Xin cấp lại bằng lái xe máy ở Bình Dương

Xin cấp lại bằng lái xe máy ở Bình Dương

Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết thủ tục, giấy tờ, lệ phí xin cấp lại giấy phép lái xe (bằng lái xe) ô tô (B1, B2), mô tô (A1, A2) khi bị mất phải làm lại như thế nào trong trường hợp còn hồ sơ gốc hoặc hồ sơ gốc đã bị mất.

1. Đơn đề nghị đổi, cấp lại Giấy phép lái xe

2. Giấy chứng nhận sức khỏe của người lái xe do Bệnh viện đa khoa cấp quận huyện trở lên cấp, thời gian khám sức khỏe trong vòng 6 tháng trở lại (trường hợp cấp lại GPLX không thời hạn A1, A2, A3 thì không cần)

3. Hồ sơ lái xe gốc phù hợp với giấy phép lái xe (Nếu còn giữ)

4. Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu gồm: CMND, CCCD, hộ chiếu (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người VN định cư ở nước ngoài).

TẢI VỀ CÁC MẪU TRÊN TẠI ĐÂY

Lưu ý:

Khi đến làm thủ tục cấp lại giấy phép lái xe, người lái xe sẽ được chụp ảnh tại chỗ, không phải mang theo ảnh chụp sẵn.
- Ảnh dán trong Giấy chứng nhận sức khỏe lái xe là ảnh 4x6, có nền trắng (ra tiệm ảnh nói chụp ảnh GPLX là họ biết).
- Nếu GPLX bị mất quá hạn từ 3 tháng trở lên phải thi sát hạch lại nên sẽ có thêm mẫu "Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe"

- Khi đến nộp hồ sơ, người nộp xuất trình CMND, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng. Nếu hồ sơ hợp lệ thì nhận được giấy hẹn trả kết quả.

- Thời gian nhận hồ sơ vào các ngày trong tuần (từ thứ hai đến thứ 6 và sáng thứ 7 - sáng từ 7h đến 11h30; chiều từ 13h đến 16h30), ngày lễ, tết nghỉ.

Một số lưu ý:

- Nếu hồ sơ gốc còn thì nộp, nếu mất thì thôi, không bắt buộc.
- Nếu đi nộp giùm hồ sơ phải có giấy ủy quyền theo quy định. Nên đi trực tiếp vì còn liên quan đến chụp hình.

Cụ thể gồm các trường hợp sau:

1. Giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại, không phải thi sát hạch. Thời hạn cấp lại bằng lái: sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí (nếu không phát hiện GPLX đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch).

2. Giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ, phải dự sát hạch lại, cụ thể:

a) Quá hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm, dự sát hạch lại lý thuyết;

b) Quá hạn từ 01 năm trở lên, sát hạch lại lý thuyết và thực hành.

(Quy định tại Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ)

Một số lưu ý: 

- Thời gian xác minh bằng lái tối đa là 60 ngày, đây là thời gian để sở GTVT xác minh tại CSGT, Thanh tra giao thông các địa phương xem bằng lái có đang bị tạm giữ không.
- Thời gian xem xét cấp lại giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc (thứ 7, CN không tính ), kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch. - Ngày trúng tuyển ghi tại mặt sau giấy phép lái xe cấp lại, được tính theo ngày trúng tuyển của giấy phép lái xe cũ.

- Sở GTVT nơi cấp lại giấy phép lái xe cho các trường hợp bị mất sẽ gửi thông báo hủy giấy phép lái xe cũ tới các cơ quan liên quan.

Bước 4: Nhận giấy phép lái xe và hồ sơ gốc

Theo thời hạn trên giấy hẹn, đến bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Giao thông vận tải hoặc Trung tâm dịch vụ hành chính công để nhận GPLX mới và hồ sơ gốc hoặc đăng ký dịch vụ chuyển phát để nhận GPLX ngay tại nhà.

* Mức thu lệ phí:

1. Lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe: 135.000đ/GPLX

2. Lệ phí sát hạch thi lý thuyết và thực hành

a) Đối với thi sát hạch lái xe mô tô (hạng xe A1, A2, A3, A4):

+ Sát hạch lý thuyết: 40.000 đồng/lần;

+ Sát hạch thực hành: 50.000 đồng/lần.

b) Đối với thi sát hạch lái xe ô tô (hạng xe B1, B2, C, D, E, F):

+ Sát hạch lý thuyết: 90.000 đồng/lần;

+ Sát hạch thực hành trong hình: 300.000 đồng/lần;

+ Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng/lần.

(Các mức phí trên quy định tại Thông tư 188/2016/TT-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng)

3. Lệ phí khám sức khỏe lái xe (không tính xét nghiệm, X-quang): 120.000 đồng/người (quy định tại Thông tư 02/2017/TT-BYT). Tổng các chi phí: 360.000 đồng (nếu bao gồm xét nghiệm ma túy).

Video hướng dẫn thủ tục cấp lại bằng lái xe máy bị mất:

Video hướng dẫn thủ tục cấp lại GPLX ô tô bị mất:

Tham khảo thêm các thủ tục liên quan đến giấy phép lái xe

Xin cấp lại bằng lái xe máy ở Bình Dương

4.3 của 5 (89 Đánh giá)

Để điều khiển được xe mô tô, xe máy bạn cần có giấy phép lái xe hạng A1. Nhưng vì một lý do nào đó mà giấy phép lái xe hạng A1 của bạn bị mất, vậy phải làm như thế nào? để được cấp lại và thủ tục xin cấp lại như thế nào?…. Đây cũng chính là vấn đề mà rất nhiều bạn quan tâm hiện nay.

Mất giấy phép lái xe A1 có được cấp lại không?

Theo quy định mới nhất tại thông tư số 12/2017/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/04/2017 quy định về thủ tục như sau :

  • Trường hợp bạn chỉ mất giấy phép lái mô tô hạng A1 nhưng còn hồ sơ gốc :Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, còn thời hạn sử dụng, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc (bạn có thể vào đây để tra cứu giấy phép lái xe trên mạng), nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, được xét cấp lại giấy phép lái xe.
  • Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ hai trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, nếu có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc (bạn có thể vào đây để tra cứu giấy phép lái xe trên mạng), không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.
  • Người có giấy phép lái xe bị mất từ lần thứ ba trở lên trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần thứ hai, nếu có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc (bạn có thể vào đây để tra cứu giấy phép lái xe trên mạng), không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

Thủ tục để xin cấp lại giấy phép lái xe bị mất như thế nào?

Theo quy định mới nhất tại thông tư số 12/2017/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/04/2017 quy định về thủ tục như sau :

Hồ sơ sẽ bao gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định; (đến SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI SẼ CÓ MẪU)
  2. Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);
  3. Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định còn thời hạn dưới 6 tháng.
  4. Bản sao giấy chứng minh, nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).

Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại giấy phép lái xe.

Có thể bạn quan tâm :

Sau thời gian bao lâu tôi được nhận giấy phép lái xe:

Theo quy định tại thông tư số 12/2017/TT-BGTVT , nếu không phát hiện sai phạm nào về hồ sơ và không có thiếu sót gì thì sau 02 tháng sở Giao thông vận tải sẽ tiến hành xử lý hồ sơ và cấp lại bằng lái xe cho bạn. Thời gian chờ đợi để cấp lại bằng đôi khi còn kéo dài hơn so với việc thi bằng lái xe A1.

Thời gian chờ đợi nhận giấy phép lái xe A1 khi mất là 02 tháng như vậy là quá lâu, do đó tôi không khai báo mất bằng mà tôi học bằng A1 mới có được không?

Bạn có giấy phép lái xe A1 mới bằng vật liệu PET mới và tra cứu có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc thì bạn sẽ không thể học lại giấy phép lái xe hạng A1. Do đó bạn bắt buộc phải chờ để cấp lại GPLX.

Nếu bạn có giấy phép lái xe cũ từ năm 2002 trở về trước thì bạn có thể đăng ký học lại GPLX A1 tại đây ?

Lệ phí để cấp lại giấy phép lái xe hạng A1 là bao nhiêu?

Theo quy định lệ phí xin cấp lại giấy phép lái xe cũng bằng tiền làm bằng lái xe là 135.000 đồng.

Địa điểm xin cấp lại giấy phép lái xe A1 ở đâu?

Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. Nếu hợp lệ Sở GTVT sẽ cấp lại giấy phép lái xe cho bạn theo như lịch hẹn.

Dưới đây là danh sách địa chỉ các sở giao thông vận tải các địa phương nơi bạn có thể tới để làm thủ tục cấp lại giấy phép lái xe :

Tên :

Địa Chỉ :

Sở GTVT AN Giang Số 1 lý thường kiệt, Phường Mỹ ĐÌnh, Tp Long Xuyên, An Giang
Sở GTVT Bình Dương Tầng 1, Tháp B, tòa nhà trung tâm hành chính Bình Dương
Sở GTVT Bình Phước 682 – Quốc lộ 14 – Tân phú – Đồng Xoài – Bình Phước
Sở GTVT Bình Thuận 239 Trần Hưng Đạo, Phan Thiết, BT
Sở GTVT Bình Định 08 Lê Thánh Tông- tp. Quy Nhơn- BĐ
Sở GTVT Bạc Liêu Số 9 Nguyễn Tất Thành – phường 1- Tp Bạc Liêu
Sở GTVT Bắc Giang Tầng 1, Khu A, Khu liên cơ quan tỉnh BG
Sở GTVT Bắc Kạn Số 5 đường Trường Chinh, thị xã Bắc cạn
Sở GTVT Bắc Ninh 11 Phi Ỷ Lan-Suối Hoa-Tp.BN
Sở GTVT Cao Bằng Số 83 Xuân Trường- Hợp Giang
Sở GTVT Cà Mau Số 269 Trần Hưng Đạo, phương 5 – Tp. Cà Mau
Sở GTVT Cần Thơ Số 1B Trần Hữu Hành, An Hội, Ninh Kiều
Sở GTVT Gia Lai Số 10 Trần Hưng Đạo, Pleiku
Sở GTVT Hà Giang Số 380 đường Nguyễn Trãi – tp. HG
Sở GTVT Hà Nam Đinh Tiên Hoàng, Thanh Châu, tp. Phủ Lý
Sở GTVT Hà Tĩnh 143 đường Hà Huy Tập- Tp. HT
Sở GTVT Hòa Bình Tổ 1, phường Đồng Tiến, tp. HB
Sở GTVT Hưng Yên Đường Quảng Trường- P. Hiền Nam-tp. HY
Sở GTVT Hải Dương Số 79, đường Bạch Đằng – Tp HD
Sở GTVT Hải Phòng Số 1, Cù Chính Lan, Minh Khai, Hồng Bàng
Sở GTVT Lào Cai Tầng 1 khối 7 đại lộ Trần Hưng Đạo – Phường Nam Cường – Tp. LC
Sở GTVT Lạng Sơn Số 8A,Hùng Vương, Chi Lăng
Sở GTVT Đà Nẵng 24 Trần Phú, Hải Châu, TP. ĐN
GTVT TPHCM 63 Lý Tự Trọng, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh
Tổng cục đường bộ VN Ô D20 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, HN

Còn một số Sở giao thông vận tải nữa…mình sẽ cập nhật thêm cho các bạn. nếu không thấy sở GTVT tại khu vực mình bạn có thể comment bên dưới để mình đưa lên.

Hi vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho bạn trong trường hợp Mất giấy phép lái xe A1.

Từ khóa:

  • Mất giấy phép lái xe A1
  • mất bằng lái xe máy
  • mất bằng lái xe A1
  • bằng lái xe máy mất
  • mất bằng lái xe phải làm như thế nào
  • mất bằng lái xe máy làm lại ở đâu

Bạn có thể tham khảo thêm :