Bài kiểm tra văn số 5 lớp 7

– Viết bài tập làm văn số 5 lớp 7. I. THAM KHẢO CÁC ĐỀ VĂN SAU: Đề 1: ít lâu nay, một số bạn trong lớp em có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!

  1. THAM KHẢO CÁC ĐỀ VĂN SAU: Đề 1: ít lâu nay, một số bạn trong lớp em có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!

Advertisements [Quảng cáo]

Đề 2: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Đề 3: Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết một bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.

Đề 4: Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.

Đề 5: Hãy chứng tỏ rằng Bác Hồ sống vô cùng giản dị, thanh bạch.

II. GỢI Ý DÀN BÀI

1. Hướng dẫn chung

Làm bài văn lập luận chứng minh theo đúng, đủ các bước đã được hướng dẫn ở bài trước:

– Tìm hiểu đề, xác định luận điểm cần phải chứng minh.

– Triển khai luận điểm chính bằng các luận điểm phụ; lựa chọn lí lẽ phù hợp với từng luận điểm, với lập luận của cả bài; lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu, tương ứng với mỗi lí lẽ, luận điểm;

– Chú ý cách diễn đạt, tránh lỗi chính tả; biết tạo cho lời văn sức cuốn hút, thuyết phục;

– Trong khi viết, luôn luôn hướng về luận điểm và mạch lập luận đã dự tính khi làm dàn ý.

2. Hướng dẫn cụ thể

Đề 1:

  1. Mở bài: – Dẫn dắt để giới thệu được tình hình của lớp [có nhiều bạn lơ là học tập].

– Đưa ra chân lí: Nếu khi trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích.

  1. Thân bài:

– Kể lại tình hình của lớp thời gian qua [tưởng tượng về chuyện có nhiều bạn lơ là học tập, say mê vào các trò chơi như: điện tử, cờ bạc, chat,…].

– Chứng minh cho các bạn thấy: nếu không chịu khó học tập từ khi còn trẻ, thì sẽ có nhiều cái hại:

+ Sẽ không có thời gian để bổ sung kiến thức.

+ Không có kiến thức để làm việc sau này.

+ Bị tụt hậu so với sự phát triển của xã hội nói chung.

+ Ảnh hưởng đến gia đình và xã hội sau này.

  1. Kết bài: Khẳng định lại chân lí vừa nêu. Động viên các bạn tập trung vào việc học.

Đề 2:

  1. Mở bài.

– Nêu khái quát vai trò của rừng đối với cuộc sống của chúng ta.

– Khẳng định: bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống.

  1. Thân bài.

Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta:

1. Nêu những ích lợi của rừng:

– Cung cấp không khí.

– Ngăn lũ lụt, lở đất.

– Cung cấp sản vật, hoa cỏ, gỗ,…

– Tạo lớp mùn cho đất.

Advertisements [Quảng cáo]

2. Vì thế, bảo vệ rừng là bảo vệ cuốc sống của chúng ta, bởi:

– Nghĩa là chúng ta đang bảo vệ sự trong lành của sự sống.

– Nghĩa là chúng ta đang bảo vệ mình khỏi những thiên tai.

– Nghĩa là chúng ta đang gìn giữ cho những ích lợi lâu dài của cả cộng đồng.

  1. Kết bài.

Nêu trách nhiệm của bản thân và gửi thông điệp bảo vệ rừng đến mọi người.

Đề 3:

  1. Mở bài.

– Khái quát nội dung câu tục ngữ.

– Giới thiệu câu tục ngữ.

– Nêu ý kiến của bạn nọ.

  1. Thân bài.

1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:

– Nghĩa đen.

– Nghĩa bóng.

– Ý nghĩa tổng quát của câu tục ngữ là gì”

2. Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ bằng việc đưa ra các dẫn chứng trong thực tế mà em biết.

3. Mở rộng câu tục ngữ.

– Câu tục ngữ là một chân lí nhưng còn mang tính cực đoan.

– Cũng có những trường hợp: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

– Câu tục ngữ chỉ đúng với những người luôn có ý thức học hỏi.

4. Về ý kiến mà bạn đã nêu, có thể khẳng định: ý kiến đó tuy có phần đúng nhưng không thể khẳng định tuyệt đối như vậy được.

  1. Kết bài.

Tán thành phần đúng trong ý kiến mà bạn nọ đã nêu. Nhưng cần khẳng định tín đúng đắn theo hướng thuận chiều của câu tục ngữ, bởi đó là một chân lí đã được thực tế chứng minh.

Đề 4: Tham khảo dàn bài của đề 2. ở đây chỉ mở rộng hơn phậm vi của vấn đề [từ bảo vệ rừng đến bảo vệ môi trường nói chung].

Đề 5:

  1. Mở bài.

– Giới thiệu tầm vóc của Bác Hồ và niềm yêu kính Bác của nhân dân.

– Giới thiệu lối sống giản dị, thanh bạch của Bác.

  1. Thân bài.

– Chứng minh Bác có lối sống giản dị và thanh bạch.

– Tham khảo bài viết của Phạm Văn Đồng để xây dựng nên dàn ý.

  1. Kết bài.

Khẳng định lại những phẩm chất tốt đẹp của Bác Hồ. Những phẩm chất ấy đáng để chúng ta học tập, noi theo.

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Trả bài tập làm văn số 5. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tập làm văn: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố lại cách làm bài văn nghị luận của học sinh. - Củng cố kiến thức về văn học kiến thức văn nghị luận [tập làm văn]. 2. Kĩ năng - Rèn cho học sinh kĩ năng tạo lập văn bản, kỹ năng nghị luận bằng lời văn của riêng mình. - Củng cố các kỹ năng về liên kết, bố cục và mạch lạc. Có kỹ năng vận dụng những kiến thức đó vào việc viết bài sau tốt hơn. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ. - Suy nghĩ, phê phán, phân tích và đưa ra ý kiến cá nhân đánh giá chất lượng bài làm của mình so với yêu cầu của đề bài, về quá trình tạo lập văn bản. - Ra quyết định: Lựa chọn cách lập luận khi tạo lập văn bản. 4. Thái độ - Có ý thức vận dụng thực hành tạo lập văn bản đạt hiệu quả, nâng cao ý thức học tập, tích hợp trong bộ môn Ngữ văn. - Giáo dục học sinh ý thức tự giác tích cực trong việc chữa lỗi, đánh giá chất lượng bài làm của mình so với yêu cầu của đề bài -> có kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn những bài sau. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Chấm bài. + Liệt kê những lỗi của học sinh. - Học sinh: + Xem lại kiến thức đã học, phương pháp làm bài nghị luận. + Lập dàn ý các đề bài theo hướng dẫn của giáo viên. + Đọc lại bài của mình và tự sửa lỗi. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp: Hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm, cá nhân lập một văn bản chính xác... - Kĩ thuật dạy học: + Đặt câu hỏi, phân tích các bài viết của học sinh để rút ra bài học thiết thực về cách tạo lập một văn bản. + Động não: Suy nghĩ, phân tích bài viết của học sinh để rút ra những bài học thiết thực về cách tạo lập một văn bản. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức [1’] 2. Kiểm tra bài cũ [4’]: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới [36’] Trong giờ trả bài hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu xem bài viết của mình tại sao làm tốt, tại sao chưa tốt để rút kinh nghiệm cho các bài viết sau. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Nội dung HS nhắc lại đề bài - GV treo bảng phụ đề lên. I. Đề kiểm tra 1. Đề bài: có tệp đính kèm 2. Nội dung đề: có tệp đính kèm - GV Nhận xét chung Nhận xét bài viết *Ưu điểm + Phần lí thuyết áp dụng trên cơ sở của lý thuyết đa số các em làm được. + Phần thực hành viết đoạn văn viết đúng quy cách và yêu cầu của liên kết và mạch lạc. + Phần viết bài văn - Chủ đề: Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. - Bố cục đầy đủ, rõ ràng. - Biết cách triển khai luận điểm, tìm được dẫn chứng và biết cách kết hợp lí lẽ để chứng minh. - Nhiều em biết vận dụng liên kết và mạch lạc trong quá trình tạo lập văn bản. - Một số bài cảm xúc, ý nghĩa. * Nhược điểm - Nhiều HS chưa tách đoạn hợp lí. - Một số HS còn viết tắt trong bài, còn thiên về kể chuyện. - Diễn đạt lủng củng, mắc lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt chưa lưu loát. - Sai nhiều lỗi chính tả. II. Nhận xét chung *Ưu điểm *Nhược điểm * Trả bài cho HS, yêu cầu học sinh xem lại bài viết của mình. Trao đổi bài cho nhau để nhận xét. III. Trả bài cho học sinh Chọn lỗi tiêu biểu HS hay mắc phải để sửa cho HS. *Lỗi chính tả GV yêu cầu HS tự chữa lỗi trong bài. *Lỗi dùng từ *Lỗi diễn đạt GV đọc một số bài làm tốt => Cần rèn ý thức thực hiện tốt phương pháp làm bài IV. Chữa lỗi 1. Lỗi chính tả - miền xuôi - xứng đáng - chuyện gì - trôi qua - lũ lụt - nói chuyện 2. Lỗi dùng từ - Rừng cung cấp oxi cho quá trình hô hấp của con người. - Thiên tai xảy ra thường xuyên. 3. Lỗi diễn đạt - Rừng là lá phổi xanh của nhân loại. - Chính vì vậy, bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. - “Rừng vàng biển bạc”, thật đúng như đúc kết của cha ông chúng ta. 4. Phương pháp làm bài - Nội dung: Cần phải đầy đủ và chính xác. - Hình thức: Sạch đẹp, rõ ràng, khoa học. - Đọc bài văn, đoạn văn tiêu biểu: V. Đọc bài văn, đoạn văn tiêu biểu: 4. Hướng dẫn HS về nhà [2’] * Học bài cũ - Tự chữa lỗi nội dung bài cho hoàn chỉnh, rút kinh nghiệm cho bài viết của bản thân. * Chuẩn bị bài mới - Chuẩn bị: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. + Đọc ngữ liệu, dự kiến câu trả lời. + Tham khảo trước phần Luyện tập.

Chủ Đề