Đánh giá đại học ngoại thương lấy bao nhiêu điểm

Trường ĐH Ngoại thương vừa công bố điểm chuẩn cho từng ngành và nhóm ngành đào tạo của trường. Theo đó, tại các cơ sở Hà Nội và TP.HCM, điểm chuẩn ngành thấp nhất là 27,5 và cao nhất là 28,4.

Hôm nay 15.9, Trường ĐH Ngoại thương chính thức công bố điểm chuẩn cho từng ngành/nhóm ngành đào tạo tại các cơ sở Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh. Đây là bảng điểm chuẩn mà Hội đồng tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 Trường ĐH Ngoại thương đã họp thống nhất tử chiều qua, 14.9.

Theo đó, điểm trúng tuyển các nhóm ngành theo phương thức xét tuyển 4 [tức là phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT năm 2022] tại Trụ sở chính Hà Nội và Cơ sở 2 TP.HCM tương đối đồng đều và có mức điểm thấp nhất là 27,5 của tổ hợp A00; riêng điểm chuẩn tại cơ sở Quảng Ninh thì thấp hơn, 23,5.

Điểm trúng tuyển cụ thể tại Hà Nội và TP.HCM như sau:

Tuy nhiên, theo PGS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Ngoại thương, điểm chuẩn của một số chuyên ngành sẽ cao hơn mức điểm xét vào nhóm ngành. Chẳng hạn, chuyên ngành kinh tế đối ngoại [trong nhóm ngành kinh tế, kinh tế quốc tế] sẽ có mức điểm chuẩn là 28,9.

\n

Nhưng trường xác định điểm trúng tuyển theo ngành và nhóm ngành, nên những em đăng ký vào nhóm ngành này đạt mức điểm chuẩn như đã công bố ở trên đều trúng tuyển.

Bà Hiền cũng nhận định về cơ bản điểm trúng tuyển của năm 2022 tại tất cả các phương thức xét tuyển của nhà trường là ổn định và chênh lệch không nhiều so với năm 2021. Trong những năm vừa qua, trên cơ sở thực hiện đối sánh kết quả học tập và rèn luyện của người học được xét tuyển theo các phương thức khác nhau, Trường ĐH Ngoại thương giữ ổn định 6 phương thức xét tuyển. Trường tin tưởng kết quả tuyển sinh năm 2022 phản ánh đúng thực chất năng lực của thí sinh tại các phương thức xét tuyển.

Năm 2022, nhà trường tuyển sinh mới 3 chương trình đào tạo gắn liền với công nghệ số là chương trình marketing số, kinh doanh số, truyền thông marketing tích hợp. Dự kiến năm 2023, trường này sẽ xây dựng và tuyển sinh 2 ngành đào tạo mới là khoa học dữ liệu và kinh tế chính trị quốc tế.

Thí sinh trúng tuyển theo tất cả các phương thức của trường sẽ nhập học và đăng ký ngành/chương trình trong 3 ngày, từ 26 - 28.9. Thí sinh trúng tuyển sẽ đăng ký tham gia chương trình kết nối tân sinh viên We, The Icebreakers để được đồng hành cùng các thầy cô và các anh chị sinh viên khóa trên ngay từ những ngày đầu tiên hòa nhập vào môi trường học tập mới và kết nối học tập cũng như khám phá khả năng của bản thân.

Tin liên quan

  • Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội: vì sao có ngành điểm chuẩn 29,15?
  • Điểm chuẩn khối C trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tới 29,95 điểm
  • Trường ĐH Ngoại thương dự kiến điểm trúng tuyển ngành cao nhất 28,9 điểm khối A

VIDEO ĐANG XEM NHIỀU

Đọc thêm

Trường THPT quyết lùi giờ vào học xuống 7 giờ 30 và lý do xúc động

Trong khi các tranh luận lùi giờ vào học vẫn đang diễn ra sôi nổi, có một trường THPT công lập đã áp dụng giờ 7 giờ 30 cho học sinh vào học nhiều năm nay, đồng thời cho học sinh được nghỉ ngày thứ bảy.

Nguồn thu ĐH phụ thuộc vào học phí, 3 - 5 năm nữa 'tự chủ' sẽ thất bại

Theo GS Lê Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, nếu cứ để tình trạng tài chính phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu học phí như hiện nay thì chỉ 3 - 5 năm nữa chủ trương "tự chủ ĐH" sẽ thất bại.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: 'Ngành giáo dục nắm tất cả mọi thứ, trừ hai thứ'

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn chỉ ra thực tế, ngành giáo dục nắm tất cả mọi thứ, trừ 2 thứ: một là giáo viên, hai là tài chính. 

Học sinh THPT nghỉ trưa ở trường có phải đóng phí?

Việc tổ chức cho học sinh THPT nghỉ trưa tại trường có thuộc trách nhiệm của nhà trường hay không và thực hiện ra sao đang là mối quan tâm của phụ huynh.

Những nữ giảng viên xinh như mộng gây 'sốt' giảng đường

Không chỉ 'xinh như mộng', những nữ giảng viên này còn vô cùng giỏi giang, năng động và truyền cảm hứng trong mỗi tiết học khiến sinh viên luôn cảm thấy hào hứng, mong đợi được đến trường.

‘Nỗ lực ảo’ là gì mà sinh viên hay gặp phải?

'Nỗ lực ảo' là khi sinh viên đặt ra rất nhiều mục tiêu cần làm nhưng lại dành thời gian lướt mạng xã hội, giải trí... thay vì bắt tay vào thực hiện hoặc luôn cho rằng mình bận rộn nhưng thực tế không làm việc gì.

Xây trường học đầu tiên bằng máy in 3D trong vùng chiến sự Ukraine

Một ngôi trường đầu tiên đang được xây dựng bằng công nghệ máy in 3D trong vùng chiến sự tại Ukraine.

Thông tin mới nhất về việc thi tuyển vị trí hiệu phó trường THPT của TP.HCM

Ngày 19.10, sau thời gian 15 ngày đăng thông báo và tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi ứng tuyển vị trí phó hiệu trưởng tại 3 trường THPT, Sở GD-ĐT TP.HCM thông báo số ứng viên đủ điều kiện tham gia thi tuyển trong tháng 10.

Dạy môn giáo dục địa phương: Cần nhiều hoạt động thực tế

Sau khi Bộ GD-ĐT quy định có thêm nội dung giáo dục địa phương [GDĐP] dạy học sinh [HS] về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp… của địa phương mình, ngành giáo dục các tỉnh, thành 'nhập cuộc' ngay.

Sau lũ, tất bật sửa trường

Bị lũ nhấn chìm, hư hỏng thiết bị, cuốn trôi bàn ghế, thiếu hụt sách vở và đang phải tất bật dọn lũ, đó là tình cảnh mà hàng loạt trường học ở miền Trung đang đối mặt.

Đại học muốn nâng chất lượng nhưng đầu tư quá thấp

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, khó khăn lớn nhất hiện nay của thúc đẩy chất lượng và quy mô giáo dục ĐH là sự hạn hẹp về nguồn lực tài chính, từ đó ảnh hưởng tới các yếu tố về con người, hạ tầng cơ sở vật chất.

Buộc nghỉ học 1 tuần đối với nữ sinh văng tục với thầy giáo trong lớp học

Sau khi họp, hội đồng kỷ luật Trường THPT Nguyễn Chí Thanh [xã Ninh Phụng, TX.Ninh Hoà, Khánh Hoà] quyết định cho nữ sinh văng tục, xưng mày tao với thầy giáo ngay trong lớp học nghỉ 1 tuần.

Chủ Đề