Viết về cuốn sách mà em tâm đắc nhất

Đề bài: Viết về cuốn sách mà em thích

Mục Lục bài viết:
1. Dàn ý chi tiết
2. Bài mẫu số 1
3. Bài mẫu số 2
4. Bài mẫu số 3

Viết về cuốn sách mà em thích

I. Dàn ý Viết về cuốn sách mà em thích (Chuẩn)

1. Mở bài:

Giới thiệu khái quát về cuốn sách mà em thích

2. Thân bài:

* Nguồn gốc của cuốn sách:- Sách của tác giả nào?

- Sách được xuất bản vào ngày tháng năm nào, do đơn vị nào xuất bản?

* Đặc điểm hình thức bên ngoài cuốn sách- Kích thước, hình dáng, độ dày của cuốn sách

- Màu sắc và đặc điểm trang bìa của cuốn sách

* Đặc điểm nội dung của cuốn sách- Nội dung cuốn sách nói về cái gì?

- Những nhân vật hay câu chuyện nào có trong cuốn sách?

* Giá trị của cuốn sách:- Cuốn sách có ý nghĩa như thế nào?

- Cuốn sách dạy cho em điều gì?

* Em sử dụng cuốn sách như thế nào?- Em thường đọc sách vào những ngày nghỉ và sau khi làm xong bài tập- Sau khi đọc sách lại cất gọn gàng trên giá sách

- Thường xuyên lau dọn và lau bụi cho sách

3. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của em về cuốn sách

II. Bài văn mẫu Viết về cuốn sách mà em thích (Chuẩn)

1. Viết về cuốn sách mà em thích, mẫu số 1 (Chuẩn)

Em có một quyển sách rất muốn giới thiệu với các bạn, đó chính là cuốn truyện tranh về danh nhân thế giới có tên là "Su-tơ". Cuốn sách đã mang lại cho em nhiều cảm xúc khó tả, hơn hết đó là biết hy sinh và cố gắng cống hiến để giúp đỡ mọi người.

Đây là cuốn sách truyện tranh dành cho lứa tuổi thiếu niên, của tác giả Han Kyeol, dịch sang tiếng việt bởi Nguyễn Thị Thắm và được tái bản lần thứ 16 vào năm 2020 bởi nhà xuất bản Kim Đồng. Nét nổi bật của cuốn sách chính là kích thước nhỏ nhắn, trang bìa cứng cáp và sáng bóng. Trên trang bìa là hình vẽ hoạt hình về nhân vật Su-tơ, trên tay Su-tơ cầm mảnh bản đồ của Châu Phi, cánh tay đeo băng rôn hình chữ thập biểu thị cho bác sĩ. Bên cạnh đó là hình ảnh vợ Su-tơ tay cầm kim tiêm, những người dân đang khốn khổ vì dịch bệnh ở khu vực Châu Phi. Nội dung cuốn sách nói về chỉ số EQ trong nhân vật Su-tơ cũng như nhiều các danh nhân khác. Khác với IQ là chỉ số thông minh, EQ là chỉ số về suy nghĩ, tấm lòng, quyết tâm và sự lao động, kiên trì. Truyện bao gồm 6 chương: Chú bé nhân hậu, Con đường học tập đúng đắn, Dấu chữ thập định mệnh, Đến rừng rậm nhiệt đới Châu Phi, Su-tơ trong chiến tranh, Sứ giả nhân ái. Điều khiến em ấn tượng sâu sắc nhất chính là lòng thương cảm, nhân ái của Su-tơ dành cho những người da đen ở Châu Phi đang bị đói rét và đủ loại bệnh tật hoành hành. Ông sẵn sàng từ bỏ sự nghiệp đang phơi phới về triết học, thần học mà chuyển sang học Y suốt 6 năm ròng để có thể đi đến Châu Phi tình nguyện cứu trợ, chữa bệnh. Ông không ngại gian khổ, thiếu thốn và dịch bệnh, cố gắng cống hiến và hy sinh để có tiền xây bệnh viện, mua thuốc chữa bệnh. Su-tơ không chỉ được nhận giải Nobel hòa bình mà thực sự trở thành sứ giả của lòng nhân ái.

Nhân vật Su-tơ đã dạy cho em biết phải có lòng nhân ái, thương yêu với tất cả mọi người và lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết để vươn lên, vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, hướng đến những điều tốt đẹp.

2. Viết về cuốn sách mà em thích, mẫu số 2 (Chuẩn)

Chúng ta ai cũng có tuổi thơ, đó là quãng thời gian quý giá và thuần khiết nhất của cuộc đời. Và em đã cất cho mình một tấm vé đặc biệt để sau này khi lớn lên có thể trở về kỉ niệm tuổi thơ của mình. Đó chính là cuốn "Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ" của tác giả Nguyễn Nhật Ánh.

Tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã quá quen thuộc đối với các độc giả lứa tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt các tác phẩm sách truyện của ông rất gần gũi với tâm sinh lí lứa tuổi học trò. Cuốn "Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ" cũng vì thế mà được lưu hành rất rộng rãi, thuộc top sách bán chạy và được tái bản rất nhiều lần. Có nhiều nhà xuất bản nhưng em thích đọc nhất là bản của Nhà xuất bản Trẻ. Trên trang bìa là một màu xanh giống như nền xanh của bầu trời, nơi mỗi khi ta ngước lên lại thầm có ước mơ, hy vọng và mong muốn. Hình ảnh chiếc máy bay giấy tuổi thơ tái hiện cho em khoảng thời gian vô tư, hồn nhiên và tràn ngập tiếng cười. Sẽ chẳng có phương tiện hay hình thức vận tải nào phù hợp hơn máy bay giấy và những kỉ niệm để có thể đưa ta trở về tuổi thơ. Cuốn truyện có tổng cộng 12 chương xoay quanh cuộc sống những năm tháng tuổi thơ và tình bạn dễ thương của 4 bạn nhỏ. Đọc sách khiến em nhớ về tất cả những trò chơi ngày bé như bịt mắt bắt dê, nhảy dây,... nhìn thấy chính bản thân mình ở trong đó với sự thật thà, ngây ngô, có cả dại dột và ước mơ trong lòng. Em đã đọc đi đọc lại rất nhiều lần nhưng mỗi lần đọc kỉ niệm tuổi thơ như cơn gió ùa về, mọi thứ như vừa mới xảy ra. Chúng ta không thể trách thế hệ trẻ bây giờ không có tuổi thơ như ngày xưa mà phải trách rằng chính người lớn không thể tạo ra môi trường giống như xưa. Nếu cho trẻ lựa chọn giữa chơi trò chơi dân gian cùng bạn bè và xem điện thoại chắc chắn chúng vẫn sẽ chọn chơi với đám bạn. Nhưng chúng ta lại tặc lưỡi không muốn cho con ra ngoài chơi mà lại đưa điện thoại cho con "tự giải trí".

"Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ" là một cuốn sách hay mà các bạn cũng như các phụ huynh nên đọc một lần. Nó sẽ là quà tặng rất ý nghĩa cho con em cũng như bạn bè của chúng ta. Hãy cùng nhau xây dựng một tuổi thơ thật đẹp và ý nghĩa.

3. Viết về cuốn sách mà em thích, mẫu số 3 (Chuẩn)

Em thích đọc sách, đọc truyện từ hồi còn học lớp 2, những cuốn sách, cuốn truyện của em chất cao trên giá sách theo năm tháng. Có những cuốn em đã tặng hoặc cho đi, nhưng có những cuốn sách em vẫn luôn muốn giữ lại. Một trong số đó là cuốn "Hachiko chú chó đợi chờ".

Lần đầu tiên em đọc cuốn sách này đã rất xúc động và ấn tượng, sau đó em lại được xem phim về chính chú chó trong cuốn sách, chính vì thế mà cảm xúc của em về cuốn sách là rất sâu đậm. Tác giả của cuốn sách là Luis Prat (nằm trong danh mục sách của tổ chức Thư viện Thanh thiếu niên quốc tế). Trang bìa cuốn sách chính là hình vẽ minh họa về chú chó Hachiko, Hachiko là một giống chó akita của Nhật Bản. Với cách trình bày bằng màu nước rất đẹp chắc chắn sẽ đọng lại trong người đọc những sắc màu khó phai. Cuốn sách kể về cuộc sống và tình cảm, sự trung thành của chú chó Hachiko dành cho người chủ của mình. Giáo sư Eisaburo Ueno là chủ của Hachiko, khi chủ còn sống, Hachiko hàng ngày theo ông đến nhà ga tiễn ông đi làm, đều đặn 5 giờ chiều lại đến nhà ga đón ông trở về. Nhưng rồi giáo sư qua đời, Hachiko thì không biết điều đó, chú chó vẫn làm công việc của mình, chờ chủ trong mòn mỏi bất kể mưa nắng không thiếu một ngày nào trong suốt 10 năm. Sự trung thành của chú chó khiến Hachiko trở thành biểu tượng cho lòng trung thành ở đất nước Nhật Bản, trở thành chú chó nổi tiếng nhất thế giới. Từng câu chuyện của Hachiko khiến con tim em lay động, những hàng nước mắt vẫn không thể kìm được mỗi lần đọc sách.

Em tin dù là người mạnh mẽ đến đâu cũng sẽ phải rung động khi đọc cuốn sách này. Sau khi đọc cuốn sách em đã nuôi một chú chó, em rất yêu quý nó và cũng đặt cho nó cái tên Hachiko, đến nay chú chó đã gần 5 tuổi.

-------------------HẾT---------------------

Qua những bài văn trên, các bạn không chỉ được tham khảo cách viết bài văn ngắn về chủ đề "cuốn sách mà em thích" mà còn được biết đến với nhiều cuốn sách hay và bổ ích. Nếu có thời gian hãy tìm đọc sách nhé. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm bài văn về chủ đề khác như Viết đoạn văn về an toàn giao thông, Viết về tình cảm gia đình, Viết về một truyện ngắn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam mà anh (chị) yêu thích, Hãy viết về mùa thu.

Những bài mẫu Viết về cuốn sách mà em thích sẽ chia sẻ với các em những cuốn sách có nội dung đặc sắc, ý nghĩa. Các em hãy cùng tham khảo để có thêm những gợi ý về hình thức và nội dung cho bài viết chia sẻ về cuốn sách mà mình yêu thích nhất.

Thuyết minh về một dụng cụ học tập mà em thích Viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc Tả một cây hoa Thuyết minh về một cuốn sách Tả quyển sách tiếng Việt 5, tập 2 Tổng hợp các mẫu kệ sách, giá sách đẹp

John Updike nhà văn Mỹ, sinh năm 1932 tại Reading, tiểu bang Pennsylvania. Tốt nghiệp đại học Harvard, ra làm phóng viên, viết phê bình cho tờ The New Yorker. Ông viết nhiều bài phê bình văn học đề cập tới tác phẩm của nhiều nhà văn châu Âu, trong đó có Esterhazy Petar và Konrad Gyorgy. Năm 1957 ông rời khỏi The New Yorker, trở thành nhà văn tự do. Tiểu thuyết đầu tay xuất bản năm 1958, mang nhan đề The Poorhouse Fair ( Phiên chợ nhà nghèo). Ông là nhà văn viết khỏe đến kinh ngạc, đã cho ra đời hơn 60 đầu sách. Bộ tiểu thuyết Rabbit (Thỏ) đã được ông viết liên tục trong ba mươi năm, kể từ năm 1960, những loạị sách với nhân vật [Henry] Bech, phiên bản của chính nhà văn, cũng rất nổi tiếng. Dù đề cập tới những chủ đề không thay đổi, nhưng trong văn nghiệp lâu dài của mình, ông đã đưa vào sáng tác dấu ấn phong cách của thế hệ trẻ, tiếp tục đưa khả năng diễn đạt văn xuôi đến những cấp độ tinh tế. Sáng tác ở nhiều thể loại, ông còn là một nhà thơ và cây bút tiểu luận xuất sắc.          “Đây là một nghề hết sức lành mạnh”, khi đọc bài này em cảm nhận được rằng nghề nào cũng là nghề, không phân biệt nên làm việc nghèo hay giàu mà là do ở bản thân chúng ta mà thôi. Mỗi người mỗi công việc đó là do mình chọn, chúng ta nên tự hào về việc làm của chúng ta. Ví dụ như nếu không có các cô chú lao công thì các con đường , các cơ quan, công ty và trường học có được sạch đẹp hay không. Các con đường, các cơ quan, công ty và trường học nếu như không có các cô, chú thì liệu rằng có sạch đẹp không. Chúng ta hãy sống và thông cảm cho nhau chứ đừng nghĩ những công việc như lao công, quét rác, đi nhặt rác là những công việc dơ bẩn, hãy đặt mình vào vị trí của họ và suy nghĩ cho họ thử một lần. Đối với em thì công việc nào cũng là một công việc tốt. Chỉ có những việc trộm cắp, bắt cóc, buôn lậu là những việc làm chúng ta không nên noi theo, nếu làm theo những việc đó thì chúng ta sẽ đi đến con đường đầy tội lỗi và sai trái. Bất cứ ai, bất cứ công việc nào thì mọi người cần xem trọng và suy nghĩ cho nhau.           Cũng giống như John Updike ban đầu ông dự định trở thành họa sĩ vẽ truyện tranh. Ông ấy rất thích biếm họa và truyện tranh, chính vì thế ông đã làm vài ba cái. Ông muốn nuôi hoài bão này đến tận năm mười lăm tuổi. Nhưng mẹ ông lại là người viết văn nhưng thực sự thì mẹ ông không thành công. Nhiều lần ngồi quan sát mẹ viết ở nhà, ông viết vài đoạn minh họa cho truyện tranh, những khổ hài hước đó là hoạt động văn học của ông ấy. Tuy ban đầu ông dự định sẽ trở thành họa sĩ vẽ truyện tranh nhưng rồi sau khi ông thấy mẹ mình viết văn ông đã viết theo và hoạt động văn học của ông bắt đầu từ đó. Nói chung thì mỗi người sẽ có những suy nghĩ khác nhau và chúng ta cần chọn một công việc phù hợp với sức của mình và một công việc mà mình hằng mơ ước, công việc mà mình yêu thích. Các công việc lao công, quét rác, đi nhặt rác không phải là công việc dơ bẩn mà nếu như không có những người đó thì nơi mọi người ở, trên các con đường, các cơ quan, công ty và trường học có được xanh – sạch – đẹp. Chúng ta nên biết ơn họ và cảm thông cho họ.

        Em rất thích quyển sách “Thế giới là một trang sách mở” vì qua đó em rút ra được nhiều bài học bổ ích, những điều hay lẽ phải. Giúp em hiểu thêm phần nào về cuộc sống của chúng ta.

Tác giả: Nguyễn Huỳnh Thanh Thảo
Lớp 8A10