9. ở việt nam, trung bình mỗi năm thải ra khoảng bao nhiêu rác thải nhựa

Lượng tiêu thụ nhựa trung bình của 1 người Việt đã tăng 11 lần và tiếp tục tăng do nhu cầu về đồ nhựa trong thời gian cách ly dịch bệnh.

Theo Diễn đàn kinh tế thế giới [WEF], ước tính, trung bình mỗi năm, thế giới thải ra khoảng 400 triệu chất thải nhựa và có từ 75-199 triệu tấn nhựa hiện đang ở trong các đại dương của chúng ta. Và nếu không hành động để giải quyết thực trạng trên, số rác thải nhiễm vào đại dương có thể sẽ tăng gấp ba thậm chí là nhiều hơn nữa trong vòng hai thập niên tới.

Tại Việt Nam, ước tính khoảng 25 triệu tấn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh mỗi năm, trong đó, tỷ lệ rác thải nhựa chiếm từ 10-20% [khoảng 2,5 đến 5 triệu tấn] và tăng đột biến sau đại dịch Covid-19. Rác thải nhựa có thể bị thải bỏ ra môi trường và xâm nhập vào chuỗi thức ăn do bị tan rã thành các mảnh và hạt nhỏ hơn theo thời gian.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe. Trước bối cảnh đó, FHI360 đã tiên phong thực hiện nghiên cứu Tổng quan về tác động sức khỏe của nhựa đối với sức khỏe con người ở Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022.

Theo đó, lượng tiêu thụ nhựa trung bình của một người Việt đã tăng 11 lần, từ 3,8kg/người năm 1990 lên 41,3 kg/người năm 2018 và tiếp tục tăng thời gian qua do nhu cầu về đồ nhựa trong thời gian cách ly phòng Covid-19.

Tại các đô thị Việt Nam, tổng lượng túi nilon được sử dụng là 10,48 - 52,4 tấn/ngày. Trong giai đoạn 2019 – 2022, xu hướng tăng trong chi tiêu hộ gia đình cho thực phẩm và đồ uống tạo ra động lực tăng trưởng chính cho phân khúc bao bì nhựa.

Bên cạnh đó, tăng trưởng xây dựng nhà ở và xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn tiếp tục làm tăng trưởng cho phân khúc nhựa xây dựng. Rác thải nhựa chiếm 8 - 12% trong tổng số rác thải sinh hoạt, với khoảng 2,8 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra môi trường mỗi năm, tương đương xấp xỉ 7.800 tấn/ngày.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có đến 80% túi nilon dùng một lần nhưng chỉ có 17% túi nhựa được tái sử dụng, chỉ khoảng 10% lượng rác thải nhựa được tái chế. “Một con số khác ở mức cao hơn là 94% lượng rác thải ở các vùng ven sông và ven biển là rác thải nhựa, trong đó phần lớn là nhựa dùng một lần. Trong khi đó, xử lý rác thải nhựa và rác thải nhựa y tế bằng cách đốt vẫn rất phổ biến”, báo cáo chỉ ra.

Đáng lưu ý, tại Việt Nam ước tính khoảng 25 triệu tấn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh mỗi năm, trong đó tỉ lệ nhựa chiếm từ 10-20%, tương đương khoảng 2,5 đến 5 triệu tấn và tăng đột biến do đại dịch Covid-19 vừa qua.

Trong Kế hoạch Hành động Quốc gia về Quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu cắt giảm 50% rác thải nhựa đại dương vào năm 2025 và 75% vào năm 2030. Một số biện pháp đã được đưa ra như lệnh cấm sắp được áp đặt đối với việc sản xuất và nhập khẩu túi nilon sử dụng trong nước vào năm 2026 và hầu hết các sản phẩm nhựa dùng một lần vào năm 2031.

Minh Khánh

Moitruong.net.vn – Theo số liệu thống kê, có đến 300 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường mỗi năm – nặng tương đương trọng lượng của toàn bộ dân số địa cầu – và hơn một nửa số đó là những sản phẩm nhựa dùng một lần và sẽ bị vứt bỏ ra môi trường, phải mất từ 400 đến 1.000 năm mới có thể phân hủy.

Gia tăng cả về nguồn thải và lượng

Ở Việt Nam, lượng tiêu thụ sản phẩm nhựa đang tăng lên nhanh chóng. Hiệp hội Nhựa Việt Nam [2019] thống kê lượng sản xuất và tiêu thụ nhựa khoảng 5 triệu tấn năm 2015, trong đó 80% nguyên liệu sản xuất nhựa là nhập khẩu. Lượng nhựa tiêu thụ bình quân đầu người năm 2019 là 41 kg/người, gấp hơn 10 lần so với lượng tiêu thụ 3,8 kg/người vào năm 1990.

Hiện các thống kê và nghiên cứu ở Việt Nam vẫn chưa cung cấp các thông tin cụ thể về lượng, loại và thành phần của nhựa thải ra biển, mà chỉ có một số nghiên cứu về chất thải nhựa nói chung ở một số địa phương. Nghiên cứu mới đây của nhóm tác giả Lê Thị Hoàng Oanh, Trần Thị Lan Anh và Nguyễn Thị Phương Loan thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên-Đại học Quốc gia Hà Nội, cho thấy: Tại Việt Nam, ước tính lượng nhựa thải ra biển khoảng 0,28-0,73 triệu tấn/năm [chiếm 6% tổng lượng nhựa thải ra biển của thế giới], đứng thứ tư trong danh sách các quốc gia có lượng nhựa thải ra biển nhiều nhất. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn, trong đó có nhựa thải là 80-100% tại các đô thị, 40-55% tại các khu vực nông thôn, trong cả nước 81% được xử lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn.

Ở Việt Nam, lượng tiêu thụ sản phẩm nhựa đang tăng lên nhanh chóng

Phân tích các thành phần chất thải đô thị có thể tái chế được ở thành phố Hội An, chất thải nhựa chiếm 8,4-14%. Lượng chất thải nhựa tại các nhà hàng chiếm số phần trăm thấp nhất [8,4%], trong khi tỷ lệ này trong chất thải từ hộ gia đình, khách sạn và đường phố tương đương nhau và xấp xỉ 14%.

Tại thành phố Cần Thơ, lượng chất thải nhựa chiếm tỷ lệ ít hơn so với Hội An, với 6,13%. Cũng tại thành phố này, trong lượng chất thải nhựa, túi nilon mua hàng chiếm tỷ lệ lớn nhất, với 45,72%. Nghiên cứu chất thải nhựa cỡ lớn trên sông Sài Gòn trong năm 2019 cho thấy, nhựa PO mềm và PS-E thường xuyên chiếm tỷ lệ cao nhất. Nhựa thải chiếm 6% trong chất thải rắn đô thị tại Huế và 8% trong chất thải nhựa tại Hà Nội. Lượng chất thải nhựa chiếm khoảng 3,2-8,3% tổng lượng chất thải trên sông Sài Gòn và thấp hơn tỷ lệ chất thải nhựa [16%] trong chất thải rắn đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tỷ lệ thu gom nhựa thải có mối liên hệ với tỷ lệ thu gom chất thải rắn. Tỷ lệ thu gom này đạt 80-100% ở các khu vực đô thị và 40-55% tại các khu vực nông thôn, tỷ lệ xử lý đạt tiêu chuẩn quy chuẩn đạt 81%. Trong đó, tỷ lệ chất thải rắn thu gom được xử lý cao nhất ở Đông Nam bộ [99,4%], tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng [88,9%] và mức 57,5% đối với các khu vực Tây Nguyên, 56,4% ở Trung du và miền núi phía Bắc. Các công nghệ áp dụng xử lý chất thải rắn phổ biến là sản xuất phân compost, đốt và chôn lấp.

Phần lớn chất thải rắn tiếp nhận tại các bãi chôn lấp không được phân loại tại nguồn. Một lượng đáng kể chất thải nhựa được tái chế tại các làng nghề Việt Nam, như Trung Văn, Tân Triều, Tiên Dược [Hà Nội] và Minh Khai [Hưng Yên]. Tại các làng nghề này, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là các nguồn nước mặt. Không chỉ tái chế nhựa thải lấy từ các nguồn trong nước, các làng nghề này còn nhập khẩu phần lớn nguyên liệu nhựa thải từ nước ngoài.

Một số thành phố ven biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bà Rịa-Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều chất thải nhựa trôi nổi trên biển từ các nguồn chất thải đô thị, sinh hoạt, nông nghiệp, bệnh viện, nuôi trồng thủy sản và giao thông vận tải biển. Chỉ tính riêng tại thành phố Hạ Long, mỗi ngày cơ quan chức năng thu gom khoảng 7 tấn chất thải rắn để đưa vào bờ xử lý. Sau 3 chiến dịch thu gom rác từ năm 2016 đến 2019, tại 4 km của Vịnh Hạ Long đã thu được 4 tấn rác thải, chủ yếu là chất thải nhựa và túi nilon.

Tại Cát Bà, trên 50% số lượng phao xốp nuôi trồng hải sản trong tình trạng cũ hỏng, rách vụn, trôi nổi xung quanh khu vực nuôi trồng thủy sản; 4,1% chất thải nhựa từ các nhà hàng và 7,9% chất thải nhựa từ các khách sạn không thể tái chế. Huyện Cát Hải thu vớt lượng 10 m3/ngày rác trôi nổi trên Vịnh, trong đó có 70% là nhựa.

Tại thành phố Đà Nẵng, năm 2019, 8-10% số rác thải rắn được thu gom là túi nilon và chai nhựa. Chính quyền thành phố đã nghiêm cấm người dân, du khách đem thức ăn xuống bãi biển, từ đó hạn chế túi nilon, chai nhựa tràn ra biển. Hầu hết các nguồn thải từ nước mưa đều xả ra biển, sông hoặc ao hồ. Ngoài ra, chất thải do các hoạt động dịch vụ ven bờ biển thải trực tiếp xuống bãi cát và được cuốn ra biển khi thủy triều lên.

90% rác thải nhựa sẽ bị đem đi chôn lấp

Một điều đáng lưu ý là việc phân loại, thu hồi và xử lý rác thải tại Việt Nam còn rất hạn chế. Lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam, chiếm khoảng 8-12% chất thải rắn sinh hoạt. Nhưng 10% số lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn ra ngoài môi trường. Lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ ở Việt Nam xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm. Đây là một “gánh nặng” cho môi trường, thậm chí có thể dẫn đến thảm họa “ô nhiễm trắng” mà các chuyên gia đã gọi.

Lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam, chiếm khoảng 8-12% chất thải rắn sinh hoạt

Xét riêng trong lĩnh vực y tế, quá trình khám, chữa bệnh và sinh hoạt hàng ngày như các hoạt động sinh hoạt của nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh, người sử dụng dịch vụ y tế từ các hoạt động chuyên môn như bao bì, dụng cụ bao gói, chứa, đựng thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư, vật liệu, đồ dùng trong y tế hoặc các hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất… cũng làm phát sinh rác thải nhựa ra ngoài môi trường.

Theo các chuyên gia thì chỉ có 10% lượng rác thải nhựa ở Việt Nam được đem đi tái chế, còn lại 90% lượng rác thải nhựa sẽ bị chôn lấp, đốt, hoặc thải trực tiếp ra môi trường.

Trong đó, các phương pháp chủ yếu đang được dùng để xử lý rác thải nhựa ở nước ta phải kể đến:

Chôn lấp: Mỗi năm Việt Nam có 25,5 triệu tấn rác thải sinh hoạt thì 75% được đem đi chôn lấp. Nhưng chôn lấp làm ảnh hưởng đến diện tích đất, và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất, làm ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm…

Đốt rác thải nhựa: Đốt rác thải nhựa giúp giải quyết vấn đề về quỹ đất hạn hẹp, nhưng lại làm sản sinh ra chất dioxin [chất da cam] gây biến đổi gen, mang đến nhiều nguy hiểm cho con người và sinh vật.

Tái chế rác thải nhựa: Việc tái chế tại nước ta chưa được thực hiện ở quy mô lớn mà vẫn còn nhỏ lẻ. Công nghệ tái chế hiệu quả thấp, chi phí cao… nên chưa mang lại khả năng xử lý cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ rác thải nhựa được phân loại từ nguồn là rất thấp cũng gây thêm nhiều khó khăn cho việc phân loại và tái chế.

Việt Nam là quốc gia có lượng phát thải nhựa ra biển lớn hàng đầu thế giới, do hoạt động quản lý và xử lý chất thải nhựa còn nhiều bất cập. Nhựa thải ở khu vực ven biển do các hoạt động đánh bắt cá và du lịch là nguồn thải trực tiếp vào đại dương, bên cạnh nguồn từ đất liền được vận chuyển theo các con sông ra biển. Giống với các nước trên thế giới, hình thức tái chế sơ cấp, thứ cấp và tứ cấp được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam, nhưng khả năng kiểm soát ô nhiễm thứ cấp còn hạn chế. Việt Nam nên đẩy mạnh việc khuyến khích tái sử dụng và tạo ra các vật liệu thay thế nhựa có nguồn gốc sinh học hoặc có thể phân hủy sinh học

Viên Minh

Video liên quan

Chủ Đề