Xe 150cc chạy tối đa bao nhiêu km h?

Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông, trong đó có xe mô tô, xe gắn máy được quy định trong Điều 6 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, cụ thể như sau:

  • Xe gắn máy di chuyển trong khu vực đông dân cư, có thể đi tốc độ 60km/h nếu ở đường đôi, đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên. Xe có thể đi tốc độ tối đa 50 km/h nếu lưu thông trên đường 2 chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới.
  • Xe gắn máy di chuyển ngoài khu vực đông dân cư, nếu là đường đôi, đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên thì được phép đi tốc độ tối đa 70km/h. Còn nếu đi trên đường chỉ có một làn đường xe cơ giới thì tốc độ tối đa là 60km/h.

Điều 9 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định tốc độ tối đa cho phép của xe mô tô, xe gắn máy trên đường cao tốc là không quá 120 km/h.

Xe 150cc chạy tối đa bao nhiêu km h?

Xe máy lưu thông trên đường nên đi đúng tốc độ cho phép, vượt quá tốc độ tối đa sẽ bị phạt.

Nếu chạy quá tốc độ cho phép, người lái sẽ bị phạt hành chính theo quy định, cụ thể:

  • Xe vượt quá tốc độ tối đa cho phép từ 5 đến 10 km/h sẽ bị phạt tiền từ 300.000 – 400.000 VNĐ.
  • Xe vượt quá tốc độ cho phép từ 10 – 20 km/h sẽ bị phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 VNĐ
  • Xe vượt quá tốc độ từ 20km/h trở lên sẽ bị phạt từ 4 đến 5 triệu đồng.

Bên cạnh đó, người lái xe vượt quá tốc độ cho phép có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong vòng 2 đến 4 tháng.

Điều 5 của Thông tư này còn quy định xe mô tô, xe gắn máy phải giảm tốc độ khi gặp một số trường hợp cụ thể như: đi qua đoạn đường có cảnh báo nguy hiểm hoặc cảnh báo có chướng ngại vật; đường bị hạn chế tầm nhìn; đi qua đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đi qua đường tránh, đường vòng; đi qua đường có địa hình quanh co; đi qua đường ngầm, hầm chui; khi lên dốc, xuống dốc…

Xe đi qua các khu vực trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng, khu vực chợ, nhà máy, đường đang thi công, khu vực xảy ra tai nạn giao thông cũng cần phải giảm tốc độ.

Người lái xe cũng nên đi chậm lại khi muốn cho xe sau chạy vượt, xe trước có tín hiệu xin qua đường, gặp xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ, xe chở hàng hóa nguy hiểm… Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa lớn, sương mù, mặt đường trơn trượt, lầy lội… người lái xe cũng cần giảm tốc độ để đảm bảo an toàn.

Xem thêm: 6 bí quyết đổ xăng tiết kiệm ‘thuộc nằm lòng’ được bật mí từ ‘dân chuyên’

Khoảng cách giữa hai xe máy là bao nhiêu thì mới coi là an toàn khi tham gia giao thông?

Không có cách nào để đo lường khoảng cách giữa hai xe máy khi cùng tham gia giao thông trên một tuyến đường. Nhưng người lái có thể quan sát và ước lượng bằng mắt thường để đảm bảo không xảy ra va chạm giữa các xe.

Xe 150cc chạy tối đa bao nhiêu km h?

Khoảng cách giữa 2 xe không đủ an toàn sẽ dễ gây ra va chạm và tai nạn giao thông.

Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về khoảng cách an toàn giữa 2 xe khi tham gia giao thông, cụ thể:

  • Xe đi qua đoạn đường có biển báo ‘Cự ly tối thiểu giữa hai xe’ thì phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.

  • Trong điều kiện đường khô ráo, chạy tốc độ 60km/h thì cần giữ khoảng cách với xe phía trước tối thiểu 35m; chạy 60-80km/h thì giữ khoảng cách 55m; lái xe tốc độ 80-100km/h thì cần giữ khoảng cách tối thiểu là 70m; còn nếu lái tốc độ 100-120km/h thì phải giữ khoảng cách 100m với xe phía trước.

  • Nếu đi trên đường có mật độ xe đông, người lái có thể căn cứ vào tình hình giao thông thực tế mà tự ước lượng khoảng cách an toàn với xe phía trước, tránh trường hợp va chạm.

  • Trường hợp lưu thông trên đường khi đang mưa, có sương mù, đường trơn trượt, tầm nhìn hạn chế… thì cần điều chỉnh khoảng cách an toàn lớn hơn trị số ghi trên biển báo ‘Cự ly tối thiểu giữa hai xe’ hoặc lớn hơn trị số được quy định khoảng cách đối với mặt đường khô ráo nêu trên.

Nếu không giữ khoảng cách an toàn giữa 2 xe khi tham gia giao thông, người điều khiển xe có thể bị phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể:

  • Xe máy không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe đi trước, hoặc không giữ khoảng cách an toàn theo quy định của biển báo ‘Cự ly tối thiểu giữa hai xe’, sẽ bị phạt 100.000 – 200.000 VNĐ.

  • Xe máy không giữ khoảng cách an toàn giữa 2 xe, gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt 4-5 triệu đồng.

Trên đây là những quy định chung về tốc độ tối đa và khoảng cách an toàn mà xe mô tô, xe gắn máy cần tuân thủ khi tham gia giao thông, người lái xe cần nắm rõ để tránh bị phạt khi vô ý sai phạm hoặc gây ra va chạm, tai nạn đáng tiếc.

Theo quy chuẩn, xe 2 bánh sử dụng động cơ dung tích xylanh từ 50cm3 trở lên là môtô (còn gọi là xe máy), được chạy tốc độ tối đa 50-70km/h tùy theo loại đường - Ảnh: TTO

Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới vừa được Bộ Giao thông vận tải ban hành, có hiệu lực từ 15-10 tới nhưng nhiều người vẫn còn băn khoăn về tốc độ tối đa được phép của xe máy.

Điều 8 thông tư quy định tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc) là không quá 40km/h. Nhiều người hiểu nhầm rằng quy định trên là áp dụng cho xe máy theo cách hiểu thông thường là xe 2 bánh gắn động cơ đốt trong sử dụng xăng mà đa số người dân sử dụng hiện nay.

Tuy nhiên, theo đại diện Bộ GT-VT, cách hiểu như trên là không chính xác khi gộp chung các loại xe 2 bánh gắn động cơ thành xe máy. 

Theo điều 3.40 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ (QCVN:41/2016/BGTVT - gọi tắt là quy chuẩn 41), xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có 2 bánh hoặc 3 bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50km/h. Nếu dẫn động bằng động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50cm3 (50 phân khối).

Với môtô, điều 3.39 quy định: Môtô (còn gọi là xe máy) là xe cơ giới 2 hoặc 3 bánh và các loại xe tương tự di chuyển bằng động cơ có dung tích xylanh từ 50cm3 trở lên (trên 50 phân khối), tải trọng bản thân xe không quá 400kg đối với xe máy 2 bánh hoặc khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ 350-500kg đối với xe máy 3 bánh.

Khái niệm này không bao gồm xe gắn máy đã nêu ở trên.

Tốc độ của môtô (xe máy) được thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định như sau: tốc độ tối đa ở đường trong khu vực đông dân cư là 60km/h đối với đường đôi (đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách giữa), đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên; tối đa 50 km/h với đường 2 chiều (đường có cả 2 chiều đi và về trên cùng một phần đường chạy xe, không được phân biệt bằng giải phân cách giữa), đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới.

Với đường ngoài khu vực đông dân cư, môtô được chạy tốc độ tối đa 70km/h trên đường đôi, đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên; tối đa 60 km/h đối với đường 2 chiều, đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới.

Theo quy định của thông tư 31/2019/TT-BGTVT, đường bộ trong khu vực đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành, nội thị xã, nội thị trấn (gọi chung là đường đô thị) và những đoạn đường có đông dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn giao thông; được xác định bằng biển báo hiệu là đường qua khu đông dân cư.

Về tốc độ xe gắn máy, quyết định số 05/2007/QĐ-BGTVT ban hành tháng 2-2007 quy định: tối đa 40km/h trên đường trong khu vực đông dân cư; tối đa 50km/h với đường ngoài khu vực đông dân cư.

Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự được chạy tốc độ tối đa xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40km/h.

Thông tư 31/2019/TT-BGTVT được Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 29-8-2019, có hiệu lực từ 15-10 tới, giữ nguyên quy định của thông tư 91/2015/TT-BGTVT.

Theo thông tư 31/2019/TT-BGTVT, cơ quan có thẩm quyền được phép đặt biển báo tốc độ tối đa linh hoạt theo chiều đường, theo từng khung thời gian trên một con đường và có thể cho phép chạy vượt tốc độ tối đa trên từng đoạn đường.

Xe 150cc chạy tối đa bao nhiêu km h?
Đề xuất giảm tốc độ tối đa trong đô thị xuống 50km/h

TTO - Theo quy định hiện hành, ôtô, môtô được chạy tốc độ tối đa là 60km/h trong khu vực đông dân với đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới.