30 điểm trượt đại học 2017 năm 2022

Lặp lại kỷ lục 

Năm 2021, cả nước có gần 1.015.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, tăng khoảng 100.000 so với năm trước. Tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển năm 2021 là 795.353. [tăng hơn 150.000 thí sinh so với năm 2020]. Sự gia tăng mạnh này được cho năm Quý Mùi 2003 là năm đẹp để sinh con. 

Cùng với lượng thí sinh tăng cao, các trường đại học cũng đa dạng phương thức tuyển sinh, đề thi được đánh giá dễ thở hơn năm trước thì điểm chuẩn được giới chuyên gia dự đoán có thể tăng cao nhất lên 3 điểm và khó xảy ra hiện tượng điểm chuẩn vượt 30 điểm.

Tuy nhiên, thực tế diễn ra ngoài dự đoán của giới chuyên môn. Điểm chuẩn năm 2021 tăng đột biến, thậm chí được nhiều người miêu tả là tăng chóng mặt, cao ngất ngưởng... đến nhiều nhà chuyên môn cũng ngỡ ngàng.

Nếu như năm 2020, điểm chuẩn đại học khiến không ít người "ngã ngửa" với "đỉnh" là 30 điểm/3 môn khối C00 ngành Hàn Quốc học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn [Đại học Quốc gia Hà Nội] thì năm nay, ngành này tiếp tục giữ vững mức điểm chuẩn 30 điểm.

Cũng ở trường này, có những ngành mà điểm chuẩn khối C00 cũng ở mức gần tuyệt đối như Đông phương học [29,8 điểm], Quan hệ công chúng [29,3 điểm].

Ngoài ra, ngành Báo chí cũng của trường này năm trước có điểm chuẩn là 28,50 điểm/3 môn khối C00 thì năm nay tiếp tục lên tới 28,8 điểm, tức trung bình thí sinh phải được 9,6 điểm/môn mới đỗ.

Không chỉ dừng ở mốc 30 điểm, điểm chuẩn năm nay của nhiều trường đại học khác đã "xô đổ" mốc này. Trong đó, khối trường Công an có điểm chuẩn cao nhất là 30,34 ở ngành Xây dựng lực lượng Công an nhân dân [khối C, dành cho nữ] của Học viện Chính trị Công an nhân dân.

Xếp thứ 2 trong khối các trường công an là điểm chuẩn ngành Nghiệp vụ An ninh của Học viện An ninh Nhân dân với mức 29,99 điểm, áp dụng cho thí sinh nữ ở địa bàn 1 [10 tỉnh miền núi phía Bắc], dự thi khối A01.

Tính đến đầu giờ chiều 16.9, mức điểm chuẩn cao nhất được ghi nhận là 30,5 điểm thuộc về ngành Sư phạm Ngữ văn chương trình chất lượng cao của Trường Đại học Hồng Đức [Thanh Hoá]. Mức điểm này cao hơn năm ngoái 1,25 điểm.

Điểm chuẩn một số ngành của Trường Đại học Hồng Đức.

Ngoài ra, có những ngành mà điểm chuẩn đã tăng đến 9 điểm, mức tăng từ 4-5 điểm cũng không hiếm.

Nhìn lại từ năm 2015 khi áp dụng thi THPT Quốc gia và nay là tốt nghiệp THPT, không ít lần thí sinh đạt điểm gần như tuyệt đối vẫn trượt nguyện vọng 1. Trong đó, điểm chuẩn cao nhất được ghi nhận vào năm 2017, Trường Học viên An ninh nhân dân có điểm chuẩn trúng tuyển cao nhất là ngành Ngôn ngữ Anh dành cho nữ. Muốn trúng tuyển ngành này, thí sinh nữ phải đạt 30,5 điểm.

Như vậy, năm 2021 dù không được đánh giá là có "mưa điểm 10" như năm 2017 nhưng điểm chuẩn kỷ lục 30,5 một lần nữa được thiết lập.

Có nên lo ngại "lạm phát" điểm chuẩn?

Trên các diễn đàn, nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại về mức tăng vọt của điểm chuẩn năm nay. Nhiều người gọi đây là “lạm phát”, bùng nổ điểm chuẩn.

Trao đổi với Lao Động, thầy giáo Đỗ Ngọc Hà - giáo viên Vật lí của hệ thống Giáo dục Học Mãi bày tỏ: Điểm chuẩn năm nay đa phần đều tăng 2-3 điểm so với năm 2020. Nhưng ở 1 số ngành, điểm chuẩn tăng đột biến, bất ngờ, có ngành tăng đến 9 điểm.

Ông Hà dẫn chứng như ngành Ngôn ngữ Anh của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường tăng từ 15 điểm [2020] lên 24 điểm [năm 2021]. Các khối thi có môn Tiếng Anh xét tuyển ở các trường tăng mạnh, đột biến. Thầy Hà gọi đây là “lạm phát”, bùng nổ điểm chuẩn.

“Rất nhiều học trò năm nay nhắn tin cho tôi rằng các bạn ấy trượt tất cả nguyện vọng. Một bạn đặt 10 nguyện vọng, điểm thi đã cao hơn điểm chuẩn năm 2020 của nguyện vọng thứ 10 tận 5 điểm nhưng cuối cùng vẫn trượt. Đặc biệt, một bạn thi được 27 điểm khối A01 vẫn trượt tất cả nguyện vọng vì đăng ký vào các trường "top" và tự tin vào điểm thi của mình quá dẫn đến kết quả đáng buồn", ông Hà chia sẻ.

Điểm thi Tiếng Anh tăng mạnh được cho là nguyên nhân dẫn đến điểm chuẩn các ngành xét tuyển khối có môn này nhảy vọt. Ảnh: Bộ GDĐT.

Nhận xét tổng quan về mùa tuyển sinh năm nay, TS Nguyễn Đức Nghĩa - nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM cho biết: Đến thời điểm này, việc tuyển sinh cho năm 2021 gần như kết thúc, chỉ còn một số ít trường thiếu chỉ tiêu có thể xét bổ sung.

Về điểm chuẩn, ông Nghĩa nhận định: Nhìn chung, các trường đều sẽ tăng từ 1-2 điểm so với năm 2020. Bên cạnh đó, có 1 vài ngành tăng 4-5 điểm, thậm chí tăng đến 8-9 điểm.

Theo phân tích của TS Nguyễn Đức Nghĩa, việc tăng điểm chuẩn đã được dự báo từ trước do chỉ tiêu xét tuyển dành cho điểm thi tốt nghiệp ở một số trường, đặc biệt nhiều trường lớn đã chuyển chỉ tiêu xét tuyển sang xét tuyển theo các phương thức khác. Ngoài ra, phổ điểm năm 2021 tuy ít thay đổi nhưng riêng môn Tiếng Anh có sự thay đổi lớn ở phân khúc điểm cao, số lượng điểm 10 nhiều. Cộng hưởng với việc các trường xét tuyển một ngành bằng nhiều tổ hợp nhưng điểm chuẩn lại bằng nhau cho nên việc môn Tiếng Anh tăng điểm nhiều dẫn đến điểm chuẩn tăng lên.

Nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM cho rằng: "Điểm chuẩn thay đổi rằng năm thể hiện chất lượng đề thi chưa ổn định chứ độ phân cách vẫn đảm bảo. Thí sinh điểm cao vẫn trúng tuyển, thí sinh điểm thấp hơn thì có thể không trúng tuyển. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến lo ngại về "lạm phát" điểm cao. Nếu đề thi chuẩn hơn sẽ không có quá nhiều điểm cao dẫn đến tình trạng có ngành có điểm cao ngất ngưởng như vậy".

Ông Nghĩa bày tỏ: Thực tế vẫn sẽ có thí sinh điểm cao 26 - 27 điểm có thể trượt tất cả nguyện vọng nhưng có thể chỉ là số ít do các em chưa biết cách sắp xếp nguyện vọng phù hợp. Tuy nhiên, nếu số lượng này nhiều thì cũng cần nghiêm túc đánh giá, nhìn nhận lại để đưa ra chính sách điều chỉnh phù hợp.

Nhiều trường báo điểm chuẩn, các thí sinh khu vực 3 bắt đầu than thở vì thi được trên 29 điểm vẫn trượt.

Thậm chí, với mức điểm chuẩn năm nay, nếu có đạt 30 điểm tuyệt đối ba môn đi chăng nữa, học sinh thành phố vẫn không có cửa vào học một số chuyên ngành.

Những ngành được xem là có điểm chuẩn cao khó với với học trò ở đô thị như:  Y đa khoa Hà Nội điểm chuẩn 29,25 điểm;

Học viện Kỹ thuật Quân sự điểm chuẩn của thí sinh nữ Miền Bắc 30 điểm; Học viện Quân y, điểm chuẩn khối A của thí sinh nữ miền Bắc 29,5 điểm, thí sinh nữ miền Nam có điểm chuẩn là 30 điểm.

Ở  khối B, Học viện Quân y lấy điểm chuẩn đối với thí sinh nữ miền Bắc 30 điểm, thí sinh nữ miền Nam lấy 29 điểm…

Nhiều ngành, mức điểm chuẩn gần như đóng của với thí sinh khu vực 3 vì trên cả điểm tuyệt đối [ảnh minh họa từ giaoduc.net.vn].

Có nhiều ngành, điểm chuẩn còn trên mức điểm tuyệt đối 30 điểm như trường Đại học Phòng cháy chữa cháy lấy điểm chuẩn nữ miền Bắc 30,25 điểm [có 4 thí sinh đạt điểm này nhưng chỉ có 3 người đậu, một người trượt vì tiêu chí phụ].

Học viện Anh Ninh, khối D01, ngành Ngôn ngữ Anh điểm chuẩn của thí sinh nữ  là 30,5 điểm.

Nhìn vào mức điểm chuẩn trên, có thể thấy nếu thuộc diện không có điểm ưu tiên, chỉ thi “tay bo” thì rất khó để trúng tuyển.

Trên một số diễn đàn, các bạn thí sinh ở khu vực 3 nước mắt ngắn dài. Nhiều bạn tỏ ra buồn chán vì bỏ công ăn học bao năm thi 29 điểm vẫn không đậu ngành mình yêu thích.

Điểm chuẩn tuyển sinh tất cả các trường đại học trên cả nước

Sau khi có điểm chuẩn, nhiều thí sinh ở khu vực 3 cho rằng: “Cũng tại vì đề thi không phân hóa được học sinh nên mới xảy ra tình trạng mưa điểm 10.

Hệ lụy là có thi điểm gần tuyệt đối thì cũng ngồi xem người khác tựu trường vào các ngành học yêu thích”.

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, em Nguyễn Ngọc Dũng ở Long Biên Hà Nội cho biết: “Em là người ủng hộ việc duy trì chính sách cộng điểm ưu tiên với các bạn ở khu vực 1, khu vực 2.

Nhưng hiện, có khá nhiều trường lấy điểm chuẩn ở mức 27 điểm nên tốt nhất mức điểm cộng cần phải giảm lại một nửa.

Nếu cứ duy trì cách tính điểm cộng hiện nay sẽ bóp nghẹt cơ hội học tập trong môi trường đại học đỉnh cao của thanh niên thành phố.

Với điểm chuẩn 29.25 [kèm tiêu chí phụ] thì số học sinh Hà Nội được học Y đa khoa của Đại học Y Hà Nội chắc đếm trên đầu ngón tay.

Thậm chí, có ngành lấy điểm chuẩn trên 30 thì có nghĩa đóng cửa hoàn toàn với các thí sinh ở Thành phố lớn”.

Dũng còn cho biết: “Nếu đề thi khó hơn nữa, học sinh khu vực 3 mới thể hiện hết được năng lực và sự phân hóa trong học tập.

Đằng này, đề thi năm nay không thực sự khó, chưa phân loại tốt dẫn đến phổ điểm chung cao, các bạn được cộng điểm đương nhiên có ưu thế rất lớn.

Do lượng câu hỏi khó để ăn điểm tuyệt đối không nhiều, các bạn khu vực 3 có làm đúng hết tất cả thì cũng ngang bằng với số điểm cộng ưu tiên của các bạn khu vực 1”.

Đồng quan điểm, thí sinh Nguyễn Phùng Hưng [Thạch Thất, Hà Nội] người có điểm 29,25 điểm vẫn trượt Đại học Y Hà Nội tâm sự:

“Kết quả thi năm nay của em là Toán 9,4, Hóa 9,75, Sinh 10 nhưng không có điểm ưu tiên, tổng điểm xét tuyển là 29,25.

Nhưng vì lý do, tiêu chí phụ ưu tiên một của Đại học y Hà Nội là 29,2 [tổng điểm 3 môn cộng điểm ưu tiên và cộng điểm khuyến khích] nên chênh nhau 0,05 nên cuối cùng em trượt”.

Đánh giá về đề thi năm nay, Hưng cho rằng: “Đề thi chưa thực sự phân loại cao ở trường tốp trên nên mới có chuyện điểm cộng quyết định đỗ trượt”.

Chia sẻ quan điểm về cách tính điểm ưu tiên hiện nay, Hưng cho rằng: “Đang có nhiều bất cập, vì điểm cao nên những bạn có điểm cộng vào điểm xét tuyển có ưu thế rất lớn.

Em thấy, Đại học y Hà Nội, tiêu chí phụ vẫn tính điểm ưu tiên nên em cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo hơi bất công với các thí sinh khu vực 3.

Điểm chuẩn vào các trường công an nhân dân năm 2017

Chỉ chênh nhau chút điểm ở phần tiêu chí phụ thôi là số phận đã khác nhau rồi. Trong khi, một số trường quân đội họ lấy điểm tiêu chí phụ là điểm trần không tính điểm ưu tiên”.

Theo thí sinh Phùng Quang Hưng: “Cần điều chỉnh lại cách tính điểm cộng vì hiện internet đã phát triển, việc chênh lệch trong tiếp cận kiến thức không lớn lắm.

Còn giữ nguyên như hiện tại thì thiệt cho thí sinh khu vực 3”.

Trước những thắc mắc của thí sinh khu vực 3, trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, tiến sĩ Vũ Thu Hương - giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng:

“Với lý do, miền núi, vùng khó khăn mà các bạn ở tỉnh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo có chế độ cộng điểm ưu tiên trong kỳ thi vào đại học, cao đẳng.

Nhưng rõ ràng, khi xưa, điều kiện kinh tế còn khó khăn thì vấn đề cộng điểm là chấp nhận.

Nhưng hiện nay, kinh tế từng ngày phát triển, các thí sinh vùng nông thôn [theo quy định gọi là học sinh “khu vực 1”] cũng có điều kiện học tập tốt lên.

Cộng thêm, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin nên tôi cho rằng, việc cộng điểm ưu tiên nếu giữ nguyên như hiện nay là không phù hợp.

Việc này gây bất công lớn cho học sinh ở các thành phố lớn”.

Trinh Phúc - Thùy Linh

Video liên quan

Chủ Đề