Ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam 1975 1976 là

Lý thuyết:

Mục 1

1. Hoàn cảnh lịch sử

- Sau chiến thắng 1975, Tổ quốc Việt Nam được thống nhất về mặt lãnh thổ, song ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Điều này trái với nguyện vọng của nhân dân cả nước là được sum họp trong một đại gia đình, mong muốn có một chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện chung cho nhân dân cả nước.

- Tháng 9/1975, Hội nghị Trung ương Đảng lần 24 đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

- Từ 15 đến 21/11/1975, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn, nhất trí hoàn toàn các vấn đề về chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

Mục 2

b) Quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước

- Ngày 25/4/1976, Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước.

Ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam 1975 1976 là

Hình 84. Nhân dân thành phố Huế bỏ phiếu bầu đại biểu quốc hội khóa VI

- Từ ngày 24/6 đến ngày 3/7/1976, Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên tại Hà Nội.

+ Lấy tên nước: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thủ đô là Hà Nội; Quốc huy mang dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng; Quốc ca là bài Tiến quân ca.

+ Thành phố Sài Gòn - Gia Định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bầu Ban dự thảo Hiến pháp.

- Ngày 31/7/1977: Đại hội đại biểu các mặt trận ở hai miền Nam - Bắc họp tại TP. Hồ Chí Minh quyết định thống nhất thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Ngày 18/12/1980, Quốc hội thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Ngày 20/9/1977. Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên Hiệp Quốc.

Mục 3

3. Ý nghĩa

- Là yêu cầu tất yếu, khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam.

- Thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã thể chế hóa thống nhất lãnh thổ.       

- Tạo cơ sở pháp lý để hoàn thành thống nhất đất nước trên các lãnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa.

- Tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn dân và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

Nội dung chính:

Hoàn cảnh, quá trình và ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975-1976).

Sau năm 1975 tình hình miền Nam có điểm gì nổi bật?

Trong giai đoạn 1954-1975, nền kinh tế miền Nam phát triển theo hướng nào?

Tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời từ khi nào?

Ngày 25/4/1976, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?

Đâu không phải là thuận lợi cơ bản của Việt Nam sau năm 1975?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975

- Là yêu cầu tất yếu khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam.

- Thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết toàn dân tộc, ý chí thống nhất Tổ quốc, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam độc lập và thống nhất của toàn thể nhân dân ta.

- Tạo điều kiện cho việc tiếp tục hoàn thành thống nhất các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước..

- Tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện đất nước, để cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, tạo ra khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ quốc tế.

(Nguồn: Câu 2 trang 203 sgk Sử 12:)

Một trong những ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1975 – 1976) là

A. tạo cơ sở để thống nhất đất nước trên tất cả các lĩnh vực khác

B. mở ra kỉ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên CNXH

C. đánh dấu hoàn thành thống nhất đất nước trên các lĩnh vực

D. là cơ sở để hoàn thành cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc

Ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam 1975 1976 là

154347 điểm

trần tiến

Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1976) ở Việt Nam có ý nghĩa lịch sử như thế nào? A. Đánh dấu việc hoàn thành các tổ chức chính trị. B. Đáp ứng được điều kiên để Việt Nam gia nhập ASEAN. C. Tạo điều kiên hoàn thành của cách mạng giải phóng dân tộc. D. Tạo ra khả năng to lớn để xây dựng và bảo vệ tổ quố

c.

Tổng hợp câu trả lời (1)

Đáp án D Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1976) đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, những điều kiện thuận lợi để đi lên chủ nghĩa xã hội, những khả năng to lớn để bảo vệ tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Nội dung nào không phải là ý nghĩa của Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam? A. Là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. B. Mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. C. Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao. D. Tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân Việt Nam tiến lên giải phóng miền Nam.
  • Ấn Độ tuyên bố độc lập, thành lập nước cộng hòa vào thời gian nào? A. 26.1.1948 B. 26.1.1949 C. 26.1.1950 D. 26.1.1951
  • Thắng lợi quan trọng trong công cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957) là A. Đưa nông dân lên địa vị làm chủ ở nông thôn B. Khẩu hiệu “người cày có ruộng“ trở thành hiện thực C. Giải phóng hoàn toàn nông dân khỏi ách áp bức, bóc lột của địa chủ phong kiến D. Đã đánh đổ toàn bộ giai cấp địa chủ phong kiến
  • Pháp thực hiện rút quân khỏi miền Nam Việt Nam trong bối cảnh nào? A. Tất cả mọi điều khoản được quy định tại hiệp định đã được hoàn tất. B. Pháp đã hoàn tất chuyển giao mọi trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơ– ne–vơ cho chính quyền Bửu Lộc. C. Pháp đã xúc tiến mọi việc cho công cuộc thống nhất đất nước bằng con đường tổng tuyển cử hai miền D. Rất nhiều điều khoản ghi trong hiệp định Giơ-ne-vơ chưa được hoàn tất
  • Thuận lợi cơ bản nhất của đất nước sau 1975 là gì? A. Nhân dân phấn khởi với chiến thắng vừa giành được. B. Có miền Bắc Xã hội chủ nghĩa, miền Nam hoàn toàn giải phóng. C. Đất nước đã được độc lập, thống nhất. D. Các nước Xà hội chủ nghĩa tiếp tục ủng hộ ta.
  • Ngày 6-6-1969 gắn liền với sự kiện nào trong lịch sử dân tộc ta? A. Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc lần hai B. Chính thủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời C. Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương D. Phái đoàn ta do Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến hội nghị Pari
  • Sự kiện nào dưới đây gắn với tên tuổi của Nenxơn Manđêla? A. Lãnh tụ của phong tràơ giải phóng dân tộc ở Ăngôla B. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi C. Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của bọn thưc dân. D. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Angiêri.
  • Đỉnh cao của đợt hoạt động quân sự Đông-Xuân 1974-1975 là A. Loại khỏi vòng chiến đấu 5000 tên địch B. Mở rộng vùng giải phóng C. Giải phóng hoàn toàn đất nước D. Chiến thắng đường 14-Phước Long
  • Chiến thắng Phước Long, giúp Bộ Chính trị bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam như thế nào? A. Tiến hành tổng công kích- tổng khởi nghĩa, giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975. B. Nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. C. Tiến hành tổng công kích- tổng khởi nghĩa giải phóng miền Nam ngay trong năm 1976. D. Đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (1975-1976), nhưng nhận định kể cả năm 1975 là thời cơ và chỉ thị rõ: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”..
  • Ý nào dưới đây thể hiện điểm tương đồng về nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương và Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh lặp lại hòa bình ở Việt Nam? A. Hiệp định có sự tham gia của 5 cường quốc trong hội đồng bảo an Liên Hợp quốc B. Các bên thừa nhận miền Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị C. Các nước đều cam kết tôn trọng những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam D. Thỏa thuận các bên ngừng bắn để thực hiện chuyển quân, tập kết, chuyển giao khu.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm