Bài tập lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân


Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hôn mê

Điều dưỡng viên nhận định chăm sóc bệnh nhân hôn mê

Giảng viên Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ các tiêu chí nhận định chăm sóc như sau:

  • Quan sát bệnh nhân.          
  • Đánh giá mức độ hôn mê.
  • Phân loại được hôn mê có triệu chứng thần kinh chỉ điểm hay không?
  • Lấy mạch, nhiệt độ, HA.
  • Nhịp thở, tần số, kiểu thở có rối loạn không?
  • Có các dấu hiệu cơ năng: Nhức đầu, nôn.

Hỏi : Tiền sử bệnh nhân có mắc bệnh gì không? Có vướng mắc gì về tình cảm trong gia đình và xã hội không? [ khâu này phải qua người nhà ]

Người điều dưỡng thu thập mọi giấy tờ, y bạ có liên quan đến bệnh nhân để giúp quá trình chẩn đoán, điều trị và chăm sóc.

Chẩn đoán chăm sóc bệnh nhân hôn mê

  • Rối loạn hoặc mất ý thức.
  • Tắc nghẽn hô hấp do thông khí kém.
  • Bội nhiễm do nằm lâu.
  • Loét mục do nằm lâu.
  • Teo cơ, tắc mạnh do không vận động.
  • Suy mòn do dinh dưỡng kém.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hôn mê

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ các lưu ý khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hôn mê như sau:

  • Theo dõi các chức năng sống phát hiện dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời.
  • Thực hiện y lệnh của bác sĩ .
  • Vệ sinh thân thể.
  • Phòng chống loét.
  • Nuôi dưỡng.
  • Phục hồi chức năng, hạn chế di chứng.
  • Giáo dục sức khoẻ, hướng dẫn chăm sóc và luyện tập.

Thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hôn mê

* Theo dõi dấu hiệu sinh tồn [chức năng sống]:

  • Tùy từng nguyên nhân hôn mê mà có kế hoạch theo dõi 15 phút; 30 phút; 1 giờhoặc 3 giờ một lần.
  • Theo dõi nước tiểu 24 giờ để có kế hoạch bù nước và điện giải và giúp bác sĩ điều chỉnh lượng nước ra vào của cơ thể.
  • Phải ghi vào các phiếu theo dõi, thấy bất thường phải thông báo ngay.

* Thực hiện các y lệnh đầy đủ và chính xác.

* Duy trì lưu thông đường hô hấp:

  • Đặt bệnh nhân nằm tư thế dẫn lưu.
  • Hút đờm dãi khi tăng tiết.
  • Đặt Canyl Mayo đề phòng tụt lưỡi.
  • Thở oxy khi có tím tái.
  • Thay đổi tư thế nằm 1 giờ/1 lần.
  • Nếu hôn mê sâu đặt NKQ, hút đờm dãi và hỗ trợ hô hấp khi cần thiết.

* Nuôi dưỡng:

  • Cho bệnh nhân ăn qua sonde dạ dày, mỗi lần bơm không quá 200 ml cách nhau 3 giờ. Cho thêm các loại thức ăn có vitamin A, B, C.
  • Chú trọng Protit bảo đảm cho cơ thể tiếp nhận 1 – 1,5 g/kg.
  • Lượng Calo 30 – 50 Calo/kg thể trọng.
  • Chế biến thức ăn bảo đảm vệ sinh và cân đối theo khẩu phần:

                                                   Theo tỷ lệ P : L : G = 1 : 1 :  4.

  • Nước uống : Vnu = Vnt + [ 300 hoặc 500 ] ml – Vdt.

Trong đó Vnu =  số ml nước uống trong ngày.

                 Vnt =  thể tích nước tiểu /24 giờ tính bằng ml.

                 Vdt =  thể tích dịch truyền tính bằng ml.

[500 ml áp dụng khi có sốt, vã mồ hôi hoặc có hỗ trợ hô hấp]

* Phòng chống loét:

  • Cho bệnh nhân nằm đệm hoặc phao chống loét.
  • Nếu không có đệm nước phải giữ cho ga giường khô, sạch, không có nếp
  • nhăn.
  • Trở mình cho bệnh nhân 2 giờ/lần.
  • Có vết trợt: Điều trị ngay tránh để nhiễm khuẩn và loét.
  • + Bôi thuốc hoặc chất làm sạch da [Rivanol]
  • + Dùng đệm kê thích hợp.

