấp, để có các bước tiếp theo cho phù hợp.

Bốn là, về thời gian kiểm toán

Việc tổ chức kiểm toán báo cáo quyết toán cần phải thực hiện trước khi hội đồng nhân dân phê chuẩn quyết toán, nhằm đảm bảo tính kịp thời, hiệu quả của việc cung cấp thông tin. Thời gian tiến hành kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách các cấp, có thể diễn ra trong và sau khi kết thúc năm tài khóa và phù hợp với thời gian lập báo cáo quyết toán ngân sách các cấp. Đảm bảo, hội đồng nhân dân địa phương phê duyệt quyết toán ngân sách vào kỳ họp cuối năm, thời điểm phê duyệt quyết toán sau khi đoàn kiểm toán đã có thông báo kết luận. Do đó, có thời gian để điều chỉnh quyết toán ngân sách địa phương theo kết luận của KTNN.

Năm là, về báo cáo kiểm toán

Tăng tỷ lệ chọn mẫu khi kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách, để hạn chế cao nhất rủi ro kiểm toán.

Nâng cao hiệu quả thẩm định dự thảo báo cáo kiểm toán của hội đồng thẩm định cấp vụ. Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa KTNN khu vực với các vụ chức năng trong ngành, trong việc thẩm định dự thảo báo cáo kiểm toán.

Tài liệu tham khảo

Bộ Tài chính. [2003]. Thông tư số 59/2003/TT-BTC, ngày 26/03/2003, Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP, ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.

Dương Đăng Chinh, Phạm Văn Khoan chủ biên. [2007]. Giáo trình quản lý tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội.

Đinh Trọng Hanh. [2009]. Tổ chức công tác kiểm toán ngân sách địa phương, Đề tài Nghiên cứu Khoa học, KTNN, Hà Nội.

Chủ Đề