Bài tập về thành phần tình thái

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khởi ngữ

– Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Khởi ngữ còn được gọi là đề ngữ hay thành phần khởi ý.

– Trước khởi ngữ có thể thêm những quan hệ từ như về, còn, đối với,…

– Trong quan hệ với các thành phần câu còn lại, khởi ngữ vừa đứng riêng biệt lại vừa gắn bó với các thành phần khác của câu:

* Công dụng của khởi ngữ trong câu

Khởi ngữ có ý nghĩa quan trọng giúp câu nổi bật được ý muốn thể hiện tới người nghe và liên quan mật thiết với thành phần chính.

Nếu bạn thấy một bộ phần của câu mà được đặt lên đầu khác với so trật tự thông thường thì nó có thể là khởi ngữ. Với ý muốn nhấn mạnh bộ phận được đưa lên trước đó.

Ví dụ: Về việc trồng hoa trong chậu thì cần phải lưu ý tới chất lượng đất, kích cỡ chậu và cách
chăm sóc loại cây đó.

Khởi nghĩa trong cây này chính là “về việc:, nó đứng đầu câu và đảm nhiệm giúp nổi bật ý chính được nêu trong câu.

Trường hợp khác, khởi ngữ còn đóng vai trò nêu chủ đề của sự việc, hiện tượng, bắt đầu một câu chuyện một cách hấp dẫn. Như vậy, khỏi ngữ mang nhiều ý nghĩa nên bạn cần hiểu rõ để vận dụng đúng trong từng trường hợp cụ thể. Tiếng Việt quan trọng tới yếu tố câu trôi chảy, sắp xếp từ ngữ đúng vị trí. Mỗi một từ trong câu đảm nhiệm chức năng riêng và giữa chúng có liên kết chặt chẽ với nhau.

* Dấu hiệu nhận biết khởi ngữ

Cũng như các loại từ khác, khởi ngữ có một số dấu hiệu nhận biết riêng. Điều này rất quan trọng khi học sinh làm các bài tập xác định khởi ngữ trong câu.

– Có quan hệ từ phía trước khởi ngữ trong câu.

– Đứng trước khởi ngữ thông thường sẽ có một số từ đặc trưng như về, với, còn, đối với…

– Có thể thêm trợ từ “thì” vào phía sau khởi ngữ

2. Các thành phần biệt lập

– Thành phần biệt lập là thành phần nằm ngoài cấu trúc ngữ pháp của câu,được dùng để diễn đạt thái độ, cách đánh giá của người nói đối với việc được nóiđến trong câu hoặc đối với người nghe. Khác với thành phần phụ là trạng ngữ và khởi ngữ, các thành phần biệt lập không có quan hệ trực tiếp với các thành phần khác trong câu.

– Các thành phần biệt lập gồm:

+ Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

Thành phần tình thái trong câu có những loại và tác dụng khác nhau, biểu hiện qua những yếu tố tình thái khác nhau. Có yếu tố tình thái gắn với độ tin cậycủa sự việc [chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, hình như,…]; yếu tố gắn với ý kiến của người nói [theo tôi, ý ông ấy,…]; yếu tố chỉ thái độ của người nói đối với người nghe [à, ừ, nhỉ, nhé,…].

+ Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói [vui, buồn, mừng, giận,…].

Ví dụ: Trời ơi! Nóng quá!

+ Thành phần gọi – đáp: được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.

Ví dụ:

– Này, thầy nó ạ.

[Kim Lân]

—» Thành phần gọi.

– Vâng, mời bác và cô lên chơi.

—> Thành phần đáp.

+ Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

Ví dụ: Vậy mày hỏi cô Thông – tên người đàn bà họ nội xa kia – chỗ ở củamợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về.

[Nguyên Hồng]

II. Bài tập vận dụng

Bài 1: Tìm các khởi ngữ trong các câu sau đây

a, Ông cứ vờ xem tranh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này khiến ông khổ tâm hết sức.

b, Đối với nó, vượt qua kì thi là niềm vui vô hạn.

c, Thời tiết, những ngày này mưa nắng thay đổi thất thường.

d, Về khoản tìm đường, chẳng ai bằng nó.

e, Nghĩ lại, người ta sợ cái uy của đồng tiền [Nguyễn Công Hoan]

g, Đi, con cũng chả được mấy, mà ở nhà thì thầy cũng đem về cho con.

Bài 2.Tìm các thành phần khởi ngữ, thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi – đáp, thành phần phụ chú trong các trường hợp sau:

a] Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bóhoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.

[Nguyễn Thành Long]

b]

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời.

[Thanh Hải]

c]

Bỗng nhận ra hương Ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.

[Hữu Thỉnh]

d] Mà Ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.

[Kim Lân]

e] Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không?

[Nguyễn Huy Tưởng]

f] – Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

[Thế Lữ]

g] Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi, tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm gì ấy trái tim tôi.

[Nguyễn Quang Sáng]

h] Thì ra anh ta mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bê chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm kê dừng xe lại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyện một lát.

[Nguyễn Thành Long]

Bài 3. Chuyển các câu sau thành câu có thành phần khởi ngữ:

a] Tôi không đi chơi được.

b] Không bao giờ ta đọc qua một lần một bài thơ hay mà rời ngay xuống được.

c] Con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa.

Bài 4.Tìm thành phần gọi – đáp trong bài ca dao sau và cho biết lời gọi – đáp đóhướng đến ai.

Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Bài 5.Tìm thành phần phụ chú trong các trường hợp sau và cho biết ý nghĩa của chúng.

a] Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh,mẹ tôi âu yếmnắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

[Thanh Tịnh]

b] Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau.

[Khánh Hoài]

Bài 6.Viết một đoạn văn ngắn thuyết minh về một cảnh đẹp ở quê em, trong đó có sử dụng câu chứa thành phần tình thái và thành phần cảm thán.

Gợi ý

Bài 1: Xác định khởi ngữ

a, Điều này

b, Đối với nó

c, Thời tiết

d, Về khoản tìm đường

e, Nghĩ lại

g, Đi

Bài 2. Vận dụng hiểu biết về đặc điểm và công dụng của các thành phần khỏi ngữ và các thành phần biệt lập, HS nhận diện các thành phần đó trong các câu đã cho.

a] Thành phần phụ chú: rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân; và cũng rất tự nhiên.

b] Thành phần gọi – đáp: ơi.

c] Thành phần tình thái: hình như.

d] Thành phần đề ngữ: [mà] ông.

e] Thành phần cảm thán: chết nỗi.

f] Thành phần cảm thán: than ôi!

g] Thành phần khởi ngữ: còn tôi.

h] Thành phần tình thái: thì ra.

Bài 3.HS tự chọn đối tượng cần nhấn mạnh trong câu [nêu ở chủ ngư, vị ngữ hoặc bổ ngữ,…] và tạo khởi ngữ phù hợp.

Ví dụ: Câu có thể tạo thành các câu có khởi ngữ như sau:

– Con thì con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa.

– Mặc thì con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa.

– Tấm áo ấy, con không bao giờ mặc nó nữa.

Bài 4.Thành phần gọi – đáp trong bài ca dao: ai ơi. Thành phần này không hướng đến một đối tượng nào cụ thể. Điều đó có nghĩa là đối tượng mà bài ca dao hướng đến có thể là bất kì ai, là tất cả mọi người, gợi mở ý nghĩa sâu xa của lời nhắn nhủ trong bài ca dao.

Bài 5.Nhận diện thành phần phụ chú và nêu ý nghĩa:

a] Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh: giải thích cho cụm từ buổi mai hôm ấy

b] Giọng em ráo hoảnh: bình luận về cách nói của người em.

Bài 6.Đoạn văn yêu cầu thuyết minh về một cảnh đẹp ở quê em. Có thể chọn viết về một cảnh đẹp thiên nhiên hoặc một di tích lịch sử. Cần sắp xếp ý để viết được đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, trong đó sử dụng ít nhất một câu có thành phần tình thái và một câu có thành phần cảm thán.

Bên cạnh các thành phần như là chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ còn có các thành phần câu khác không tham gia diễn đạt ý nghĩa sự việc, không trình bày nội dung sự việc mà câu nói đến nhưng nó lại có chức năng khác, diễn đạt nội dung khác ở trong câu, bổ sung ý nghĩa cho câu. Những thành phần đó được gọi chung lại là các thành phần biệt lập.

Trong các thành phần biệt lập thì thành phần tình thái được sử dụng rất nhiều trong câu. Vậy thành phần tình thái là gì? Vị trí, vai trò của thành phần tình thái như thế nào?

Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến thành phần tình thái.

Thành phần tình thái là thành phần câu dùng để thể hiện cách nhìn của người nói hoặc người viết đối với sự việc được nói đến trong câu hoặc thể hiện cách nhìn nhận thái độ, cách đánh giá với người nghe.

Ví dụ 1: Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

– Trong câu trên với trạng ngữ là “Với lòng mong nhớ của anh”, chủ ngữ “anh”, vị ngữ là “nghĩ rằng”. Trước chủ ngữ có từ “chắc” là thành phần gì?

– Nghĩa sự việc của câu: anh Sáu nghĩ con mình sẽ chạy xô lại ôm chặt lấy cổ mình. Thêm từ “chắc” cho thấy đây chỉ là lời phỏng đoán của người kể chuyện với mức độ chắc chắn cao. Bỏ từ “chắc” nghĩa sự việc không hề thay đổi.

– Từ ý nghĩa trên có thể thấy từ “chắc” là thành phần tình thái trong câu.

Ví dụ 2: Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

– Thành phần của câu gồm: “vì khổ tâm đến nỗi không khóc được” là trạng ngữ, “anh” là chủ ngữ, “phải cười vậy thôi” là vị ngữ.

