Bấm lỗ tai giá bao nhiêu

Với sự phát triển của xã hội hiện nay thì nhu cầu làm đẹp của con người, đặc biệt là đối với các bạn trẻ, ngày càng được chú trọng và quan tâm. Có rất nhiều cách thức và phương tiện làm đẹp khác nhau, bấm lỗ tai để đeo bông tai [khuyên tai] là một trong những cách thức làm đẹp này.

Ngoài dái tai [phần da vành tai không só sụn] là một vị trí bấm lỗ tai kinh điển, nhiều bạn trẻ ngày nay lại có sở thích bấm lỗ tai ở nhiều vị trí khác trên vành tai để tạo sự khác biệt hoặc thể hiện cá tính riêng của mình.

Giải phẫu vành tai

Tuy nhiên, những vị trí khác của vành tai đều chứa sụn bên trong, nên việc bấm lỗ tai ở những vị trí này đều phải bấm qua lớp sụn vành tai. Điều này dẫn đến nguy cơ viêm sụn vành tai rất cao nếu dụng cụ không được đảm bảo vô trùng và không được thực hiện ở các cơ sở y tế uy tín. Hơn nữa, nguy cơ nhiễm các bệnh lây qua đường máu [viêm gan siêu vi B, HIV…] cũng có thể xảy ra khi dụng cụ bấm lỗ tai không được xử lý theo đúng quy định.

Viêm sụn vành tai do bấm lỗ tai

Theo một thống kê tại bệnh viện Tai Mũi Họng Thành Phố Hồ Chí Minh vào năm 2020, trong số 81 trường hợp viêm sụn vành tai phải nhập viện điều trị, có đến 62 trường hợp là do bấm lỗ tai [chiếm gần 80%]. Đa số các trường hợp bấm lỗ tai là các bạn trẻ trong độ tuổi từ 16 – 30, trong đó có 70% các trường hợp là nữ.

Hầu hết các trường hợp nhập viện do người bệnh đến khám muộn, bệnh đã tiến triển thành áp xe vành tai, phải rạch dẫn lưu mủ, thậm chí có khoảng 25% trường hợp sụn vành tai bị hoại tử do viêm, phải phẫu thuật để nạo vét sụn hoại tử. Điều này có thể dẫn tới nguy cơ vành tai bị biến dạng, co rút lại khi khỏi bệnh, gây mất thẩm mỹ. Một số trường hợp phải phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ lại vành tai sau đó.

Vì vậy, những ai muốn bấm lỗ tai để thỏa mãn nhu cầu làm đẹp hay thể hiện cá tính bản thân thì nên đến các cơ sở có uy tín để vừa được làm những điều mình thích và vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân, tránh được những nguy cơ viêm sụn vành tai và nhiễm các bệnh lây qua đường máu, cũng như là các di chứng của bệnh. Ngoài ra, khi có các dấu hiệu nghi ngờ viêm sụn vành tai [như đỏ da vành tai, sưng đau hoặc đọng ít mủ quanh lỗ bấm tai] thì nên đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám và xử trí kịp thời.

Khoa Tai-Tai thần kinh

Đeo khuyên tai từ lâu đã là một xu hướng làm đẹp được ưa chuộng của chị em phụ nữ. Ngày nay, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp thẩm mỹ, dịch vụ bấm lỗ tai cũng trở nên phổ biến hơn. Không chỉ phụ nữ, mà ngay cả nhiều đấng mày râu cũng đang tìm đến với hình thức làm đẹp với phụ kiện này.

Bấm lỗ tai đau hay không phụ thuộc khá nhiều vào vị trí bấm để đeo khuyên. Theo lời khuyên của các chuyên gia, thùy/dái tai là vị trí bấm khuyên tai không đau và an toàn nhất. Đối với các khu vực tập trung nhiều mạch máu và dây thần kinh như sụn hay vành tai, hình thức xỏ khuyên tai sẽ tương đối gây đau đớn. Càng bấm sâu vào sụn, mức độ đau đớn sẽ càng tăng lên.

Hiện nay, có hai phương pháp đeo khuyên chủ yếu là bắn và xỏ lỗ tai. Kỹ thuật bắn lỗ tai bằng súng cần sử dụng lực mạnh hơn, nên cũng gây đau nhiều hơn so với xỏ bằng kim.

Trong trường hợp bấm lỗ tai cho bé, bạn nên cho trẻ uống thuốc giảm đau [Paracetamol] với liều lượng 15mg/kg cân nặng. Sau khi đeo khuyên xong, bạn hãy lưu ý săn sóc vết bấm cho bé cẩn thận.