– Đã loét: Cắt lọc phần tế bào hoại tử, rửa sạch, đổ đường trắng vào vết loét băng lại, hàng ngày thay băng và đổ đường nhiều lần. Chăm sóc đến khi vết loét đầy và kín miệng.

Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hôn mê

* Chăm sóc mắt: Chống khô giác mạc và tổn thương do va chạm [do bệnh nhân không còn phản xạ chớp mắt]

  • Nhỏ mắt theo y lệnh.
  • Đắp gạc có tưới dung dịch NaCl lên mắt.
  • Khép mi lại.

* Duy trì bài tiết nước tiểu: Đặt Sonde dẫn lưu nước tiểu tránh làm bẩn và ướt da và tránh nhiễm trùng ngược dòng.

* Duy trì thân nhiệt:

  • ủ ấm nếu hạ thân nhiệt.
  • Hạ nhiệt nếu có sốt cao.

* Chống ứ trệ tĩnh mạch và huyết khối:

* Chăm sóc khớp:

  • Thay đổi tư thế.
  • Vận động các khớp.

* Chăm sóc răng miệng: Lau rửa ngày 2 lần có thể dùng Glyxerin hoặc nước chanh làm ẩm niêm mạc miệng.

* Vệ sinh thân thể:

  • Lau người, rửa bộ phận sinh dục sau khi đi đại tiểu tiện hàng ngày.
  • Thay ga giường, quần áo ngày một lần.
  • Nên tắm toàn thân và gội đầu tại giường 3 ngày/lần vào buổi chiều. Nếu trời lạnh phải ủ ấm bệnh nhân.

* Chăm sóc tâm lý: Dù cho bệnh nhân hôn mê sâu cũng nên hỗ trợ kích thích não bằng cách:

  • Nói với bệnh nhân.
  • Gọi tên.
  • Sờ lên da.
  • Nhắc nhở người nhà tăng cường liên hệ giao tiếp với bệnh nhân để tăng cường cảm giác hồi tỉnh.

* Giáo dục sức khoẻ, hướng dẫn chăm sóc và luyện tập:

  • Hướng dẫn gia đình bệnh nhân biết chế độ chăm sóc và vệ sinh hàng ngày.
  • Chế độ ăn uống và dùng thuốc hàng ngày: ăn đủ lượng và chất, dùng thuốc theo đơn của bác sĩ nếu có.
  • Luyện tập hàng ngày từ nhẹ đến nặng, từ ít đến nhiều.

 Đánh giá quá trình chăm sóc chăm sóc bệnh nhân hôn mê

  • Bệnh nhân không mắc các biến chứng đã kể trên.
  • Toàn trạng tiến triển tốt lên và hồi tỉnh.
  • Được nuôi dưỡng đảm bảo, biểu hiện không sụt cân.
  • Gia đình bệnh nhân yên tâm, cộng tác với nhân viên y tế chăm sóc tốt bệnh nhân.

Nguồn: yhanoi.edu.vn – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Một trong những chức năng điều dưỡng là thực hành chăm sóc người bệnh và chức năng của người quản lý điều dưỡng trong đó có chức năng quản lý chuyên môn. Quy trình chăm sóc bao gồm các bước mà người điều dưỡng khi chăm sóc người bệnh cần phải trải qua để hướng tới kết quả mong muốn. Đối tượng chăm sóc của điều dưỡng là người bệnh, là con người, do đó khi chăm sóc điều trị chúng ta cần phải có những quyết đoán thật chính xác, mọi hành vi thực hiện trên người bệnh cần phải được cân nhắc, việc làm nào cần ưu tiên làm trước, việc nào thực hiện sau. Muốn thực hiện quy trình chăm sóc được hiệu quả người điều dưỡng cần thông suốt các bước tiến hành và phải có những kiến thức khoa học cơ sở như  Sinh lý học, Tâm lý học, Dược lý học, Bệnh học v.v.. lẫn kiến thức chuyên môn điều dưỡng đã được trang bị trong quá trình đào tạo và những kinh nghiệm tích lũy trong quá trình chăm sóc thực tế trên người bệnh.

Khái niệm về quy trình chăm sóc

Định nghĩa quy trình

Quy trình là một vòng tròn khép kín, bao gồm nhiều bước phải trải qua nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Định nghĩa quy trình chăm sóc 

Là một quy trình bao gồm nhiều bước mà người iều dưỡng phải trải qua gồm hàng loạt các họat động theo môt kế họach đã được định trước để hướng đến kết quả chăm sóc người bệnh mà mình mong muốn.  

Nguồn gốc của quy trình chăm sóc

Quy trình chăm sóc được phát triển từ Học thuyết Khoa học giải quyết vấn đề. Học thuyết này đã được các nhà nghiên cứu khoa học khám phá ra nhằm tạo sự an toàn và hiệu quả của việc chăm sóc và điều trị cho người bệnh. Giải quyết vấn đề được tiến hành 7 bước: 

Xác định vấn đề.

Thu thập các thông tin liên quan.

Đặt giả định cách giải quyết.

Đề nghị kế hoạch hành động.

Thực nghiệm và khảo sát kết quả.

Rút ra kết luận có ý nghĩa.

Đánh giá cách giải quyết và tái thẩm định.

Qua nghiên cứu các bước của phương pháp khoa học giải quyết vấn đề, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng nếu thực hiện vào việc chăm sóc người bệnh vẫn chưa hòan chỉnh và phức tạp mà cần kết hợp thêm những sự sáng tạo bao gồm:

Kiến thức: phân tích sự việc, xem mức độ nguy cơ, thời gian cần giải quyết.

Sự nhạy bén: phát hiện kịp thời các vấn đề đang xảy ra, hoặc có nguy cơ sẽ xảy ra.

Sự thích nghi: các phương tiện hiện tại có tại đơn vị, nên sử dụng thế nào để đạt hiệu quả. Người được sử dụng có thích nghi với cách giải quyết vấn đề hay không?

Kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề: kinh nghịêm sẽ giúp việc giải quyết nhanh chóng, hiệu quả hơn. Kinh nghiệm phát xuất từ quá trình thực hành thường xuyên.

Quy trình chăm sóc: qua quá trình từ giải quyết vấn đề, kết hợp sự sáng tạo trong nghề nghiệp, các nhà điều dưỡng học đã nghiên cứu quy trình chăm sóc. Từ khoa học giải quyết vấn đề, điều dưỡng xác định những vấn đề khó khăn của người bệnh và cung cấp một cấu trúc dịch vụ chăm sóc, dựa vào mục tiêu và hướng tới hiệu quả cuối cùng.

Ý nghĩa và mục đích Qui trình điều dưỡng

Là những bước mà người điều dưỡng phải trải qua để đạt được mục tiêu chăm sóc người bệnh.

Không bỏ sót công việc chăm sóc người bệnh.

Việc chăm sóc được thực hiện liên tục. 

Có kinh nghiệm cải tiến nâng cao kiến thức và nghiệp vụ.

Giúp người điều dưỡng có trách nhiệm, ý thức được việc mình làm. 

Là thông tin về bệnh nhân giữa các điều dưỡng, các nhân viên.

Giúp việc quản lý điều dưỡng được tốt, điều dưỡng trưởng đánh giá được trình độ, khả năng của nhân viên mình.

Quy trách nhiệm cho người điều dưỡng.

Qua tài liệu này có thể thống kê công tác nghiên cứu khoa điều dưỡng.

Trong vấn đề đào tạo, kế hoạch chăm sóc giúp cho hướng dẫn công tác chăm sóc bệnh hay truyền đạt kinh nghiệm lâm sàng giải quyết tình huống trong chăm sóc.

Đối với bệnh nhân khi có kế hoạch chăm sóc hoàn chỉnh họ yên tâm tin tưởng trong vấn đề chăm sóc vì đây là công việc mang tính chất khoa học.

Quy trình chăm sóc điều dưỡng

Trong công tác chăm sóc điều dưỡng ở nước ta, theo Tổ chức Y tế thế giới  [WHO] xác định về chức năng nhiệm vụ của điều dưỡng ở các nước phát triển gồm 3 chức năng: chức năng chủ động, chức năng phụ thuộc và chức năng phối hợp.

Quy trình chăm sóc ở Việt Nam ta tiến hành 4 bước, đó là:

Nhận định.

Lập kế hoạch chăm sóc.

Thực hiện chăm sóc.

Lượng giá công tác chăm sóc.

