Bài văn trong lòng mẹ tác giả là ai


Chân dung Nguyên Hồng khi còn trẻ và khi về già

  • Nguyễn Nguyên Hồng [1918-1982], quê ở thành phố Nam Định. 
  • Sau Cách mạng, ông bên bỉ sáng tác trên nhiều lĩnh vực: tiểu thuyết, kí, thơ, tiểu thuyết sử thi. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
  • Ngòi bút của ông hướng về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết.
  • Các tác phẩm chính: Bỉ vỏ [tiểu thuyết, 1938], Những ngày thơ ấu [hồi ký, đăng báo lần đầu năm 1938, xuất bản năm 1940]; Trời xanh [thơ, 1960], Cửa biển [bộ tiểu thuyết gồm 4 tập: Sóng gầm - 1961, Cơn bão đã đến - 1967, Thời kì đen tối - 1973, Khi đứa con ra đời - 1976]...

Tác phẩm

1. Xuất xứ

  • Đoạn trích rút ra từ hồi kí "Những ngày thơ ấu" [đăng báo năm 1938, in thành sách lần đầu năm 1940].
  • Đoạn trích là chương IV của tác phẩm.

2. Đề tài

Tình mẫu tử/tình mẹ con

3. Thể loại

Hồi kí

4. Bố cục

Trích đoạn được chia làm 2 phần:

  • Phần 1 [Từ đầu đến "...người ta hỏi đến chứ"]: Cuộc trò chuyện giữa bé Hồng và người cô
  • Phần 2 [Tiếp theo cho đến hết]: Cuộc gặp gỡ của hai mẹ con bé Hồng

5. Phương thức biểu đạt

Tự sự, biểu cảm, miêu tả

NỘI DUNG [edit]


Nguồn ảnh: sưu tầm Internet

1. Cuộc đối thoại của chú bé Hồng với bà cô

Hoàn cảnh của chú bé Hồng: 
  • Cha nghiện ngập mà chết
  • Mẹ đi tha hương cầu thực; phải sống với bà cô cay nghiệt; luôn khao khát tình yêu thương của mẹ.
1.1. Nhân vật bà cô

Bà cô của bé Hồng là một người cay nghiệt, tàn nhẫn:

  • Người cô tươi cười hỏi chứ không phải là lo lắng hay âu yếm hỏi.
  • Khi chú bé Hồng trả lời: "Cháu không muốn vào", giọng "cô" vẫn ngọt, bình thản mỉa mai, ố reo rắc vào đầu bé Hồng những ý nghĩ không tốt về mẹ:

         - "Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu; vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ". Giọng điệu châm chọc, nhục mạ.

         -  Tâm can của bé Hồng bị xoắn chặt khi hiểu: "mợ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác" 

         "Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể chuyện cho tôi nghe" về việc nghe được câu chuyện của một người bà họ nội xa vào trong Thanh Hóa bắt gặp mẹ bé Hồng "cho con bú bên rổ bóng đèn, ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, toan hỏi thì vội lấy quay đi lấy nón che".

=> Nhân vật bà cô là đại diện cho những con người tàn nhẫn đến héo khô cả tình cảm ruột thịt cũng như định kiến của xã hội phong kiến.

1.2. Tâm trạng của bé Hồng khi trả lời người cô

  • Mới đầu khi nghe người cô hỏi, trong kí ức chú bé sống dậy hình ảnh vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của người mẹ: im lặng cúi đầu xuống đất không đáp.
  • Nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của người cô: cười và đáp lại lời cô.
  • Khi người cô tiếp tục hỏi: khóe mắt đã cay cay
  • Khi nghe cô nhấn mạnh, ngân dài hai tiếng "em bé": "nước mắt tôi ròng rong rớt xuống hai bên mép, rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và cổ".
  • Tâm trạng đau đớn, uất ức của chú bé dâng đến cực điểm khi nghe cô tươi cười kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình: "Giá như những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi"

=> Những câu văn gợi ra liên tiếp xúc cảm đau đớn, cô đơn, cay đắng, tủi nhục mà bé Hồng phải chịu đựng.

2. Cuộc gặp gỡ giữa chú bé Hồng với người mẹ

2.1. Tâm trạng của bé Hồng 

  • Bé Hồng gặp lại mẹ cùng tình yêu thương mãnh liệt:

         - Hoàn cảnh gặp lại mẹ: gần đến ngày giỗ đầu cha, vào lúc tan trường

         - Bé Hồng gặp lại mẹ một cách bất ngờ:

                        + Thoáng thấy một người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi 

                        + Chạy đuổi theo, gọi bối rối: "Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!"

                        + Thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại khi trèo lên xe, khóc nức nở

                        + Cảm giác: ấm áp, mơn man khắp da thịt, "phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng".

         - Bé Hồng nhận ra mẹ vì: 

                        + Hình ảnh người mẹ đã khắc sâu trong lòng em

                        + Trong em luôn đầy ắp nỗi khát khao tình yêu thương của mẹ

Cảm giác sung sướng đến cực điểm của đứa con khi ở trong lòng mẹ được Nguyên Hồng miêu tả bằng cảm hứng đặc biệt say mê cùng những rung động tinh tế.

2.2. Nhân vật người mẹ 

của bé Hồng hiện ra qua sự cảm nhận của nhân vật bé Hồng khi gặp lại mẹ:

  • Không "còm cõi xơ xác" như lời của bà cô
  • "Gương mặt vẫn tươi sáng"
  • "Đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má"
  • "Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường"
Đoạn trích "Trong lòng mẹ", trích hồi kí "Những ngày thơ ấu" của Nguyên Hồng, đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.

NGHỆ THUẬT [edit]

  • Truyện đậm chất trữ tình: 

         - Tình huống và nội dung câu chuyện: hoàn cảnh đáng thương của bé Hồng; câu chuyện về một người mẹ phải âm thầm chịu đựng nhiều cay đắng, nhiều thành kiến tàn ác; lòng thương yêu cùng sự tin cậy mà chú bé dành cho người mẹ của mình.

         - Dòng cảm xúc phong phú của chú bé Hồng: trong quá trình diễn biến này, người đọc bắt gặp niềm xót xa, tủi nhục, lòng căm giận sâu sắc, quyết liệt, tình yêu thương nồng nàn, thắm thiết.

         - Cách thể hiện của tác giả cũng góp phần quan trọng tạo nên chất trữ tình của đoạn trích: 

                  + Kết hợp nhuần nhuyễn giữa giữa kể với bộc lộ cảm xúc. 

                  + Các hình ảnh thể hiện tâm trạng, các so sánh đều gây ấn tượng, đều giàu sức gợi cảm. 

                  + Lời văn nhiều khi say mê khác thường như được viết trong dòng cảm xúc mơn man, dạt dào.

  • Cảm xúc tự nhiên, chân thật
  • Khắc họa hình tượng bé Hồng với lời nói, hành động, tâm trạng sinh động, chân thật.

Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra

Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 8. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 8 [chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo] về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: [1] Tóm tắt lý thuyết [Lesson summary]: hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. [2] Video bài giảng [phát âm]: video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. [3] Bài tập thực hành [practice task] giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. [4] Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. [5] Kiểm tra cả bài [unit test]: đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn [unit].


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 8 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 8 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 8, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế

Video liên quan

Chủ Đề