Các vị trí bấm lỗ tai

Kỹ thuật bấm khuyên tai thường được thực hiện ở khu vực dái tai hoặc sụn tai. Đối với vùng dái tai, chị em có thể lựa chọn bấm đơn hoặc từ 2-3 lỗ. Nếu thuộc týp người cá tính, bạn có thể sử dụng phụ kiện để mở rộng lỗ bấm [bấm nong tai]. Tuy nhiên, kỹ thuật này tương đối tốn thời gian và yêu cầu bạn phải thường xuyên đổi nong.

Trong thời gian gần đây, bấm lỗ tai ở sụn đang dần trở thành trào lưu của giới trẻ, với khả năng đeo được nhiều kiểu hoa tai rất đa dạng. Đổi lại, như đã đề cập phía trên, quy trình thực hiện sẽ gây đau đớn hơn so với bấm dái tai truyền thống.

Một số người sau khi xỏ khuyên thường thắc mắc tại sao xỏ lỗ tai lâu lành. Thực tế, thời gian phục hồi chính xác sẽ thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, cơ địa từng người và vị trí bấm cụ thể. Thông thường, nếu bấm ở thùy tai, bạn sẽ cần từ 6-8 tuần để lành thương. Đối với vết bấm ở những vị trí khác, thời gian cần thiết để hồi phục sẽ lâu hơn, dao động từ 3-9 tháng.

Bấm lỗ tai kiêng ăn gì?

Bấm lỗ tai bị sưng là một tình trạng thường gặp khi bạn không lưu ý điều chỉnh chế độ ăn uống. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm bạn nên kiêng cữ để tránh nguy cơ sẹo thâm/dị ứng:

  • Thịt bò
  • Thịt gà
  • Hải sản
  • Rau muống
  • Gạo nếp [xôi, bánh].

Sau khi bấm nên làm gì?

Khâu giữ vệ sinh tai sau khi bấm cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc rút ngắn thời gian lành thương. Dưới đây là lời khuyên dành cho bạn sau khi bấm khuyên tai:

  • Không sát khuẩn vết bấm bằng cồn, vì có thể làm khô da và gây chảy máu.
  • Sử dụng bông vệ sinh thấm nước ấm hay một trong các dung dịch sát khuẩn như: nước muối pha loãng, nước khử trùng, oxy già để làm sạch khu vực xung quanh vết bấm.
  • Rửa tay sạch trước khi làm sạch vết bấm để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Trong khi chờ vết thương lành hẳn, bạn nên xoay khuyên khoảng 1-2 lần/ngày để ngăn vết bấm không bị khô cứng.
  • Tránh để vết bấm tiếp xúc trực tiếp với tóc, bụi bẩn và các tác nhân môi trường khác.
  • Đi khám ngay nếu vị trí bấm lỗ tai sưng to, chảy mủ hay có những biến chứng bất thường.

Bấm lỗ tai bao nhiêu tiền?

Chi phí bấm khuyên tai cụ thể sẽ tùy thuộc vào cơ sở bấm và tay nghề kỹ thuật viên. Nhìn chung, mức giá trung bình chỉ nằm trong khoảng vài trăm nghìn đồng. Nếu muốn, bạn cũng có thể tự mua dụng cụ xỏ lỗ tai tại nhà. Tuy nhiên, rủi ro biến chứng sẽ cực kỳ cao nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm và không tiệt trùng dụng cụ đúng cách.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Trang sức khuyên tai luôn được chị em phụ nữ lựa chọn nhiều. Không những thế các bạn nam cũng dùng khuyên tai để khẳng định phong cách mới, độc và lạ của mình. Tuy nhiên, muốn sử dụng loại trang sức này bạn sẽ cần phải có lỗ tai. Và muốn có lỗ tai bạn sẽ cần tiến hành bấm hoặc đục lỗ tai bằng cách nào đó. Câu hỏi được đặt ra là tiệm vàng có bấm lỗ tai không, bấm trong bao lâu có thể đeo khuyên được?

Khuyên tai là gì, tại sao cần bấm lỗ tai?

Khuyên tai là tên gọi chỉ chung các loại trang sức được dùng ở trên tai. Có nhiều dạng khuyên tai khác nhau như nụ, hoa tai tay… với các thiết kê từ đơn giản đến tinh sảo khác nhau. Và khuyên tai được xem là một vật trang sức cần có của người con gái bởi nhiều người tin rằng khi xuống suối vàng mà không có khuyên tai sẽ phải đeo theo một con đỉa. Vậy nên con gái phải bấm lỗ tai theo mê tín.