Hình 6.1: Sơ đồ quy trình điều dưỡng

Bước 1. Nhận định người bệnh

Thu thập mọi thông tin về người bệnh. Cần tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, nếu cần có thể tiếp xúc với gia đình người bệnh.

Nhận định người bệnh là một quy trình gồm: 

Khai thác tiền sử.

Các kết quả khám thực thể.

Ghi nhận các dấu hiệu sinh tồn, cân nặng.

Hồ sơ điều trị.

Các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng của người bệnh.

Những dữ liệu chủ quan hoặc khách quan:

Dữ liệu chủ quan do người bệnh thông báo.

Dữ liệu khách quan do người điều dưỡng xem xét, nhận định qua sự quan sát tiếp xúc người bệnh.

Khai thác tiền sử 

Phỏng vấn người bệnh hoặc thân nhân trong gia đình.

Nên dùng câu hỏi ngỏ để người bệnh cung cấp thông tin đầy đủ hơn.

Hướng dẫn người bệnh khai những thông tin có giá trị và liên quan đến bệnh của họ.

Các yêu cầu trong tiền sử: 

Xác định được bệnh hoặc có liên quan đến sức khỏe.

Nêu lên được diễn tiến của bệnh.

Nêu được tiền sử cá nhân người bệnh, gia đình người bệnh và các quan hệ xã hội nếu có.

Xác nhận vấn đề sức khỏe, nên dùng các câu hỏi có nội dung như sau:

Khi đầu lúc nào?

Thời gian bao lâu?

Vị trí nơi bệnh?

Mức độ nghiêm trọng: số lượng, tính chất các triệu chứng?

Yếu tố làm tăng giảm triệu chứng?

Đã điều trị nội? Ngoại khoa trước đây?

Khám các hệ thống của cơ thể

Chuẩn bị người bệnh trước khi khám

Giải thích cho họ biết.

Giúp người bệnh trước khi khám.

Đảm bảo họ được thoải mái.

Che kín các nơi khi bỏ quần áo họ ra bằng drap [vải trải] đắp.

Luôn giải thích cho họ hiểu điều mình sẽ làm trong quá trình khám cho người bệnh.

Sắp xếp dụng cụ thuận tiện.

Các kỹ thuật thăm khám

Quan sát người bệnh: tổng thể tình trạng người bệnh, tri thức người bệnh, các biến chứng lâm sàng nơi người bệnh.

Khi quan sát cần bao quát và kết hợp lúc khám, cần khách quan và không nên võ đoán.

Đánh giá bằng sự thăm khám:

Bằng những dụng cụ khám thực thể

ống nghe: nghe tiếng tim, nghe phổi

Máy đo huyết áp: cần sử dụng cùng với ống nghe.

Đèn soi, ống soi để khám bên trong các xoang.

Dùng các ngũ quan để khám.

Ví dụ:

Nhìn: biết được tổng quát tình trạng người bệnh, nhìn các dấu hiệu bất thường trên da, niêm mạc, tình trạng vệ sinh, các vấn đề khó khăn của người bệnh.

Nghe: nghe tiếng tim, tiếng phổi.

Sờ: cảm giác nhiệt độ ở da. Sự đàn hồi của da – các mức độ cứng, mềm ở các vị trí.

Ngửi: mùi vi sinh vật trong nước tiểu, trong phân và các dịch tiết khác hoặc mùi hơi thở.

Ghi chép cẩn thận khi phát hiện các vấn đề bất thường 

Ghi vào phiếu theo dõi và chăm sóc. Khi ghi chép nên tận dụng kỹ năng.

Ghi hồ sơ lưu. Phần này người điều dưỡng phải tận dụng kỹ năng

Kỹ năng giao tiếp.

Kỹ năng nghe.

Kỹ năng ra quyết định [xem vấn đề nào cần xử trí trước, cần sắp xếp thứ tự ưu tiên trong quy trình].

ảnh hưởng đến tính mạng.

Làm bệnh nhân thấy bất an.

Những việc có thể kéo dài.

Yêu cầu

Phải có tính tổng quát, bao gồm nhiều điểm khác nhau.

Phải khách quan.

Được cập nhật hóa thường xuyên, ghi chép chính xác.

Chẩn đoán điều dưỡng

Từ nguồn thu thập dữ kiện, người điều dưỡng phải thiết lập các chẩn đoán điều dưỡng. Đây là sự đánh giá về tình trạng sức khỏe của người bệnh hay là kết quả của việc nhận định đánh giá của điều dưỡng dựa trên các phần thu thập dữ kiện. Người điều dưỡng dựa vào chẩn đoán điều dưỡng để xây dựng hướng can thiệp điều dưỡng và thành lập nên kê hoạch chăm sóc.

Là những kế hoạch cần làm để giải quyết những nhu cầu của bệnh nhân mà điều dưỡng nhận định.

Phải làm từ đơn giản trước [có hiệu quả] sau đó mới làm đến phức tạp [nếu làm đơn giản không hiệu quả].

Yêu cầu về chẩn đoán điều dưỡng                               

Là một cụm từ nêu lên vấn đề của người bệnh cần điều dưỡng đáp ứng.

Khi nêu chẩn đoán điều dưỡng cần lưu ý:

Ngắn gọn, rõ ràng

Chính xác dựa trên dữ kiện có thật.

Gồm 2 vế: Vấn đề của bệnh nhân + nguyên nhân [nếu biết]

Phân biệt chẩn đoán điều dưỡng và chẩn đoán điều trị

Chẩn đoán điều trị

Chẩn đoán điều dưỡng

Mô tả bệnh

Mô tả phản ứng của con người

Tồn tại trong quá trình bệnh

Thay đổi trong quá trình theo đáp ứng của con người

Bước 2. Lập kế hoạch chăm sóc

Xác định mục tiêu chăm sóc

Xác định ưu tiên: những vấn đề nào ảnh hưởng đến khả năng sống còn của bệnh nhân thì đưa lên trên, hoặc nếu không thực hiện thì để lại di chứng cho người bệnh. Xác định ưu tiên dựa vào 14 yêu cầu cơ bản.

Xác định vấn đề trước mắt: những vấn đề xảy ra trong hiện tại, trong thời gian ngắn và cần có sự can thiệp ngay.

Xác định vấn đề lâu dài: những vấn đề có thể xảy ra trong hiện tại và kéo dài, hoặc những vấn đề có thể xảy ra biến chứng.

Mục tiêu chăm sóc

Yêu cầu:

Mục tiêu đặt ra để có hướng đạt được khi giải quyết vấn đề của bệnh nhân.

Mục tiêu mà người bệnh cần đạt.

Nên viết ngắn gọn, từ ngữ rõ ràng và có tiêu chuẩn để đạt được thì càng tốt.

Phải gắn với chẩn đoán điều dưỡng.

Nếu có thể nên ấn định thời gian đạt được mục tiêu thì càng cụ thể hơn.

Kết quả liên quan đến bệnh nhân, không phải là hành động của điều dưỡng.

Lập kế hoạch 

Các kế hoạch lập ra nên đi từ các việc chăm sóc đơn giản đến phức tạp, những dự trù trên bệnh nhân để đạt được kế hoạch chăm sóc.

Bước 3. Thực hiện chăm sóc

Các kế hoạch nên có khả năng thực thi

Kế hoạch trước mắt theo các vấn đề ưu tiên đã đạt được xác định.

Kế hoạch giải quyết các vấn đề trước mắt làm ngay.

Kế hoạch ưu tiên cũng phải đề ra.

Việc phải làm từ kế hoạch đặt ra, làm đến khi nào có kết quả chứ không làm hết kế hoạch.

Bước 4. Đánh giá

Có tiêu chuẩn đánh giá từng vấn đề [dựa vào mục tiêu], không được nói chung chung và dựa vào hỏi bệnh nhân.

Đánh giá xem việc chăm sóc ở mức độ nào để kết thúc công việc, hoặc bổ sung hoặc thay đổi.

Phải đánh giá kết quả, ghi tình trạng hiện tại, các số liệu.

Lượng giá trong khi thực hiện, sau khi thực hiện và tái thẩm định lại.

Chú ý: khi nhận định thăm khám bệnh nhân và đánh giá sau khi chăm sóc thì phải ghi rõ số liệu tình trạng bệnh nhân để so sánh và đánh giá việc thực hiện cho bệnh nhân. ví dụ: sốt bao nhiêu độ.

Yêu cầu của phiếu ghi chăm sóc:

Phải sử dụng từ chung nhất [đọc lên hiểu được], dễ hiểu.

Phải cụ thể.

Phải thực tế.

Phải được nhiều người tham gia kể cả bệnh nhân.

Video liên quan

Chủ Đề