Anh chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của từ đây khôn trong câu thơ Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần

Bởi Daniel I. Block

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Daniel I. Block

Giới thiệu về cuốn sách này

Những bài văn mẫu hay lớp 11

Văn mẫu lớp 11: “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại. Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần” viết bài văn bàn về thắng và bại, khôn, dại trong cuộc sống gồm các bài văn mẫu hay được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

  • Ý kiến của anh [chị] về luận điểm: “Tránh voi chẳng xấu mặt nào”
  • “Ai cũng có cuộc sống, nhưng chỉ có một số người mới có một cuộc sống đích thực” anh [chị] có suy nghĩ gì về ý kiến trên.

“Ai chiến thắng mà không hề chiến bại. Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần” viết bài văn bàn về thắng và bại, khôn, dại trong cuộc sống

Cuộc đời con người là một hành trình để tự tìm kiếm và khẳng định mình. Bởi thế, có ai không khát khao chiến thắng, mong có được sự khôn ngoan ở đời. Nhà thơ Tố Hữu đã từng chiêm nghiệm.

“Ai chiến thắng mà không hề chiến bại

Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”

Sự thắng và bại; khôn và dại ở đời có những điểm cần bàn bạc, xem xét kĩ lưỡng.

“Thắng” trong cuộc sống được hiểu là thành công, là đạt được điều mình mong muốn. Chiến thắng làm con người thoả mãn, sung sướng, tiếp tục trở thành động lực để con người phấn đấu; “bại” là thất bại, là không đạt được mục tiêu mình mong muốn; điều đó dễ khiến ta thất vọng, đau khổ, nản lòng. Như vậy, cuộc sống trở thành một trận chiến giữa một bên là con người cùng những cố gắng nỗ lực, những hoài bão khát khao với một bên là những quy luật khắc nghiệt, những biến đổi vô tình khách quan của cuộc đời.

Thắng và bại đến với con người cũng rất khách quan không thể kiểm soát được. Có thể bạn đã nỗ lực, cố gắng rất nhiều song thành quả của bạn chưa đạt được yêu cầu. Vậy là bạn thất bại. Cũng có khi bạn không nghĩ mình chiến thắng nhưng vinh quang lại tới đón chào...

Ngược lại, khôn và dại lại là yếu tố chủ quan. Chính hành vi, cử chỉ của con người tự bộc lộ tính chất khôn dại của nó.

“Khôn” là khôn khéo, khôn ngoan, biết làm những việc có lợi. Ngược lại, “dại” là dại dột, luôn làm những điều ngốc nghếch, bất lợi cho mình.

Thắng và bại, khôn và dại tưởng như là những mặt đối lập, mâu thuẫn gay gắt với nhau, không có mối liên hệ gì. Song trong thực tế chúng lại có quan hệ biện chứng, yếu tố này là tiền đề của yếu tố kia và rất có thể sẽ ngược lại.

Quả thực “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại”. Làm người sống ở trên đời, chẳng có ai dám vỗ ngực tự xưng ta đây toàn thắng. Tỉ phú giàu nhất hành tinh Bill Gate cũng đã từng nếm trải những thất bại cay đắng. Để có chiếc bóng điện hoàn hảo như ngày nay, Edison đã từng làm nổ hàng trăm chiếc bóng đèn... Như vậy, chiến thắng được dựng lên từ chiến trường của thất bại. Nó giống như đỉnh núi cao lên nhờ triệu triệu viên đá ép mình. Thất bại đã giúp con người kinh nghiệm, nhìn ra cái sai, biết cách làm đúng.

Nhưng ta cũng cần hiểu rằng, không có chiến thắng nào là tuyệt đối cả. Bởi tri thức nhân loại là mênh mông, con người dù nỗ lực đến đâu cũng không thể chiếm lĩnh hết. Hiểu như vậy để sau mỗi chiến thắng ta lại biết khiêm nhường hơn, tiếp tục ý thức được vai trò của việc rèn luyện học hỏi. Sau chiến thắng mà kiêu căng, ngạo mạn thì bước tiếp theo sẽ là thất bại ê chề. Bất khả chiến bại như Xêda, Napôlêông... vẫn có lúc phải cúi đầu chịu trói. Cũng như vậy, chẳng có thất bại nào hoàn toàn. Sau thất bại ta lại trưởng thành hơn, cứng cáp hơn, “thất bại là mẹ thành công”. Vì vậy, nếu có thất bại, bạn chỉ nên buồn phiền mà chớ có tuyệt vọng. Hãy biến nỗi buồn làm động lực để tiếp tục vươn lên. Vùi dập mình trong tuyệt vọng bi quan cũng có nghĩa là tự dìm mình xuống bùn đen bại trận vĩnh viễn.

Thắng bại là chuyện thường tình ở đời, điều quan trọng là ta phải học cách đón nhận để sau mỗi lần thắng bại là một lần chúng ta lớn hơn, có động lực để can đảm mạnh dạn bước tiếp con đường mình đã chọn.

Khôn và dại cũng đứng cạnh nhau, biện chứng với nhau như vậy. “Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”.

Sau mỗi lần dại là một lần ta trưởng thành, khôn ngoan hơn, thu nhặt được bài học về cách thức, phương tiện... cho các hành động trong cuộc sống. Những bài học ấy sẽ góp vào cái “túi khôn” của mỗi người để “mỗi lần vấp ngã là một lần bớt dại”.

Vẫn biết dại là không có lợi, chẳng ai muốn dại cả, nhưng có nên giấu đi cái dốt, cái dại của bản thân? Trong một lớp học nếu học sinh không phát biểu, không thắc mắc, giáo viên khó có thể phát hiện phần bị hổng trong kiến thức của học trò. Như vậy sao giúp các em củng cố, hoàn thiện được? Cũng như vậy, trong cuộc sống, mỗi người cần tích cực học hỏi, khám phá. Để lộ ra cái sai của mình sẽ giúp mình hiểu thêm về cái đúng.

Thắng và bại; khôn và dại, chúng là những đặc điểm luôn luôn tồn tại trong một con người dù ở hình thức này hay hình thức khác. Hiểu rõ về chúng để mỗi con người tự biết vươn lên hướng tới sự hoàn thiện.

-----------------------------------

“Ai chiến thắng mà không hề chiến bại. Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần” viết bài văn bàn về thắng và bại, khôn, dại trong cuộc sống vừa được VnDoc.com gửi tới bạn đọc. Qua bài viết bạn đọc có thể thấy được thắng trong cuộc sống được hiểu là thành công, là đạt được điều mình mong muốn. Bại là thất bại, là không đạt được mục tiêu mình mong muốn; điều đó dễ khiến ta thất vọng, đau khổ, nản lòng. Cuộc sống trở thành một trận chiến giữa một bên là con người cùng những cố gắng nỗ lực, những hoài bão khát khao với một bên là những quy luật khắc nghiệt, những biến đổi vô tình khách quan của cuộc đời. Khôn và dại lại là yếu tố chủ quan. Khôn là khôn khéo, khôn ngoan, biết làm những việc có lợi. Dại là dại dột, luôn làm những điều ngốc nghếch, bất lợi cho mình. Thắng và bại, khôn và dại tưởng như là những mặt đối lập, mâu thuẫn gay gắt với nhau, không có mối liên hệ gì. Thắng bại là chuyện thường tình ở đời, điều quan trọng là ta phải học cách đón nhận để sau mỗi lần thắng bại là một lần chúng ta lớn hơn, có động lực để can đảm mạnh dạn bước tiếp con đường mình đã chọn. Sau mỗi lần dại là một lần ta trưởng thành, khôn ngoan hơn, thu nhặt được bài học về cách thức, phương tiện... cho các hành động trong cuộc sống. Thắng và bại; khôn và dại, chúng là những đặc điểm luôn luôn tồn tại trong một con người dù ở hình thức này hay hình thức khác. Hiểu rõ về chúng để mỗi con người tự biết vươn lên hướng tới sự hoàn thiện. Mong rằng qua bài viết bạn đọc có thêm tài liệu để học tập nhé.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 11: “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại. Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần” viết bài văn bàn về thắng và bại, khôn, dại trong cuộc sống. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 11 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 11.

Để giúp các bạn có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.

Bài tiếp theo: Anh [chị] hãy trình bày suy nghĩ của mình về tính ích kỉ và lòng vị tha trong xã hội ngày nay

Ai chiến thắng mà không hề chiến bại

Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?

Những dòng thơ ấy đã gợi ra nhiều cách nghĩ, cách nhìn mới rất đáng trân trọng về mối liên hệ giữa thắng và bại,dại và khôn trong cuộc sống. Theo cách nhìn nhận thông thường, sự chiến thắng, khôn ngoan được coi là những yếu tố tích cực mà con người có trách nhiệm phải tìm tới để có được cuộc sống nhiều niềm vui. Còn sự thất bại, dại khờ luôn được đánh giá là những yếu tố tiêu cực, chỉ khiến cuộc sống con người thêm nhiều nỗi buồn, trắc trở. Sự phân biệt giữa các yếu tố được xác lập rất rõ, một bên luôn nhận được nhiều sự trân trọng và một bên chỉ có sự ghẻ lạnh, hắt hủi. Nhưng tron câu thơ của Tố Hữu, sự phân định đó đã được thay thế băng một cách nhìn mới. Trong cách nhìn ấy,thành và bại, dại và khôn không chỉ đối lập mà còn tương giao, là sự chuyển tiếp lẫn nhau. Sự thất bại, dại khờ không là những điều đáng hổ thẹn mà là những thử thách cần phải vượt qua để tìm ánh sáng của sự thành công, sự khôn ngoan. Thắng và bại, dại và khôn chỉ là những quá trình, những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để làm nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người tìm được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng, và làm sự thành công đó thêm ý nghĩa. Sự dại khờ là điều ai cũng phải trải qua ở những chặng đường khác nhau của cuộc đời để thêm khôn ngoan, chín chắn. Qua đó, nhà thơ Tố Hữu cũng ngầm khẳng định giá trị của sự bền lòng, bền chí trong mối tương giao giữa thắng và bại,dại, khôn. Chính sự bền chí, kiên nhẫn là điều kiện không thể thiếu để mỗi người từ sự thất bại, dại khờ tìm được con đường đúng đắn để vươn tới sự thành công, sự khôn ngoan. Cũng chính sự bền chí là chìa khóa giúp từng người hiểu được vị thế, khả năng của mình giữa những nẻo đường chuyển giao giữa thắng-bại, dại- khôn.

Lịch sử đã từng ghi nhận rất nhiều cuộc đời mà thành quả lớn lao của họ gắn liền với nỗ lực họ phải bỏ ra để từ thất bại, dại khờ tìm đến khôn ngoan, thành công. Trong giai đoạn đầu sự nghiệp, văn hào Ban- dắc đã gặp phải nhiều nỗi khổ hơn là niềm vui, nhiều sự chê cười hơn là sự ngợi khen. Nhưng Ban-dắc không vì thế mà đánh mất đi sự tự hào và niềm tin vào khả năng của mình. Càng gặp nhiều thử thách, ông càng rút ra nhiều kinh nghiệm và càng nỗ lực sáng tác hơn. Sự nỗ lực và kiên trì đã giúp Ban-dắc từ thất bại tìm đến thành công, từ một cây bút luôn bị coi thường trở thành một đại văn hào. Với A-ri-xtôt, ông là một trong những nhà triết học, khoa học vĩ đại nhất thời đại của ông. Nhưng để có được sự thành công và uyên bác ấy, bản thân ông đã trải qua rất nhiều khó khăn từ thời còn trẻ.Ngay chính thiên tài Anh-xtanh cũng gặp rất nhiều khó khăn thởi tuổi trẻ. Nhưng có ai biết ẩn sau sự dại khờ của đứa trẻ Anh-xtanh khi ấy là một sự khôn ngoan, uyên bác bậc thầy của nhà khoa học Anh-xtanh sau này. ở những bước chân đầu tiên vào thế giới của các nhà vật lí, Anh-xtanh đã phải rất vất vả để bảo vệ những nghiên cứu của mình. Nhưng khi ông đã vượt qua mọi sự thất bại và dại khờ, cuộc đời ông trở thành một tấm gương mà nhân loại sẽ mãi còn nhớ đến và trân trọng. Không chỉ Ban-dắc, A-ri-xtốt, Anh-xtanh….mà còn rất nhiều danh nhân khác mà nhân loại không thể nào quên sự cống hiến, những thành tựu của họ. Ai cũng phải trải qua một cuộc đời thắng và bại, dại và khôn luân chuyển tiếp lẫn nhau. Thất bại, dại khờ chỉ càng là động lực cho họ sửa sai. Sự thành công và uyên bác không làm họ quên đi khát khao học tập, cống hiến. Với họ, thắng và bại, dại và khôn đều không mang ý nghĩa quá tích cực hay tiêu cực mà là những chặng đường mỗi người đều phải vượt qua cho sự trưởng thành của mình.

Thắng và bại, dại và khôn luôn đến và đi không một lời báo trước. Đó đều là những bài học cuộc sống đem đến cho con người. Không có người luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ. Chỉ có những người có thể và không thể nhận ra những cơ hội và thử thách mình gặp phải, cả khi thành công hay thất bại, thông minh hay dại khờ.Điều đáng quý nhất mà lời thơ trên của Tố Hữu đem đến là thái độ tỉnh táo và kiên trì cần có để nhìn rõ quy luật những dòng chảy của thắng, bại, dại, khôn. Dù đang đứng giữa yếu tố nào, con người vẫn cần có thái độ sống đó. Bằng cách nhìn nhận cuộc sống như vậy, sự thắng bại, dại, khôn tạm thời góp phần tạo nên những gì vĩnh hằng mà cuộc đời để lại. Thắng, bại,dại, khôn chỉ là những yếu tố luôn đến và đi, điều còn ở lại là sự trưởng thành và chín chắn, sự kiên trì và tỉnh táo mà con người tìm ra được.
Nhưng dù thắng, bại, dại, khôn luôn chuyển tiếp lẫn nhau, yếu tố quyết định sự chuyển tiếp ấy vẫn là nhận thức của con người. Thất bại sẽ mãi còn đó nếu con người không rút ra những kinh nghiệm hợp lí để tìm tới thành công. Sự dại khờ sẽ ám ảnh một cuộc đời mãi mãi nếu cuộc đời đó không có ý thức tìm đến cơ hội để có sự khôn ngoan. Lúc đó, sự thất bại, dại khờ chỉ còn mang nghĩa tiêu cực như cách nhìn nhận thông thường. Bên cạnh đó, vẫn còn những cá nhân mang cách nhìn rất sai lâm về thành bại. Họ dựa vào sự chuyển tiếp của thành bại để biện hộ cho một chuỗi thất bại, dại khờ của mình. Không phải cuộc sống làm họ thất bại mà chính họ đã khiến mình như vậy ngay khi bước vào cuộc sống.

Trong cuộc sống vẫn đầy thay đổi của ngày hôm nay, sự đến và đi của thắng, bại, dại, khôn càng không thể báo trước. Điều làm nên bản lĩnh sống của từng cá nhân là thái độ, những bước đi của cá nhân đó trong sự luân chuyển giữa các yếu tố trên. Sự sợ hãi , lúng túng, bi quan những lúc vấp ngã vì thử thách chỉ làm mọi việc tồi tệ hơn. Thái độ sống, sự nhìn nhậnđúng đắn các yếu tố thắng, bại, dại, khôn luôn cần cho mọi thế hệ vì sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Sự sống đem cho từng cuộc đời những chuỗi thử thách ngẫu nhiên và bất định. Sự thắng, bại, dại, khôn là những hình thái khác nhau của những chuỗi thử thách đó. Nhân cách, tâm hồn của từng người luôn được mài giũa, tôi luyện cho một cuộc sống tốt đẹp, ý nghĩa hơn. Trong sự mài luyện ấy, mọi cách nhìn quá coi trọng thành công hay quá khinh rẻ thất bại đều không phải là thái độ sống hợp lí. Mỗi người đều trải qua sự thắng, bại, dại, khôn của riêng mình. Cách nhìn hợp lí vị thế của bản thân ở từng giai đoạncũng là một cách tạo nên sự trân trọng, niềm tin vào chính mình.

Video liên quan

Chủ Đề