Bài học cuộc sống mà bài thơ gợi lên chuyện cổ nước mình

Để tìm hiểu sâu hơn về giá trị tác phẩm Chuyện cổ nước mình, mời các em tham khảo một số bài văn mẫu Phân tích bài Chuyện cổ nước mìnhsau đây. Hi vọng với các bài văn mẫu đặc sắc này các em sẽ có thêm tài liệu, cách triển khai để hoàn thiện bài viết một cách tốt nhất!

Phân tích bài Chuyện cổ nước mình - Mẫu số 1

Lâm Thị Mỹ Dạ là nhà thơ nữ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về những câu chuyện cổ.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã bộc lộ tình yêu với chuyện cổ của đất nước. Đó là những câu chuyện giàu giàu giá trị nhân văn cao đẹp. Những câu chuyện cổ thể hiện tình người rộng lớn. Đặc biệt là triết lý sống “ở hiền gặp lành” là điều khiến cho nhà thơ phải “yêu” và quý trọng:

“Tôi yêu chuyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật tiên độ trì”

Những câu chuyện cổ còn là sợi dây gắn kết giữa thế hệ trước và thế hệ sau:

“Mang theo truyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”

Nhân vật trữ tình trong bài thơ lớn lên từ những câu chuyện cổ qua lời kể của bà, của mẹ. Trên hành trình vô tận của cuộc sống, “tôi” có được những câu chuyện cổ là hành trang để khám phá cuộc sống. Không chỉ vậy, những nét phong tục tập quán, phẩm chất đạo đức của ông cha còn được gửi gắm trong mỗi câu chuyện. Để rồi, “tôi” như hiểu thêm về con người, quê hương và đất nước trong quá khứ. Thời gian qua có thể trải qua hàng thế kỉ, nhưng những câu chuyện cổ thì vẫn còn được kể lại từ đời này qua đời khác. Và đó chính là sợi dây kết nối giữa ông cha với con cháu.

Nhưng không chỉ vậy, những câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ còn gợi nhắc về hình ảnh những nhân vật trong truyện cổ tích:

“Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.

Thị thơm thì giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”

Đó là anh chàng hiền lành được ông bụt giúp đỡ với câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” để có được vợ đẹp trong Cây tre trăm đốt. Người em cần cù, trung hậu được con chim đền đáp để có được cuộc sống hạnh phúc hay người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển trong truyện “Cây khế”. Còn cả chàng Thạch Sanh được thần tiên phù trợ mà trở nên võ nghệ cao cường, giết chết chằn tinh, bắn đại bàng và có đàn thần để lùi giặc; ngược lại Lí Thống độc ác, gian xảo đã bị trừng trong truyện Thạch Sanh. Câu chuyện cô Tấm trải qua biết bao nhiêu lần hóa kiếp, cuối cùng từ quả thị bước ra trở lại làm người… Tất cả đã chứng minh cho triết lí sống “ở hiền gặp lành”.

Những câu chuyện cổ đã giúp cho “tôi” hiểu rõ về những lời dạy dỗ của ông cha:

“Tôi nghe truyện cổ thầm thì

Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.

Đậm đà cái tích trầu cau

Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.

Sẽ đi qua cuộc đời tôi

Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi.

Nhưng bao chuyện cổ trên đời

Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”

Chuyện cổ nước mình đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa”trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ.

Khi đọc thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích chuyện cổ nước mình.

Phân tích bài Chuyện cổ nước mình - Mẫu số2

Một trong những bài thơ đặc sắc của Lâm Thị Mỹ Dạ là “Chuyện cổ nước mình”.

