Bác lê là ai

Hai bàn tay

Tại thành phố Sài Gòn năm 1911, khi Bác Hồ 21 tuổi. Một hôm, anh Ba – tên Bác Hồ lúc bấy giờ - được một người bạn đưa đi xem đèn điện ở trước cả tiệm cà phê của Pháp, xem chiếu bóng và máy nước. Những cái đó trước kia anh chưa hề thấy. Rồi anh được một người mời ăn kem. Anh rất lạ. Lần đầu tiên trong đời anh mới biết mùi kem. ​Hai người dắt nhau đi nhiều nơi trong thành phố, những cảnh tượng đầy rẫy bất công đập vào mắt họ. Đột nhiên anh Ba hỏi người bạn:

- Anh Lê, anh có yêu nước không?

- Người bạn ngạc nhiên  và đáp:

- Tất nhiên là có chứ.

Anh Ba hỏi tiếp:

- Anh có thể giữ bí mật được không?

- Có

- Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào nước ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví dụ như khi đau ốm. Anh có muốn đi với tôi không?

- Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?

- Đây, tiền đây - anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay. Chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ bất cứ việc gì để sống và để đi.Thế thì anh cùng đi với tôi chứ?

Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của anh Ba, anh Lê đồng ý. Nhưng sau đó anh Lê không đủ can đảm để giữ lời hứa.

Thế là chỉ có một mình Bác, lúc đó lấy tên là Ba, rời cảng Nhà rồng bước chân xuống tàu để sang các nước, trước hêt là sang Pháp.

Với quyết tâm và lòng yêu nước sâu sắc, Bác đã làm nhiều nghề khác nhau như: nhặt rau, đốt lò, rửa chảo,... suốt từ 4 giờ sáng đến 9 giờ tối hằng ngày. Bác chỉ mong sao tìm ra con đường giải phóng dân tộc.

Ý chí, nghị lực của anh thanh niên Nguyễn Tất Thành thật lớn lao, niềm tin, lý tưởng của anh thật cao đẹp. Và lý tưởng, niềm tin ấy đã thành sự thật bởi chính sự ra đi của anh đã mở ra bước ngoặt cho dân tộc và sau đó đã mang lại tự do, độc lập cho Tổ quốc và ấm no, hạnh phúc cho nhân dân./.

VIDEO

ĐỌC - HIỂU

1. Năm 1911, anh Ba đã quyết định đi nước ngoài làm gì?

2. Vì sao anh Lê,  bạn của anh Ba đã không dám đi cùng anh Ba?

3. Vì sao anh Ba vẫn quyết định đi nước ngoài dù không có tiền?

4. Kể tên những nghề nghiệp mà anh Ba đã phải làm để có thể đi khắp năm châu, bốn biển trong quá trình tìm đường cứu nước.

5. Điều gì đã làm nên sức mạnh để Bác Hồ có thể làm tất cả những công việc trên?

6. Em rút ra bài học gì từ câu chuyện trên?

THỰC HÀNH - ỨNG DUNG

I. Ngoài giờ học ở nhà, em thường giúp bố mẹ làm những việc gì?

II. Mỗi khi tham ga công việc giúp bố mẹ, em cảm thấy vui vẻ, thích thú hay là một sự bắt buộc, phải làm cho xong?

III. Khi một người bạn chăm chỉ, yêu lao động, tự lực vượt qua những khó khăn, người đó sẽ đạt được những điều gì?

IV. Khi một người ỷ lại, thụ động, lười lao động, sợ khó khăn, tương lai người đó sẽ như thế nào?

V. Hãy thảo luận và xử lí tình huống sau: Hai bạn Hương và Hà chơi thân với nhau. Nhà Hương có điều kiện kinh tế khá giả, có người giúp việc. Bố mẹ Hương bảo Hương không phải làm việc gì, chủ yếu làm sao học cho thật giỏi. Nhà Hà có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ làm công nhân lương thấp. Nhà Hà lại mới có thêm em bé. Hằng ngày Hà phải giúp bố mẹ trông em, lau nhà, rửa bát,… Hà làm việc nhưng trong lòng không vui lắm. Hai bạn thường tâm sự với nhau. Hà bảo mình chỉ ước được như Hương, không phải làm việc nhà, dành nhiều thời gian cho học hành và đi chơi. Hương nghe Hà nói vậy lấy làm thích thú lắm.

          Các em nghĩ sao về suy nghĩ của hai bạn Hương và Hà? Nếu cần trao đổi với hai bạn, em sẽ nói như thế nào?

Bài học 4 lớp 6 ‎[Câu trả lời]‎


Sau một thời gian dạy học ở Trường Dục Thanh [Phan Thiết, Bình Thuận], Bác Hồ đi vào Sài Gòn, để thực hiện hoài bão của mình, đó là ra đi tìm đường cứu nước. Sau một thời gian sinh sống ở đây, Bác đã gặp được anh Lê và trở thành một đôi bạn thân thiết. Những ngày này, Bác thấy được nhiều điều mới lạ, từ xem đèn điện, chiếu bóng đến ăn kem...

Một hôm, Bác đột nhiên hỏi bạn: Anh Lê, anh có yêu nước không? Anh Lê ngạc nhiên và đáp: “Tất nhiên là có chứ!”. Anh có thể giữ bí mật không? - Có. Tôi muốn đi ra nước ngoài để xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi trở về giúp đồng bào của chúng ta... Anh có muốn đi với tôi không? Anh Lê trả lời: Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi? Đây, tiền đây! Bác vừa nói, vừa giơ hai bàn tay; Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Thế thì anh cùng đi với tôi chứ? Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của Bác, anh Lê đồng ý. Nhưng sau khi suy nghĩ kỹ, anh Lê không đủ can đảm và giữ lời hứa nữa. Ngày 05/6/1911, trên một chiếc tàu buôn của Pháp [Latouche Tréville], Bác bắt đầu con đường vạn dặm tìm đường cứu nước để đem lại độc lập, tự do cho dân tộc bằng đôi bàn tay lao động chân chính của mình.


 

[Theo Vũ Kỳ - NXB Chính trị Quốc gia]
 

Bài học kinh nghiệm Câu chuyện ngắn gọn nhưng lại là một hình ảnh mang tính biểu trưng rất đậm nét về tinh thần lao động của Người; ẩn chứa đằng sau hành động ấy, là cả một hành động yêu nước thiết tha, một ý chí kiên định, dũng cảm và sáng suốt, quyết chí đi tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, mà bao đời nay các bậc cách mạng tiền bối vẫn chưa làm được. Người biết, con đường ở phía trước còn dài, rất gian lao, vất vả nhưng Người vẫn vững niềm tin vào con đường chính nghĩa, tin vào sức lao động chân chính của mình. Chúng ta càng thấy rõ ý chí quyết tâm của Bác về hướng đi và ý chí căm thù giặc ngoại xâm đã giày xéo lên quê hương đất nước. Câu chuyện trên là một sự khẳng định ý chí ban đầu về lòng yêu nước, đến cả đời hoạt động cách mạng của Bác.

Những ngày ấy, Bác Hồ đã gặp không ít khó khăn, thử thách nhưng bằng niềm tin và ý chí, đã đưa Bác vượt qua cái lạnh giá, cắt da của mùa đông ở Châu Âu, chỉ với “Viên gạch hồng” hằng ngày trước lúc đi làm, Bác đã đem viên gạch này bỏ vào lò sưởi để đêm đến Bác dùng làm sưởi ấm, hoặc những ngày bị giam cầm trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác viết: “Kiên trì và nhẫn nại, không chịu lùi một phân, vật chất tuy đau khổ, không nao núng tinh thần”, hay “Muốn nên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải cao”. Xuyên suốt câu chuyện, chúng ta càng nhận rõ: Tư tưởng chỉ đạo trong hành động của Bác. Yếu tố tinh thần đã nâng bước đưa Bác Hồ vượt mọi thử thách khắc nghiệt của cuộc sống, thực hiện lý tưởng đó là giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến, nhằm đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Từ đó, bản thân mỗi chúng ta rút ra được những bài học cho mình.

Thứ nhất, đối với bản thân:

Ở đây chúng ta càng cảm phục hơn về tấm lòng của Bác Hồ; vì nước, vì dân. Tấm gương đó luôn là bài học quý để cho mỗi người chúng ta học tập suốt đời. Đồng thời, chúng ta càng ý thức rõ hơn về mình, nhất là những hạn chế của bản thân mà cần phải có nhiều cố gắng học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức của Người. Để lớn lên, ta thường xuyên rèn đức, luyện tài, có lý tưởng sống và ý chí tự lực tự cường, bằng sức lao động chân chính. Cho nên, mọi người phải xác định rõ lý tưởng sống là cống hiến, là tận tâm, tận lực để phục vụ. Trong lao động phải xuất phát từ mục tiêu trong sáng, làm việc phải có ý chí quyết tâm, vì: ý chí đó là một đức tính cần nhất trong những lúc khó khăn.

Thứ hai, đối với công việc:

Trong công việc, phải kiên trì làm từ những việc nhỏ, đến việc lớn, từ những việc đơn giản đến phức tạp. Sống luôn cầu tiến bộ, vươn lên bằng ý chí, bằng đôi bàn tay hăng say lao động thì mọi việc mới đem lại hiệu quả cao. Để làm tốt công việc, bên cạnh không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, mà còn phải thường xuyên học tập để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Tác giả bài viết: Phan Thị Mộng Tuyền

Nguồn tin: VKS ND TP Cần Thơ

Năm 1911, năm ấy Bác còn trẻ lắm mới khoảng 21 tuổi. Một hôm anh Ba - tên của Bác hồi ấy, cùng một người bạn đi dạo khắp thành phố Sài Gòn, rồi bỗng đột nhiên anh Ba hỏi người bạn cùng đi:

- Anh Lê, anh có yêu nước không ?

Người bạn đột nhiên đáp:

- Tất nhiên là có chứ!

Anh Ba hỏi tiếp:

- Anh có thể giữ bí mật không?

Người bạn đáp:

- Có

Anh Ba nói tiếp:

- Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, Tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một mình, thật ra cũng có nhiều mạo hiểm, ví như đau ốm… Anh muốn đi với tôi không ?

Anh Lê đáp:

- Nhưng bạn ơi ! Chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi ?

- Đây, tiền đây – anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay .Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì mà sống và để đi. Anh cùng đi với tôi chứ ?

Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của Bác, người bạn đồng ý. Nhưng sau khi suy nghĩ kĩ về cuộc đi có vẻphiêu lưu, anh Lê không có đủ can đảm để giữ lời hứa. Còn Bác Hồ đã đi ra nước ngoài bằng chính đôi bàn tay của mình. Bác đã làm nhiều nghề khác nhau : Phụ bếp, bồi bàn, quét tuyết… và đi khắp năm châu, bốn biển để tìm con đường cứu dân, cứu nước khỏi ách đô hộ của thực dân phong kiến, giải phóng cho dân tộc.

Bài học kinh nghiệm

Câu chuyện ngắn gọn nhưng nhắc nhở chúng ta rằng, một ý chí kiên định, dũng cảm và sáng suốt, dám nghĩ dám làm sẽ mang đến cho ta những điều bất ngờ, có khi là cả sự thành công.

Video liên quan

Chủ Đề