5 phát minh hàng đầu của thế kỷ 21 năm 2022

Vừa rồi tờ MIT Technology Review đã công bố danh sách 10 phát minh của con người trong thế kỷ XXI mà họ cho rằng là tệ nhất. Chúng được đánh giá như vậy vì nhiều lý do, có thể là quá mới mẻ chưa có thị trường riêng, một số thì là sản phẩm chẳng ai thèm mua, còn số khác thì cũng có ích, nhưng tạo ra nhiều vấn đề khác nảy sinh thay vì giải quyết chúng. Danh sách này bao gồm:

1. Xe Segway
2. Google Glass
3. Bầu cử điện tử
4. Chương trình One Laptop Per Child
5. CRISPR
6. Khai thác dữ liệu bảo mật
7. Cryptocurrency

8. Thuốc lá điện tử
9. Hộp đựng bột cafe bằng nhựa
10. Gậy chụp ảnh selfie​

Thay vì những chiếc scooter chạy điện nhỏ gọn, và những chiếc ván trượt trang bị động cơ chạy pin, nhà phát minh Dean Kamen lại hy vọng chiếc Segway sẽ trở thành phương thức đột phá để di chuyển trong thành phố, không còn mất thời gian đi bộ nữa. Trớ trêu thay, chiếc xe này lại khiến người chủ sở hữu trông khá ngố, ấy là chưa kể đến vấn đề an toàn của chúng nữa.

Trong khi đó, công nghệ của Google Glass hoàn toàn không vô dụng. Giờ đây những chiếc kính thực tế trộn [augmented reality] đang dần trở nên phổ biến, ví dụ như Hololens của Microsoft chẳng hạn. Thế nhưng không thể phủ nhận Google Glass là một sản phẩm thất bại khi vừa xuất hiện quá sớm, thiết kế lại vừa chưa đủ độ chín, khiến người dùng món đồ này trông rất kỳ quặc.

Bầu cử điện tử lại ở thái cực hoàn toàn khác. Nó vốn dĩ đã chẳng giải quyết được vấn đề gì nổi cộm, đã vậy còn tạo ra những vấn đề khác nhức nhối hơn. Thay vì những mảnh giấy ghi tên người được lựa chọn, vốn dĩ rất dễ kiểm tra và thống kê, những người bầu cử lại phải đăng nhập một trang web để bầu cử. Kết quả bỗng nhiên trở nên vô cùng dễ để thay đổi cũng như can thiệp từ phía những hacker.

Một ví dụ khác của việc phát kiến không giải quyết được vấn đề gì mà còn tạo ra nhiều lo ngại hơn chính là chương trình One Laptop Per Child, tạo ra để giải quyết vấn đề bất bình đẳng trong giáo dục ban đầu. Nhưng liệu như thế có quá sớm? Để trẻ tiếp cận với các thiết bị công nghệ sớm đã từ lâu trở thành nỗi lo của nhiều ông bố bà mẹ. Chúng đem lại nhiều vấn đề cần giải quyết hơn, như chứng thiếu tập trung, những tật khúc xạ hay phụ thuộc thiết bị quá mức, đáng quan ngại hơn nhiều so với việc nâng cao hiệu quả trong giáo dục.

Một ngày nào đó, CRISPR, công nghệ chỉnh sửa gen sẽ giúp chữa khỏi hoàn toàn, xóa sổ những căn bệnh nguy hiểm nhất trên thế giới. Nhưng ở thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn chưa biết được CRISPR ảnh hưởng tới cơ thể người ra sao, có an toàn khi chỉnh sửa gen người hay không. Việc một nhà nghiên cứu Trung Quốc tạo ra hai bé gái miễn dịch với HIV hồi năm ngoái cũng vậy. Nó dấy lên mối lo ngại về đạo đức trong khoa học.

Data trafficking, hành động thu thập, chia sẻ và sử dụng dữ liệu của người dùng internet một cách trái phép đã và đang trở thành vấn nạn, khi những gã khổng lồ của thị trường công nghệ đều đang đối mặt với những cáo buộc. Thậm chí Facebook còn đang bị điều tra vì hành vi này. Rõ ràng công nghệ luôn có những mặt trái. Tương tự như vậy, cryptocurrency trong những năm qua đã tạo ra những quả bong bóng tiền ảo, khiến rất nhiều người lâm vào cảnh nợ nần, trong khi số khác thì giàu lên trông thấy. Không thể phủ nhận những lợi thế của blockchain trong nhiều lĩnh vực, nhưng hiện giờ hầu hết những sản phẩm của blockchain đang được ứng dụng một cách khá sai lầm.

Những phát minh như thuốc lá điện tử, pod coffee nhựa dùng cho máy pha, hay selfie sticks đơn giản cũng tạo ra nhiều vấn đề hơn là giải quyết chúng. Thuốc lá điện tử khiến nhiều bạn tuổi teen tìm đến nicotine khi thuốc lá truyền thống bị cấm bán cho người dưới 18 tuổi. Pod đựng cà phê cũng tiện, nhưng bù lại là hàng tấn rác thải nhựa.

Tất cả 10 phát kiến công nghệ này đều có điểm chung. Đó là chúng được phát minh ra trong thế kỷ XXI, nhưng dựa vào lý thuyết khởi nghiệp của thế kỷ XX. Chúng được tạo ra trong đầu các nhà phát minh, nhưng họ lại không chịu nghĩ tới khách hàng của mình, những người sử dụng các sản phẩm và dịch vụ đó. Họ bỏ ra hàng năm trời hoàn thiện sản phẩm, rồi mới đem sản phẩm đó đến với người dùng, thay vì giới thiệu ý tưởng và sử dụng chính phản hồi của người tiêu dùng để hoàn thiện trải nghiệm sản phẩm.

Chủ Đề