– Nghĩa sự việc của câu văn: anh Sáu cười vì không thể khóc, vì anh rất khổ tâm. Đây là thông tin bên trong nội tâm của nhân vật nên tác giả thêm từ “có lẽ” mang nghĩa phỏng đoán và mức độ phỏng đoán ở mức độ có thể xảy ra.

Các nhóm thành phần tình thái

– Các từ ngữ thành phần chỉ mức độ chắc chắn như chắc, chắc chắn, có lẽ, hình như,….

– Các từ ngữ chỉ quan điểm riêng của người khác như theo tôi, ý anh, theo quan điểm của anh,…

– Các từ ngữ thể hiện thái độ, quan hệ giữa người nói với người nghe, thường ở kết thúc câu như à, ạ, nhỉ, nhé,….

+Thể hiện sự lễ phép, lịch sự với người lớn, bề trên nên thêm từ “ạ” phía cuối câu.

Ví dụ: Cháu chào ông ạ.

Em chào thầy ạ.

Chức năng của tình thái từ

– Tạo câu theo mục đích nói.

– Biểu thị sắc thái biểu cảm cho câu nói như:

+ Thể hiện thái độ hoài nghi, nghi ngờ.Ví dụ: Nó đi học về rồi hả chị?Nam đi ngủ rồi phải không?

+ Biểu thị thái độ ngạc nhiên bất ngờ.Ví dụ: Có thật công ty sẽ tạm dừng hoạt động không chị?

+ Biểu thị thái độ cầu mong, trông chờ.Ví dụ: Em làm bài tập luôn nhé.Nào ta cùng nhau đi đến công ty.

So sánh thành phần tình thái và thành phần cảm thán

– Giống nhau: + Đều là thành phần biệt lập;

+ Không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu.

– Khác nhau:

+ Thành phần tình thái: Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói tới trong câu;

+ Thành phần cảm thán: Được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói [vui, mừng, buồn, giận,…]

Bài tập thành phần tình thái

Bài 1: Tìm thành phần tình thái trong các câu sau đây

1. Chắc chắn, hôm nay trời sẽ mưa.

2. Dường như, mùa thu đã đến.

3. Có lẽ, cô ấy cũng thích mình.

Trả lời:Các thành phần tình thái trong các câu trên là:

1. Từ tình thái là: Chắc chắn. Nó là lời khẳng định hôm nay trời sẽ nắng.

2. Từ tình thái là: Dường như. Nó thể hiện mức độ tin cậy thấp, vì người nói chỉ phỏng đoán.

3. Từ tình thái: Có lẽ. Nó chỉ mức độ tin cậy trung bình của người nói.

Bài 2: Hãy cho biết, trong số những từ có thể thay thế cho nhau trong câu sau đây, với người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra, với từ nào trách nhiệm đó thấp nhất. Tại sao tác giả Chiếc lược ngà [Nguyễn Quang Sáng] lại chọn từ chắc?

Với lòng mong mỏi của anh, [1]   chắc

[2]   hình như

[3]   chắc chắn

anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh

Trả lời:

Trong ba từ chắc/hình như/chắc chắn thì:

– chắc chắn có độ tin cậy cao nhất,

– hình như có độ tin cậy thấp nhất.

– Tác giả chọn chắc vì niềm tin vào sự việc có thể diễn ra theo hai khả năng:

+ Thứ nhất: Theo tính huyết thống thì sự việc sẽ phải diễn ra như vật;

+ Thứ hai: do thời gian và ngoại hình, sự việc có thể diễn ra khác đi

Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn [từ 12 đến 15 câu] nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ [truyện, thơ, phim, ảnh, tượng,…], trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái.

Trả lời:

Mỗi lần đọc lại bài Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, trong trái tim tôi dường như đang bị thứ gì đó bóp nghẹn lại. Tình cảm gia đình vốn là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trên đời thế nhưng những trang truyện viết về tình cảm cha con thời chiến ấy lại quá nhiều mất mát, đau thương. Tiếng kêu “Ba” xé lòng của bé Thu cuối trang truyện cứ vang mãi trong tâm trí của tôi – tiếng kêu đầu tiên phát ra từ đứa trẻ thiếu thốn tình cha và cũng là tiếng gọi cuối cùng của cuộc đời cô bé. Xót xa biết nhường nào! Ôi, đất nước tôi! Một đất nước bé nhỏ nhưng cứ mãi oằn mình dưới gót giày ngoại xâm. Kết thúc trang truyện tôi chỉ mong sao đất nước nhỏ bé của chúng tôi mãi được hòa bình, để chúng tôi có thể sống mãi trong nụ cười hiền của cha và cái ôm ấm áp của mẹ.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến thành phần tình thái là gì? Vị trí, vai trò của thành phần tình thái như thế nào? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Video liên quan

Chủ Đề