Bài thơ mở đầu bằng lời bộc lộ tình yêu với chuyện cổ của đất nước. Những câu chuyện cổ thể hiện tình người rộng lớn với triết lí sống “ở hiền gặp lành” là điều khiến cho nhà thơ phải “yêu” và quý trọng:

“Tôi yêu chuyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật tiên độ trì”

“Chuyện cổ” là sợi dây gắn kết của thế hệ hôm nay và mai sau. Và trong hành trình của mình, “tôi” có được những câu chuyện cổ là hành trang để khám phá cuộc sống. Những nét phong tục tập quán, phẩm chất đạo đức của ông cha còn được gửi gắm trong mỗi câu chuyện. “Tôi” như hiểu thêm về con người, quê hương và đất nước trong quá khứ. Thời gian qua có thể trải qua hàng thế kỉ, nhưng những câu chuyện cổ thì vẫn còn được kể lại từ đời này qua đời khác. Và đó chính là sợi dây kết nối giữa ông cha với con cháu.

Những câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ còn gợi nhắc về hình ảnh những nhân vật trong truyện cổ tích:

“Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.

Thị thơm thì giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”

Câu chuyện về anh chàng hiền lành được ông bụt giúp đỡ với câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” để có được vợ đẹp trong Cây tre trăm đốt. Người em cần cù, trung hậu được con chim đền đáp để có được cuộc sống hạnh phúc hay người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển trong truyện “Cây khế”. Còn cả chàng Thạch Sanh được thần tiên phù trợ mà trở nên võ nghệ cao cường, giết chết chằn tinh, bắn đại bàng và có đàn thần để lùi giặc; ngược lại Lí Thống độc ác, gian xảo đã bị trừng trong truyện Thạch Sanh. Câu chuyện cô Tấm trải qua biết bao nhiêu lần hóa kiếp, cuối cùng từ quả thị bước ra trở lại làm người… Tất cả đã chứng minh cho triết lí sống “ở hiền gặp lành”.

“Tôi” nhờ có “chuyện cổ” mà thêm hiểu rõ về những lời dạy dỗ của ông cha:

“Tôi nghe truyện cổ thầm thì

Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.

Đậm đà cái tích trầu cau

Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.

Sẽ đi qua cuộc đời tôi

Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi.

Nhưng bao chuyện cổ trên đời

Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”

Và “chuyện cổ” nước mình đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa”trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ.

Thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ nhẹ nhàng mà sâu lắng. Những câu thơ giàu ý nghĩa đem lại những bài học bổ ích.

---/---

Trên đây là một số bài văn mẫu Phân tích bài Chuyện cổ nước mìnhTop lời giải đã biên soạn. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện cùng tác phẩm. Chúc các em có một bài văn thật tốt!

1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Cho biết dấu hiệu giúp em nhận biết ra thể thơ đó.

Bài thơ Chuyện cổ nước mình được viết theo thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. 

- Dấu hiệu nhận biết: 

+ Số tiếng, số dòng: gồm nhiều cặp lục bát nối tiếp nhau; dòng trên 6 tiếng, dòng dưới 8 tiếng. 

+ Về vần: tiếng cuối của dòng sáu tiếng ở trên vần với tiếng thứ sáu của dòng tám tiếng ở dưới, tiếng cuối của dòng tám tiếng lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếng tiếp theo. 

Ví dụ: 

“Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì gặp người tiên độ trì

Mang theo chuyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa” …

Hiền – tiên , trì – đi – thì

+ Về nhịp: ngắt theo nhịp chẵn: 2/2/2, 2/4, 4/4. 

Ví dụ: 

“Ở hiền / thì lại / gặp hiền

Người ngay thì gặp / người tiên độ trì

Mang theo / chuyện cổ / tôi đi

Nghe trong cuộc sống / thầm thì tiếng xưa” …

+ Về thanh điệu: tiếng thứ sáu của dòng sáu là thanh bằng. Tiếng thứ sáu và thứ tám của dòng tám cũng phải là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại. Tiếng thứ tư của dòng sáu và dòng tám đều phải là thanh trắc. 

Ví dụ: 

hiền 

thì 

lại 

gặp

hiền

T

B

B

T

T

B

Người

ngay

thì

gặp

người

tiên

độ

trì

B

B

B

T

B

B

T

B

2. Qua bài thơ, em nhận ra bóng dáng của những câu chuyện cổ nào? Tìm từ ngữ, hình ảnh gợi liên tưởng đến những câu chuyện đó.

Những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ đã giúp em liên tưởng đến những câu chuyện cổ đó là:

"Ở hiền thì lại gặp hiền": liên tưởng đến chuyện Cây tre trăm đốt, Cây khế, Thạch Sanh.

"Thị thơm thị giấu người thơm": liên tưởng đến chuyện Tấm Cám.

"Đẽo cày theo ý người ta": liên tưởng đến chuyện Đẽo cày giữa đường.

3. Chuyện cổ đã kể với nhà thơ những điều gì về vẻ đẹp của tình người?

- Chuyện cổ đã kể với nhà thơ những điều về vẻ đẹp tình người là: nhân hậu, sâu xa, thương người, yêu nhau, độ lượng, đa tình, đa mang, nặng sâu,….

→ Bài thơ thể hiện giá trị nhân văn của những câu chuyện cổ. Dòng thơ nào cũng hướng đến việc ca ngợi ý nghĩa của những câu chuyện cổ trong việc phản ánh những nét đẹp tình người như lòng nhân hậu, sự vị tha, độ lượng, bao dung,… Điều đó cắt nghĩa tình yêu mà nhà thơ dành cho những câu chuyện cổ được bộc lộ trực tiếp ngay trong dòng thơ đầu tiên: “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi” .

4.

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

Tình cảm của nhà thơ với những câu chuyện cổ được thể hiện như thế nào qua hai dòng thơ trên. 

Đọc truyện cổ nước mình tác giả như được "nhận mật", như được gặp ông cha, khám phá được bao phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên mình. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của cha ông.

5.

Tôi nghe chuyện cổ thầm thì

Lời cha ông dậy cũng vì đời sau.

Hai dòng thơ trên gợi cho em những suy nghĩ gì.

- Hai dòng thơ: 

“Tôi nghe chuyện cổ thầm thì

Lời cha ông dạy cũng vì đời sau”

Giúp người đọc cảm nhận được những bài học cuộc sống được gợi ra từ những câu chuyện cổ. Đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thành, nhân ái; phải cần cù, siêng năng; phải có trí tuệ, có chính kiến riêng của bản thân, không nghe theo lời người khác một cách thụ động, ... 

- Những bài học cuộc sống được thể hiện rất rõ qua những dòng thơ: 

+ Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì gặp người tiên độ trì.

+ Thị thơm thì giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà.

+ Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì.

6. Vì sao với nhà thơ, những câu chuyện cổ "Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm"?

Những câu chuyện cổ đó "Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm", luôn là những kinh nghiệm sống, bài học về đạo đức từ ngàn đời xưa cha ông để lại. Đó là những câu chuyện thấm đẫm tình người, tình đời. Đó cũng là lý do vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích truyện cổ nước mình.

* Viết kết nối với đọc

7. Viết đoạn văn [khoảng 5 - 7 câu] cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Đời cha ông với đời tôi

Như cong sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

Gợi ý

Từ xưa đến nay, từ quá khứ đến hiện tại là một khoảng cách thời gian rất dài. Các truyện cổ dân gian thực sự là  cầu nối quá khứ với hiện tại. Qua truyện cổ, người đọc thời nay hiểu được cha ông ngày xưa, cụ thể hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức… của cha ông ngày xưa. Hình ảnh của cha ông ngày xưa in dấu khá rõ trong các truyện cổ dân gian. Vì vậy, có thể nói truyện cổ đã giúp chúng ta nhận biết được đời sống, tâm hồn của cha ông ngày xưa.

Đoạn văn tham khảo:

   Đoạn thơ đã để lại trong em vô vàn suy nghĩ. “Đời cha ông với đời tôi” là hai thế hệ đã xa. Hình ảnh so sánh “con sông với chân trời” không chỉ khiến lời thơ hàm súc mà dường như còn gửi gắm trong đó một nỗi niềm tiếc nuối cho thứ ta gọi là thế hệ. Khoảng cách thế hệ ấy có thể làm con người khác đi, đổi thay nhưng ở đó, ta vẫn thấy “Chỉ còn chuyện cổ thiết tha”. Đó là những tình cảm sâu nặng, tha thiết mà cha ông ta gửi gắm qua những câu chuyện cổ đồng thời cũng chính là những tình cảm của nhà thơ với chuyện cổ nước mình. Dòng thơ cuối: “Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”  tức là nhận ra được, thấu hiểu được thế giới tinh thần của cha ông vẫn còn ghi dấu trong những câu chuyện từ ngàn xưa. Chính những câu chuyện từ xa xưa, được lưu truyền qua nhiều thế hệ đã giúp người đọc thời nay nhận biết được “gương mặt” của cha ông thời xưa, hiểu thấu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức, triết lí nhân sinh, … của cha ông. Và chúng ta của hôm nay nhất định sẽ trau dồi mình, sẽ nỗ lực và cố gắng để quê hương, để bài học trong chuyện cổ ấy mãi sáng ngời!

Page 2

3. Biểu tượng gió lạnh đầu mùa

Sự lạnh lẽo của cơn gió đầu mùa

+ Thời gian: buổi sáng, mùa đông.

+ Không gian:

  • Chung: gió bấc, cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
  • Của những con người nghèo khổ: dãy nhà lá, chợ vắng, rác bẩn rải rác lẫn lá rụng; mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ.

→ Lạnh lẽo, trống vắng, khắc nghiệt.

Sự ấm áp của tình người

+ Sự ấm áp của tình cảm gia đình.

+ Sự ấm áp của tình cảm cộng đồng.

→ Sự lãnh lẽo của tiết trời không thể ảnh hưởng đến sự ấm áp trong lòng mỗi con người.

➩ Giá trị nhân đạo.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Gió lạnh đầu mùa thể hiện tình thương giữa con người với nhau trong hoàn cảnh khổ cực, khắc nghiệt. 

2. Nghệ thuật

Nghệ thuật tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm tinh tế cùng các thủ pháp đối lập, miêu tả tâm lí xuất sắc.

IV. Chuẩn bị đọc

Bài Làm:

1. Dựa vào nhan đề, em đoán văn bản này viết về những con gió đầu mùa đến với cuộc sống của chúng ta.

2. Em đã từng làm một việc tốt nhưng bị hiểu lầm và chê trách. Đó là em đã nhặt được đồ rơi nhưng lại bị hiểu lầm thành căn cắp đồ của người đó.

V. Trải nghiệm cùng văn bản

Bài Làm:

1. Hình ảnh của Cúc, Xuân, Tý ,Túc gợi cho em hình ảnh về cuộc sống của những đứa trẻ nghèo khổ cơ cực, bần hàn đến nỗi một cái áo lành lặn cũng không có. Những cơn gió lạnh đầu mùa, chúng vẫn mặc bộ quần áo ngày thường được may vá nhiều chỗ, rét đến nỗi môi tím lại, da thịt thâm đi, răng thì đập vào nhau. Hình ảnh ấy phảng phất vào tâm trí người đọc những nỗi buồn, niềm thương xót với những đứa trẻ nghèo.

2. Việc Sơn và chị quyết định cho Hiên cái áo thể hiện chị em Sơn có lòng tốt, bao dung, đùm bọc những đứa trẻ nghèo. Hay còn nói cách khác là chị em Sơn có lòng trắc ẩn với cuộc sống nghèo khổ.

3. Theo em, đoạn tiếp theo hai chị em Sơn được mẹ khen vì có lòng tốt giúp đỡ người khác hoặc bị mẹ trách mắng vì tự ý lấy áo cho người khác.

VI. Suy ngẫm và phản hồi 

1. Chỉ ra một số từ ngữ thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật Sơn trong đoạn văn dưới đây:

      Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn chơi cùng với Hiên, đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, [...].

Một số từ ngữ thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật Sơn trong đoạn văn: chợt nhớ, động lòng thương, nhớ thương, ý nghĩ tốt.

2. Các sự việc chính trong Gió lạnh đầu mùa có thể tóm tắt thành chuỗi như sau:

a] Những cơn gió lạnh đầu mùa thổi đến phố chợ.

b] Chị em Lan, Sơn xúng xính trong những chiếc áo ấm đắt tiền; những đứa trẻ nghèo hàng xóm vẫn mặc những chiếc áo mong manh thường ngày; riêng Hiên vẫn mặc chiếc áo rách tơi tả, đang co ro vì lạnh.

c] Ái ngại về hoàn cảnh của Hiên, Sơn và Lan quyết định về nhà lấy áo bông của Duyên [đứa em xấu số], giấu mẹ, mang sang cho Hiên.

d] Chuyện đến tai người nhà, Sơn và Lan sợ bị mẹ mắng. đi đòi lại áo không được, không dám về nhà.

đ] Mẹ Hiên mang áo bông sang nhà trả lại, may mắn được mẹ Sơn và Lan cho vay tiền mua áo ấm cho Hiên.

Em hãy cho biết:

- Các sự việc trên liên quan với nhau như thế nào?

Các sự việc trên liên quan chặt chẽ với nhau, có sự kiện trước đã xảy ra mới có sự kiện tiếp theo.

- Nếu không có sự việc [c] thì có xảy ra sự việc [đ] hay không?

Nếu không có sự kiện [c] thì sẽ không có sự kiện [đ] vì có hành động cho áo Hiên của hai chị em thì mẹ Hiên mới mang áo đến trả lại.

3. Hành động cho áo góp phần thể hiện tính cách gì của Sơn và Lan? Hành động ấy có ý nghĩa gì với Hiên?

Hành động cho áo góp phần thể hiện tính cách tốt bụng, biết yêu thương đùm bọc những người có hoàn cảnh khó khăn của chị em Sơn. Hàng động đó của hai đứa trẻ có ý nghĩa vô cùng to lớn với Hiên vì Hiên được nhận được sự quan tâm, chia sẻ của người khác trong cơn gió lạnh đầu mùa.

4. Vì sao người mẹ không trách mắng Sơn và Lan? Hành động của hai đứa trẻ đã tác động thế nào đến cách ứng xử của hai người mẹ ở cuối truyện?

Người mẹ không trách mắng Sơn và Lan vì hành động của hai đứa đã bộc lộ được tính cách tốt bụng, quan tâm và sẻ chia. Mặt khác cũng thể hiện được sự giáo dục tốt từ người mẹ.

Hành động đẹp của hai đứa trẻ đã tác động không nhỏ tới cách ứng xử của hai người mẹ ở cuối chuyện bởi lẽ chúng không có gì đáng chê trách về hành động ấy, hai người mẹ lấy làm tự hào hơn vì chúng biết quan tâm đến người khác.

5. Theo em, việc Lan và Sơn giấu mẹ lấy chiếc áo bông của em Duyên đem cho Hiên là đáng khen hay đáng trách? Vì sao?

Theo em, việc Lan và Sơn giấu mẹ lấy chiếc áo bông của em Duyên đem cho Hiên vừa đáng khen vừa đáng trách. Đáng khen ở chỗ hai đứa trẻ tốt bụng, sẻ chia và quan tâm những người có hoàn cảnh khó khăn. Đáng trách ở chỗ đó là chiếc áo kỉ niệm của đứa em xấu số, chưa được sự cho phép của mẹ mà hai chị em đã đem đi cho người khác.

6. Văn bản này viết về đề tài gì?

Văn bản này viết về đề tài cuộc sống của những đứa trẻ nơi phố chợ nghèo trong con gió lạnh đầu mùa.

7. Nêu chủ đề của câu chuyện.

Chủ đề của truyện xoay quanh những đứa trẻ và sự khác biệt giữa những đứa trẻ lớn lên trong gia đình giàu có và những đứa tre nghèo khổ tận cùng của xã hội.

Video liên quan

Chủ Đề