Ngày nay, trang sức vòng tai sau khi bấm lỗ tai không chỉ còn được người con gái yêu thích mà nó còn là một xu hướng mà nam giới hướng đến đặc biệt là các bạn trẻ. Nếu như trước kia chúng ta thường lựa chọn đeo khuyên tai với số lượng 1 khuyên trên 1 tai thì ngày nay bạn có thể đeo cùng lúc nhiều khuyên và đeo khuyên chỉ trên một tai. Mỗi bên tai có thể bấm lỗ tai nhiều cái.

Tuy nhiên, xã hội lại còn đang có nhiều cái nhìn ác cảm với những người đeo khuyên tai phá cách. Mặc dù thế, bạn cũng đừng quá lo lắng bởi vấn đề này bởi suy nghĩ tốt xấu thuộc về bạn và chỉ cần bạn cảm thấy những chiếc vòng tai đẹp và hợp với bản thân mình là bạn có thể sử dụng nó bất cứ nơi đâu. Bạn cứ thể hiện phong cách của mình khi bấm lỗ tai nhiều và đeo khuyên tai một bên nhé.

Xem thêm: Đeo vàng nhiều có tác dụng gì

Bấm lỗ tai ở đâu an toàn, tiệm vàng có bấm lỗ tai không

Một yêu cầu dành cho người muốn chơi khuyên tai chính là phải sở hữu ít nhất 1 lỗ tai. Đó là những lỗ được tạo ra sau khi con người dùng vật sắc nhọn để tác động vào vùng vành tai. Tùy theo từng vị trí mà bạn muốn bấm lỗ tai mà những cơn đau có thể xuất hiện hay không xuất hiện.

Người xưa thường lựa chọn cách bấm lỗ tai khá là nguy hiểm đó chính là dùng kim khâu hàng ngày để xuyên thủng vành tai. Phương pháp dân gian này nghe có vẻ đơn giản nhưng lại có thể khiến bạn bị nhiễm trùng vùng tai bị thương và không ít người đã phải từ bỏ ý định bấm lỗ tai vì cảm giác đau ngay khi kim vừa châm vào thịt. Từ đó họ lại không được đeo những chiếc khuyên tai mà mình yêu thích được.

Tiệm vàng có bấm lỗ tai không?

Trên thực tế đã có rất nhiều những dụng cụ bấm lỗ tai ra đời. Đó là những súng bắn khuyên tai mà các tiệm vàng bạc hay sử dụng và đây cũng là nơi đáng để bạn lựa chọn chọc khuyên tai. Tuy nhiên, không phải tiệm vàng nào cũng đồng ý bấm lỗ tai cho bạn khi bạn không mua khuyên tai ở đó đâu nhé. Vậy nên, bạn có thể tìm đến các tiệm vàng uy tín ở Huế, Đà Nẵng để yêu cầu điều này.

Xem thêm: Đeo vàng ta có bị hao mòn không

PNJ có bấm lỗ tai không?

PNJ là thương hiệu trang sức lớn, có nhiều cửa hàng đại lý bán trang sức lẻ trên cả nước. Tập trung vào nữ trang nên cũng hỗ trợ nhiều dịch vụ liên quan đến việc mua lựa chọ trang sức. Bông tai cũng là mặt hàng được ưa chuộng ở PNJ, tuy nhiên không phải tiệm nào cũng có bẫm lỗ tai, có một số thì có thiết bị súng bắn lỗ tai nhưng một số cửa hàng lại không. Cho nên để chắc chắn bạn có thể hỏi nhân viên hoặc nhờ nhân viên chỉ dẫn những nơi bắn lỗ tai an toàn gần đó.

Bấm lỗ tai cho bé ở đâu an toàn

Bấm lỗ tai cho bé gái là một hoạt động đa số bố mẹ đều thực hiện khi con còn nhỏ, tuy nhiên không phải ở đâu cũng bấm an toàn. Bấm lỗ tai đôi lúc gặp nhiều vấn đề như nhiễm trùng, bấm lệch vị trí lỗ cần bấm cho nên khi bấm cho bé các bậc bố mẹ nên lựa chọn những nơi uy tín và an toàn. Bậc phụ huynh có thể tham khảo một số nơi như:

  • Tiệm vàng PNJ
  • Tiệm vàng bạc đá quý uy tín
  • Các tiệm chuyên bán bông tai
  • Bệnh viện nhi hoặc bệnh viên chuyên khoa sản

Sau khi bấm lỗ tai nên đeo những loại lành tín theo hướng dẫn của người bấm, đồng thời vệ sinh chỗ bấm sạch sẽ tránh tác động mạnh vào lỗ tai. Nếu có dấu hiệu sưng đỏ, cương mỗ hay đau nhức thì nên đến bác sĩ để khám và điều trị.

Bấm lỗ tai bao lâu thì lành, bao lâu thì đeo khuyên được

Nếu như bạn đã từng một lần thực hiện bấm lỗ tai chắc hẳn bạn sẽ biết nó không hề đáng sợ khi toàn bộ thời gian mà bạn mất chỉ khoảng 1 phút đồng hồ. Khuyên tai cũng sẽ được gắn lên tai bạn ngay sau đó. Tuy nhiêm cũng có một số người gặp phải tình trạng dị ứng, sưng tai khi đeo khuyên. 

Vậy nên, thời gian lành và có thể đeo khuyên tai sớm hay muộn là phục thuộc vào cơ địa của từng người. Có người bấm lỗ tai xong lành mà đeo khuyên tai vào lại bị lở loét ra. Không những thế, một số người bấm lỗ tai không thể lành được nên không thể nào deo được khuyên tai. Và để đảm bảo sự an toàn khi bấm lỗ tai chúng tôi xin đưa ra một vài khuyến cáo sau:

– Bạn cần chú ý hơn đến việc lựa chọn nơi bấm khuyên tai an toàn. Chú ý đến việc vệ sinh dụng cụ bấm khuyên và yêu cầu thợ bấm lỗ tai vệ sinh, khử trùng dụng cụ trước mặt mình để tránh bị lây bệnh một cách đáng tiếc. Cần tiến hành việc này ngay cả trước khi bấm lỗ tai để đảm bảo an toàn.

– Chọn vị trí bấm lỗ tai phù hợp với nhu cầu của bạn. Nếu muốn không đau bạn hãy lựa chọn bấm lỗ tại thùy, muốn nhanh lành và lâu bị líp lỗ tai bạn nên bấm ở sun trên vành tai và đây là hai vị trí bấm lỗ tai được yêu thích nhất bởi có thể đeo được khuyên tai theo phong cách riêng mình. Hạn chế bấm ở sụn vì nó có thể phá vỡ cấu trúc mô sụn ở tai bạn.

Bấm lỗ tai cần giư vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng

– Một vài loại thuốc có thể giúp ích cho bạn trong quá trình bấm khuyên tai. Đó là các loại thuốc mỡ và thuốc sát trùng vết thương. Với thuốc mỡ bạn sẽ đeo khuyên tai nhanh hơn còn với thuốc sát trùng bạn sẽ tránh tình trạng viêm nhiễm tạo mù.

– Thời gian lành thường còn phụ thuộc vào độ tuổi và cơ địa của từng người. Theo đó, nếu bấm lỗ tai tại thùy tai bạn sẽ mất khoảng 8 tuần nhưng nếu bấm tại các vị trí sụn vạn sẽ mất từ 6-8 tuần mới có thể lành thương. Sau thời gian này bạn có thể đeo thoải mái các loại khuyên mà không có cảm giác đau đớn.

– Chú ý hơn đến việc lựa chọn loại khuyên tai phù hợp. Trong đó đáng chú ý là chất liệu làm ra khuyên tai. Không nên chọn khuyên tai làm bằng kim loại không chống han gỉ bởi khi này nó sẽ gây ra sưng viêm ở lỗ tai. Thay vào đó bạn nên đeo trang sức bằng vàng hoặc bạc sẽ tốt và an toàn hơn rất nhiều.

Lưu ý, một lỗ tai sau khi bấm nếu không được đeo khuyên tai thường xuyên sẽ co nhỏ và dần dần liền lại. Khi này bạn sẽ cần tiến hành bấm lỗ tai lần nữa nếu muốn và hãy thông báo với các tiêm bấm lỗ tai điều này để họ tránh các vết bấm cũ bởi khi này sẹo đã hình thành nếu bấm vào đó sẽ rất khó và đau nhiều hơn.

Có thể bạn quan tâm: Cách làm trang sức vàng sáng bóng tại nhà

Bấm lỗ tai nên kiêng gì?

Có một vài ý kiến còn khuyên chúng ta nên thực hiện chế độ ăn kiêng sau khi bấm khuyên tai và điều này là có cơ sở. Và nếu không muốn chịu đau do tình trạng sưng viêm lỗ tai và những vết sẹo xấu bạn sẽ cần kiêng những thứ sau:

  • Rau muống: một món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam, vì rau muống có tính mát, sinh ra da thịt vì thế đây là món ăn bạn nên kiêng khi bấm lỗ tai.
  • Hải sản sẽ làm xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu vì thế để vết bấm nhanh lành bạn nên tránh xa món ăn này trong một thời gian nhé.
  • Thịt bò chứa nhiều protein tốt cho cơ thể nhưng có thể khiến cho lỗ tai của bạn sậm màu, dễ tạo thành sẹo thâm gây mất thẩm mỹ ở tai.
  • Xôi nếp và thịt gà là hai món ăn đều có tính nóng vì thế khi mới bấm lỗ tai nên kiêng ăn nếu không muốn bị sưng hay làm mủ gây viêm nhiễm nhé…

Bấm lỗ tai nên ăn gì cho mau lành

Bên cạnh những thực phẩm nên kiêng khi bấm lỗ tai ở trên thì nhiều người còn quan tâm đến vấn đề bấm lỗ tai nên ăn gì cho mau lành để có thể đeo những chiếc khuyên tai như mình mong muốn hoặc những lo ngại của các bà mẹ có bé gái khi được bấm lỗ tai.

Cũng như các vết thương ngoài da khác, khi bấm lỗ tai có làm nên vết thương nên nhỏ, hoặc có thể lở loét, nhiễm trùng nếu không thích ứng thì các bạn trẻ trước khi đeo khuyên tai cần ăn uống như thế nào cho mau lành. Sau đây là một số thực phẩm nên ăn sau khi bấm lỗ tai:

  • Nên ăn đủ chất đạm là chất có nhiều trong thịt, cá, trứng, lươn,…và các lọai đậu vì đây là nguyên liệu chính để tạo các tế bào mới, các thành phần có liên quan đến quá trình lành vết thương.
  • Cần chú ý ăn các loại thực phẩm có liên quan đến quá trình tạo máu như sắt, acid folic, vitamin B12 v.v… Các chất này có nhiều trong các loại thịt, gan, trứng, sữa, các loại rau xanh đậm,…
  • Các vitamin nhóm B, vitamin A, E, là các vitamin có vai trò quan trọng trong việc tạo mô mới và làm vết thương mau lành cho dù là vết thương nhỏ khi bấm lỗ tai. Vitamin C có ảnh hưởng đáng kể đến việc lành vết thương, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại hiện tượng nhiễm trùng, mưng mủ đối với các bạn khi bấm lỗ tai dễ làm mủ hoặc với các bạn khi đeo khuyên tai bị lở loét. Các lọai rau lá có màu xanh đậm, và quả tươi như đu đủ, thanh long, quít, cam, bưởi,… có chứa nhiều các vitamin này.
  • Kẽm và selen cũng giúp mau lành vết thương, chống nhiễm khuẩn. Những khoáng chất này có nhiều trong cá, thịt gia cầm, trứng, nghêu, sò, ốc, thận, gan, ngũ cốc…

Các kiểu bấm lỗ tai đẹp

Trên chiếc tai nhỏ bé của mỗi người có rất nhiều vị trí bẫm lỗ tai khác nhau. Tuy nhiên việc lựa chọn vị trí bẫm lỗ tai chỗ nào cho cá tính, phong cách thì nhiều người còn phân vân. Hoặc có bạn lại muốn bấm lỗ tai đẹp như sao Hàn. Sau đây là một số kiểu bấm lỗ tai được giới trẻ yêu thích.

  • Bấm lỗ tai đơn.
  • Bấm lỗ tai đúp.
  • Kiểu lỗ tai Helix
  • Kiểu lỗ tai ngang Scaffold/ Industrial
  • Kiểu bấm lỗ tai Conch
  • Kiểu bấm Daith
  • Kiểu lỗ tai rock
  • Kiểu lỗ tai Tragus

Giá bấm lỗ tai bao nhiêu

Bấm lỗ tai giá cũng rẻ tùy chỗ bấm sẽ có giá dao động từ 20 – 50 nghìn. Nếu bấm ở các tiệm trang sức khi mua trang sức thì việc bấm lỗ tai là miễn phí còn bấm mà không mua thì phải chịu phí. Bên cạnh phí bấm thì bạn còn phải mua loại bông tai đeo để giữ lỗ bấm nữa, nên tùy loại kim loại mua sẽ có mức giá khác nhau.

Còn ngay lúc nay, nếu muốn tìm hiểu thêm về vấn đề “Tiệm vàng có bấm lỗ tai không? Bao lâu thì lành và đeo khuyên được” bạn hãy để lại thông tin thắc mắc của mình tại mục bình luận để nhận tư vấn và hỗ trợ cụ thể hơn.

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề