Bản đồ rải thửa là gì

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác đo đạc và bản đồ, thời gian qua Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức triển khai các hoạt động đo đạc và bản đồ; quản lý chất lượng các công trình sản phẩm; thống nhất hệ thống tư liệu đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh phục vụ cho công tác xây dựng, cập nhật, khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu đo đạc bản đồ đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai đồng thời thúc đẩy xã hội hoá hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, năng lực và đề xuất của các đơn vị Sở đã tổ chức đăng ký, đề nghị cấp giấy phép đo đạc bản đồ cho đơn vị có đủ điều kiện hoạt động đo đạc bản đồ.
Đến nay trên địa bàn toàn tỉnh đã có 4 đơn vị được Cục Đo đạc và Bản đồ Việt nam cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, 7 đơn vị đã được Sở xác nhận đăng ký hoạt động đo đạc và bản đồ [trong đó có 6 đơn vị là các VPĐKQSD đất các huyện].
Sau khi có các thủ tục này các đợn vị có đầy đủ tư cách pháp nhân để hoạt động đo đạc bản đồ đáp ứng các yêu cầu quản lý tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh.
Bài viết này nhằm cung cấp những thông tin cơ bản liên quan đến hoạt động Trích đo địa chính thửa đất, khu đất thông tin cho bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu; đặc biệt giúp cho các đơn vị có chức năng đo đạc bản đồ thực hiện đúng quy phạm kỹ thuật và các quy phạm pháp luật có liên quan, làm tốt việc đồng bộ hoá sản phẩm địa chính thuận lợi trong việc liên kết dữ liệu phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu sau này.
I. Các văn bản áp dụng trong quá trình thực hiện:
- Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10.000 ban hành theo quyết định số: 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường [gọi tắt là Quy phạm 2008].
- Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 ban hành theo quyết định 719/1999/QĐ-ĐC ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Tổng cục Địa chính nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường. [gọi tắt là Ký hiệu bản đồ địa chính]
- Thông tư 05/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính.
- Quyết định số 10/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
* Một số các văn bản khác có liên quan.
II. Các thuật ngữ
1. Trích đo địa chính: là đo vẽ lập bản trích đo địa chính của một khu đất hoặc thửa đất tại các khu vực chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng chưa đáp ứng một số yêu cầu trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Bản trích đo địa chính, mảnh bản đồ trích đo, bản đồ trích đo [gọi chung là Bản trích đo địa chính]: là bản đồ thể hiện trọn một thửa đất hoặc trọn một số thửa đất liền kề nhau, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất [đường, mương, sông ...], các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp xã [trường hợp thửa đất có liên quan đến hai [02] hay nhiều xã thì trên bản trích đo phải thể hiện đường địa giới hành chính xã để làm căn cứ xác định diện tích thửa đất trên từng xã].
Bản trích đo địa chính phải được xác nhận pháp lý theo quy định.
Ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng [loại đất] của thửa đất thể hiện trên bản trích đo địa chính được xác định theo hiện trạng sử dụng đất. Khi đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng đất có thay đổi thì phải chỉnh sửa bản trích đo địa chính thống nhất với số liệu đăng ký quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
III. Phương pháp thành lập
1. Cơ sở toán học
Bản trích đo địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10.000 được thành lập ở múi chiếu 3o trên mặt phẳng chiếu hình, trong hệ toạ độ Quốc gia VN-2000 và độ cao Nhà nước hiện hành. Kinh tuyến trục 107 độ [trường hợp cá biệt được phép sử dụng tọa độ tự do nhưng phải được sự chấp thuận của Sở Tài nguyên và Môi trường].
Bản trích đo địa chính phải được thực hiện bằng công nghệ số, dữ liệu cuối cùng chuẩn về khuôn dạng *.dgn. Các quy định về chuẩn dữ liệu áp dụng theo Chương 8 về chuẩn Bản đồ địa chính, trao đổi dữ liệuQuy phạm 2008.
- Chia mảnh, đánh số hiệu, ghi tên gọi của bản trích đo địa chính
Trong trường hợp trên một mảnh bản trích đo địa chính có khu vực trích đo hoặc đo vẽ ở tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ bản trích đo địa chính cơ bản của đơn vị hành chính. Phương pháp chia mảnh, đánh số hiệu, ghi tên gọi cho bản trích đo địa chính phải căn cứ vào quy mô [độ lớn] của khu vực trích đo để chọn một trong hai phương pháp theo quy phạm đo vẽ bản trích đo địa chính như sau:
+ Phương pháp thứ nhất: chia mảnh, đánh số hiệu mảnh, ghi tên gọi của bản trích đo địa chính tuần tự từ tỷ lệ bản trích đo địa chính đến tỷ lệ trích đo địa chính theo quy định ở các khoản 2.2, 2.3 Quy phạm 2008.
+ Phương pháp thứ hai: chia mảnh theo chẵn lưới Km [10 x 10 cm]của bản trích đo địa chính . Ngoài số hiệu, tên gọi của mảnh bản trích đo địa chính phải có thêm: trích đo thửa hoặc trích đo khu đất số. . . . Kích thước mảnh trích đo không quá 70 x 70 cm.
Trường hợp các thửa nhỏ ở rải rác có thể trích đo riêng từng thửa; số thứ tự thửa đất trích đo phải đúng như số thứ tự thửa đất trên bản đồ.
Trường hợp theo yêu cầu của người sử dụng đất mà phải trích đo khi trên địa bàn địa phương chưa có bản đồ địa chính thì phương pháp đánh số hiệu bản trích đo phải được Sở Tài nguyên và Môi trường quy định thống nhất để quản lý sau này.
+ Đánh số phiên hiệu, ghi tên trong trường hợp được phép sử dụng tọa độ tự do
Chia mảnh tự do theo chẵn lưới Km [10 x 10 cm] ở tỷ lệ trích đo địa chính. Tên gọi và số hiệu của bản trích đo địa chính là: Bản trích đo địa chính số . . . năm . . . . . Số của bản trích đo địa chính tọa độ tự do đánh liên tục từ 01 đến hết trong một năm. Sang năm tiếp theo lại quay lại từ 01 đến hết trong năm tiếp theo.
2. Giới hạn các sai số chủ yếu trên bản trích đo địa chính
Sai số trung bình vị trí các điểm trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản trích đo địa chính số so với vị trí của điểm khống chế đo vẽ [điểm đặt máy đo] gần nhất không được vượt quá [ *]:
5 cm đối với bản trích đo địa chính tỷ lệ 1:200
7 cm đối với bản trích đo địa chính tỷ lệ 1:500
15 cm đối với bản trích đo địa chính tỷ lệ 1:1000
30 cm đối với bản trích đo địa chính tỷ lệ 1:2000
150 cm đối với bản trích đo địa chính tỷ lệ 1:5000
300 cm đối với bản trích đo địa chính tỷ lệ 1:10000
Quy định sai số nêu trên ở tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000 áp dụng cho trường hợp đo vẽ đất đô thị và đất khu vực có giá trị kinh tế cao; trường hợp đo vẽ đất khu dân cư nông thôn ở tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000 các sai số nêu trên được phép tới 1,5 lần; trường hợp đo vẽ đất nông nghiệp ở tỷ lệ 1:1000 và 1:2000 các sai số nêu trên được phép tới 2 lần.
Khi đo kiểm tra, số chênh kích thước cạnh thửa đất trên File dữ liệu và số đo kiểm tra không được vượt quá 1,5 lần giá trị quy định ở khoản [*] trên. Số lượng độ lệch xấp xỉ giới hạn [70% đến 100% giá trị giới hạn] không được vượt quá 5% tổng các tọa độ hoặc khoảng cách được kiểm tra.
Các số chênh trong mọi trường hợp không được mang tính hệ thống.
3. Nội dung biểu thị, nguyên tắc biểu thị
- Các yếu tố nội dung phải biểu thị trên bản trích đo địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1: 1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 bao gồm:
+ Cơ sở toán học của bản đồ;
+ Điểm khống chế [ trên file số]
+ Địa giới hành chính
+ Mốc quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, ranh giới hành lang an toàn giao thông, thuỷ lợi, điện và các công trình khác có hành lang an toàn; ranh giới quy hoạch sử dụng đất;
+ Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất và các yếu tố nhân tạo, tự nhiên chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các tài sản gắn liền với đất;
+ Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao [nếu có yêu cầu thể hiện];
+ Các ghi chú thuyết minh, thông tin pháp lý của thửa đất [nếu có].
- Khi biểu thị các yếu tố nội dung lên bản trích đo địa chính phải tuân theo các quy định trong Ký hiệu bản đồ địa chính
4. Lưới khống chế
Căn cứ vào quy mô diện tích đo vẽ và tư liệu trắc địa bản đồ hiện có trong khu đo để bố trí lưới địa chính, lưới khống chế đo vẽ phù hợp. Mật độ điểm, các yêu cầu kỹ thuật, phương pháp xây dựng thực hiện theo quy phạm đo vẽ bản đồ địa chính.
Tính toán bình sai bằng các phần mềm chuyên dụng được bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép.
Lưới địa chính bình sai chặt chẽ.
Lưới khống chế đo vẽ được bình sai gần đúng.
5. Đo vẽ nội dung bản trích đo địa chính
Trình tự các bước công việc khi đo đạc, thành lập trích đo địa chính:
- Xác định khu vực thành lập bản đồ. Xây dựng Dự toán kinh tế - kỹ thuật [nếu cần]
- Thành lập lưới khống chế [nếu cần]
- Đo vẽ chi tiết nội dung bản đồ.
- Xử lý số liệu .
- Kiểm tra, sửa chữa và hoàn chỉnh bản trích đo
- Lập các hồ sơ, bảng biểu theo quy định
- Kiểm tra, nghiệm thu, xác nhận pháp lý.
- Đóng gói, chuyển tài liệu phục vụ quản lý đất đai [cấp giấy, quy hoạch, giải toả. đền bù...]
- Hoàn chỉnh bản trích đo địa chính và các tài liệu liên quan theo kết quả [cấp giấy, quy hoạch, giải toả. đền bù...].
- Nhân bản, giao nộp để lưu trữ, bảo quản và khai thác.
IV. Kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu và giao nộp sản phẩm
Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trực tiếp kiểm tra, thẩm định chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm địa chính do các cơ quan, tổ chức thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện.
Phòng Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trực tiếp kiểm tra, thẩm định chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm địa chính do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện.
Nội dung, phương pháp, lập hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu, áp dụng theo:Thông tư 05/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính.
Sản phẩm giao nộp: Tuỳ theo mục đích công việc để quy định những sản phẩm cụ thể đáp ứng yêu cầu.
Về cơ bản cần có những sản phẩm như sau:
+ Căn cứ pháp lý để thực hiện;
+ Tài liệu về lưới khống chế, các số liệu đo chi tiết;
+ Bản mô tả ranh giới, mốc giới sử dụng đất;
+ Hồ sơ kỹ thuật thửa đất;
+ Bản trích đo địa chính;
+ Các bảng thống kê, tổng hợp diện tích khu vực trích đo;
+ Hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu của đơn vị thực hiện.

P.ĐĐBĐ thu thập,NC và tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề