Áp lực điểm số trong trường đại học năm 2022

Năm mới 2022 tôi có kỳ vọng lớn nhất là học sinh tất cả các cấp học đều được trở lại trường học tập trung một cách an toàn và hiệu quả. Học sinh trở lại trường học nghĩa là chúng ta đã thích ứng an toàn với dịch bệnh.

Trong hai năm vừa qua, dịch bệnh đã khiến việc học tập của học sinh bị gián đoạn quá nhiều. Tuy ngành giáo dục đã rất linh hoạt chuyển đổi cho học sinh học trực tiếp sang trực tuyến, nhưng học trực tuyến dù sao cũng chỉ là giải pháp tình thế trong lúc phải tạm thời dừng việc đến trường.

Học trực tuyến trong thời gian quá dài sẽ không những ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh mà còn gây nhiều hệ lụy, tác động không tốt đến tâm, sinh lý của học sinh, sinh viên.

Tuy nhiên, trong thời điểm dịch bệnh bùng phát dữ dội, vắc-xin ngừa COVID- 19 chưa được bao phủ rộng, phần lớn học sinh, sinh viên chưa được tiêm chủng thì việc học trực tuyến là giải pháp tốt nhất để đảm bảo an toàn. Đến thời điểm này, chúng ta đã có đủ những điều kiện cần thiết để mở cửa lại trường học nên tôi hy vọng sau Tết Nguyên đán của dân tộc sẽ là “ngày hội đến trường” của tất cả các cấp học trên cả nước!

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga [đoàn Hải Dương] - Ảnh: quochoi.vn

Kỳ vọng thứ hai của tôi là ngành giáo dục và đào tạo có sự bứt phá rõ rệt trong việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục! Chúng ta đã thực hiện đổi mới giáo dục từ nhiều năm nay, nhưng rõ ràng kết quả thu được tuy khả quan nhưng cũng chưa đúng như kỳ vọng của toàn xã hội. Tôi mong muốn việc đổi mới giáo dục bắt nguồn thực sự sâu xa từ triết lý giáo dục để sao cho chúng ta luôn hướng đến và hoàn thành tốt mục tiêu đào tạo ra những con người toàn diện, những công dân tích cực trong kỷ nguyên số, có đủ phẩm chất đạo đức, bản lĩnh, tri thức để hội nhập toàn cầu.

Như vậy, chúng ta phải thực sự loại bỏ thói quen giảng dạy “nhồi sọ”, khiến học sinh thụ động; loại bỏ quan niệm chỉ tập trung đề cao một số môn cơ bản, phân chia “môn chính, môn phụ” trong trường học. Chừng nào còn quan niệm “môn chính, môn phụ” thì chừng đó học sinh còn phát triển chưa toàn diện.

Mỗi môn học trong chương trình đều có vai trò, vị trí quan trọng như nhau trong quá trình phát triển tri thức, đạo đức, kỹ năng và thể chất của học sinh. Bởi vậy, sự quá coi trọng một số môn học và xem nhẹ một số môn học dẫn đến việc học sinh có thể thiếu hụt những kỹ năng sống cần thiết.

Chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh những học sinh được coi là chăm ngoan, là tấm gương sáng khi các em chỉ biết vùi đầu vào học và học, thậm chí có những em đi học đại học còn chưa biết tự đi chợ, nấu cơm hay giặt quần áo, chứ chưa nói đến các kỹ năng khác.

Điều này khiến cho các em thực sự bị động, lúng túng trước cuộc sống. Nhưng để học sinh phát triển toàn diện, ngoài vai trò chính yếu là nhà trường thì việc giáo dục từ gia đình cũng vô cùng quan trọng.

Xưa nay nói đến giáo dục, chúng ta có thói quen nghĩ đến nhà trường, đến các thầy cô giáo, để khi học trò chưa ngoan chưa giỏi thì đổ lỗi tại nhà trường. Nhưng trên thực tế, việc giáo dục, dạy dỗ một con người được bắt đầu từ rất sớm, thậm chí từ khi đứa trẻ còn là một bào thai trong bụng mẹ. Người thầy đầu tiên của mỗi đứa trẻ bao giờ cũng là những người thân yêu nhất: cha mẹ, ông bà, anh chị em…


Vị thế môn chính-môn phụ không nằm ở Thông tư 22 mà ở chương trình, thi cử

Cho nên, việc kết nối gia đình và nhà trường luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục con trẻ. Tôi có cảm giác chúng ta chưa thực sự chú trọng đến việc kết nối này. Chúng ta vẫn có các cuộc họp cha mẹ học sinh, có chi hội phụ huynh học sinh, nhưng phần lớn nội dung các cuộc họp này là để thông báo kết quả học tập của học sinh và các khoản đóng góp thu chi. Dường như có một khoảng cách vô hình nào đó giữa cha mẹ học sinh và các thầy cô khiến cho mối quan hệ hai bên còn gượng gạo và khách sáo. Tôi nghĩ cần thay đổi cách nhìn để có sự cởi mở hơn. Chúng ta đang sống trong thời đại kỹ thuật số, việc liên lạc giữa các cá nhân vô cùng thuận tiện.

Vậy thì cả phụ huynh lẫn giáo viên hãy cởi mở, thoái mái trao đổi với nhau về học sinh, về những khó khăn, vướng mắc, về những điều cần hỗ trợ nhau trong quá trình giáo dục con em mình. Có như thế, hai bên mới thực sự hỗ trợ lẫn nhau trong việc dạy dỗ học trò.

Tôi biết áp lực của ngành giáo dục và đào tạo là rất lớn. Áp lực đó cũng xuất phát từ sự kỳ vọng của toàn xã hội, từ sự trân trọng của toàn xã hội đối với nghề “làm thầy”. Tôi mong muốn các bậc cha mẹ học sinh hãy chia sẻ, thấu hiểu những áp lực của ngành, thực sự có những hỗ trợ tích cực với các thầy cô bằng cách quan tâm đúng mức tới việc học tập và rèn luyện của con em mình. Tôi nói “quan tâm đúng mức” bởi lẽ những mối quan tâm không đúng mức lại gây ra nhiều hậu quả hơn là kết quả.

Ví dụ đã có nhiều vụ việc phụ huynh học sinh gây hấn, dùng bạo lực với thầy cô giáo khi cho rằng con mình chưa được quan tâm. Có nhiều bậc cha mẹ làm thay con mình mọi việc, bao bọc con quá mức, chiều chuộng con quá mức khiến con trở thành “ông trời”, không thầy cô nào có thể dạy dỗ nổi. Cho nên, bên cạnh những thầy cô đáng kính và tâm huyết, học trò còn cần sự đồng hành của những bậc làm cha mẹ sáng suốt và công tâm.

Và sau cùng, dù cho lúc này lúc khác, ngành giáo dục và đào tạo có xảy ra những chuyện chưa vui, thì tôi vẫn luôn luôn tin tưởng, trân trọng và biết ơn những người đã và đang cống hiến cho sự nghiệp trồng người của đất nước. Chúng ta nói nhiều về sự lớn mạnh của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, về cơ đồ và tiềm lực của đất nước, thì chúng ta cũng cần nhìn thấy, trong sự lớn mạnh đó, trong cơ đồ và tiềm lực đó có công sức rất đáng trân trọng của ngành giáo dục và đào tạo nước nhà!

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga [đoàn Hải Dương]

Thí sinh dự kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. [Ảnh: Thu Hoài/TTXVN]

Năm 2022, hàng trăm trường đại học, cao đẳng đăng ký sử dụng điểm các kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh trong khi chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển truyền thống là điểm kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông giảm mạnh. Các trường đều có nhiều phương thức xét tuyển, đa phần từ bốn phương thức trở lên trong khi Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến điều chỉnh quy chế xét tuyển.

Sức nóng của mùa tuyển sinh 2022 đã thể hiện ngay ở những đợt thi đánh giá năng lực đầu tiên khi số lượng thí sinh đăng ký quá tải so với quy mô tổ chức của Đại học Quốc gia Hà Nội, trong khi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phải mở rộng địa điểm thi gấp hơn 2,4 lần so với năm 2021.

Những biến động của mùa tuyển sinh 2022 sẽ được phản ánh cụ thể trong loạt bài: "Biến động tuyển sinh đại học 2022: Thêm cơ hội, tăng áp lực."

Bài 1: Bài thi đánh giá năng lực lên ngôi

Đại học Quốc gia Hà Nội “cháy hàng” khi có 8.500 chỗ thi mà có tới 27.000 thí sinh muốn đăng ký; Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tăng đến hơn 11.000 thí sinh dự thi và địa bàn tổ chức thi được mở rộng gấp 2,4 lần so với năm 2021...

Mùa tuyển sinh đại học năm 2022 đã bắt đầu một cách nóng bỏng và sôi động với các đợt thi đầu tiên của các kỳ thi đánh giá năng lực đồng thời phản ánh biến động tuyển sinh lớn trong năm nay khi thêm nhiều trường tổ chức thi riêng, hàng trăm trường sử dụng kết quả các kỳ thi riêng để tuyển sinh.

Các bài thi riêng “đắt khách”

Năm 2022 là năm đầu tiên khối trường công an tổ chức bài thi tuyển sinh riêng và thực hiện xét tuyển bằng cách kết hợp giữa điểm kỳ thi riêng này và điểm kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông cho các trường trực thuộc.

Đề thi dự kiến gồm hai phần trắc nghiệm và tự luận, mỗi phần 90 phút. Trong đó, phần trắc nghiệm tổng hợp kiến thức của nhiều môn, cả các môn tự nhiên và xã hội. Phần thi tự luận, thí sinh được chọn một trong hai đề Toán và Ngữ văn. Nội dung kiến thức chủ yếu tập trung ở chương trình lớp 12.

Bài thi đánh giá năng lực của các trường thu hút đông đảo thí sinh. [Ảnh: Thu Hoài/TTXVN]

Năm 2022 dự kiến cũng sẽ là năm đầu tiên các trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh. Các kỳ thi này đã được các trường chủ trương thực hiện từ năm 2021 nhưng chưa thể thực hiện vì dịch COVID-19 và có nhiều điểm tương đồng. Kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh có 6 bài thi, mỗi bài thi đánh giá năng lực một trong các lĩnh vực toán học, vật lý, hóa học, sinh học, ngữ văn và tiếng Anh. Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Sư phạm Hà Nội ngoài 6 bài thi trên còn có thêm hai bài thi là lịch sử và địa lý. Ở cả hai kỳ thi, thí sinh có thể lựa chọn đăng ký một hoặc nhiều bài thi trong số các bài thi này để đăng ký xét tuyển vào các ngành học của trường.

Trong khi đó, các trường đã tổ chức thi riêng các năm trước như Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Việt Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Hà Nội vẫn tiếp tục tổ chức trong năm 2022 với quy mô tổ chức và sức ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều.

Nếu như các năm trước, kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội chủ yếu chỉ phục vụ nhu cầu xét tuyển của các đơn vị thành viên thì năm 2022, số trường đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển hiện đã lên đến 65 trường. Tương tự, số trường sử dụng điểm bài thi kiểm tra tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội để xét tuyển là trên 20 trường. Với kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, con số này là 84 trường, tăng 12 trường so với năm 2021, chưa kể những trường có sử dụng nhưng không đăng ký chính thức.

Lý giải về việc tổ chức thi riêng và sử dụng kết quả các kỳ thi riêng, lãnh đạo các trường cho hay điều này nhằm giúp các trường lựa chọn được thí sinh phù hợp với yêu cầu đào tạo của trường, đặc biệt trong bối cảnh điểm kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông đã giảm độ phân hoá trong những năm gần đây, gây khó khăn trong xét tuyển, nhất là với các ngành, trường tốp trên. “Việc tổ chức kỳ thi riêng sẽ thuận lợi hơn trong công tác xét tuyển đồng thời giúp các trường tuyển được những thí sinh có các tố chất riêng phù hợp với đặc thù của khối ngành công an,”  thiếu tướng Đỗ Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Đào tạo [Bộ Công an] nói.

Tỷ lệ bài thi đạt từ 8 điểm trở lên [riêng môn Ngữ văn thống kê từ 7 điểm] của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2020 đã tăng gấp nhiều lần ở tất cả các môn so với các năm trước đó.

Điểm thi giảm độ phân hoá nên năm 2022, nhiều trường đã tiếp tục cắt giảm mạnh chỉ tiêu xét tuyển theo điểm của kỳ thi này. Đại học Giao thông Vận tải dự kiến cắt giảm khoảng 30% chỉ tiêu, Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Kinh tế quốc dân dự kiến chỉ dành 10-20% chỉ tiêu cho phương thức này.

Quá tải thí sinh đăng ký dự thi

Việc các trường đại học giảm chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp và hàng trăm trường xét tuyển bằng điểm các bài thi riêng khiến cho số lượng thí sinh đăng ký dự các kỳ thi này để tìm kiếm cơ hội trúng tuyển tăng mạnh ngay trong những đợt thi đầu tiên của năm 2022.

Giáo sư Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay đơn vị này đặt chỉ tiêu có hơn 50.000 lượt thí sinh dự thi Đánh giá năng lực trong năm nay và xây dựng quy mô tổ chức có thể đáp ứng được hơn 70.000 lượt thi, chia thành nhiều đợt thi.

Tuy nhiên, nhu cầu của thí sinh đăng ký dự thi vẫn vượt quá quy mô dự tính của Đại học Quốc gia Hà Nội dẫn đến hiện tượng nhiều thí sinh không thể đăng ký dự thi. Ngày 9/3, đơn vị này mở cổng cho thí sinh đăng ký dự thi đợt thi số 205 với 8.500 chỗ thi nhưng số thí sinh truy cập để đăng ký lên đến hơn 27.000 em. Thậm chí, số tài khoản chờ sẵn trước khi mở cổng đăng ký đã là 15.000 thí sinh. Vì vậy, hàng chục nghìn em đã thể đăng ký dự đợt thi này. “Đầu tháng Tư, chúng tôi sẽ mở cổng cho thí sinh đăng ký đợt thi tiếp theo và dự kiến cũng sẽ lấp đầy rất nhanh,” ông Thảo nói.

[Trên 1.100 thí sinh thi đánh giá năng lực đợt 1 của ĐH Quốc gia Hà Nội]

Với thực tế này, giáo sư Nguyễn Tiến Thảo ước lượng nhu cầu dự thi của thí sinh trong năm 2022 có thể lên 150.000 lượt. “Tuy nhiên, do kỳ thi được tổ chức trên máy nên không thể tăng quy mô đơn giản như thi trên giấy mà đòi hỏi phải có sự chuẩn bị sẵn chu đáo từ trước. Nếu thi trên giấy, thí sinh có thể đăng ký trước, sau đó trường mới chuẩn bị chỗ thi thì với thi trên máy, trường phải chuẩn bị chỗ thi trước, đủ số lượng máy, rồi mới mở cổng tiếp nhận thí sinh đăng ký đến khi kín chỗ,” ông Thảo nói.

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cũng ghi nhận số lượng thí sinh tăng mạnh trong đợt 1 được tổ chức ngày 27/3 vừa qua, với 79.389 thí sinh dự thi, tăng hơn 11.000 em so với đợt 1 năm 2021, tăng gần 30.000 em so với đợt 1 năm 2020. Đơn vị này đã phải tổ chức ở 80 điểm thi tại 36 cụm thi ở 17 tỉnh, thành phố trong khi đợt 1 năm 2021, kỳ thi chỉ tổ chức ở 7 tỉnh, thành với 21 cụm thi, 65 điểm thi. “Do tổ chức thi trực tiếp trên giấy nên chúng tôi hoàn toàn có thể tăng quy mô bằng cách phối hợp tổ chức với nhiều trường ở nhiều địa phương để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh,” tiến sỹ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nói.

Sự “lên ngôi” của các kỳ thi riêng, đặc biệt là thi đánh giá năng lực, thi kiểm tra tư duy đã lập tức kéo theo sự sôi động của thị trường sách tham khảo, tài liệu, các khoá ôn luyện phục vụ nhu cầu của thí sinh.

Mời độc giả đón đọc cả chùm bài:

Bài 1: Bài thi đánh giá năng lực lên ngôi

Bài 2: Ma trận thông tin luyện thi đánh giá năng lực bủa vây thí sinh

 Bài 3: Học sinh, giáo viên căng mình ôn luyện cho nhiều kỳ thi

Bài 4: Lo thí sinh ảo, Bộ GD-ĐT sẽ điều chỉnh quy chế tuyển sinh

Phạm Mai [Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề