Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

viết đoạn văn ngắn [ 5-7 dòng ] nêu cảm nghĩ của em về nhân vật dế mèn trong tác phẩm "bài học đường đời đầu tiên".

Các câu hỏi tương tự

2 đoạn văn mẫu lớp 6

Download.vn muốn giới thiệu Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nghĩ về một nhân vật trong Bài học đường đời đầu tiên hoặc Ông lão đánh cá và con cá vàng.

Đoạn văn cảm nhận về một nhân vật

Hy vọng với 2 đoạn văn mẫu dưới đây, các bạn học sinh lớp 6 sẽ có thêm ý tưởng cho bài viết của mình. Mời tham khảo nội dung chi tiết trong tài liệu.

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn [khoảng 5 - 7 dòng] nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên hoặc Ông lão đánh cá và con cá vàng, trong đoạn văn có sử dụng chủ ngữ là cụm từ. Xác định chủ ngữ là cụm từ trong đoạn văn đó. 

Đoạn văn cảm nghĩ về một nhân vật trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên

Khi đọc đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, người đọc sẽ cảm thấy ấn tượng với nhân vật Dế Mèn. Chàng dế ấy rất khỏe mạnh, cường tráng. Dế Mèn sống tự lập từ lúc còn rất nhỏ. Hàng ngày, chú ta đi chu du khắp nơi, đi đến đâu cũng làm cho những con vật nhỏ bé sợ hãi. Đặc biệt là người hàng xóm của Dế Mèn - Dế Choắt. Cậu ta là một chú dế gầy gò, ốm yếu. Bởi vậy mà Dế Mèn đã luôn có thái độ trịch thượng, coi thường Choắt. Một hôm, Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thương tâm của Dế Choắt. Sau đó, Dế Mèn đã nhận ra bài học đường đời đầu tiên quý giá.

Câu mở rộng: Chàng dế ấy rất khỏe mạnh, cường tráng. [Cụm danh từ: Chàng dế ấy]

Cảm nghĩ về một nhân vật - Ông lão đánh cá và con cá vàng

Trong “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, nhân vật ông lão đánh cá đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. Con người lương thiện ấy đã sẵn sàng thả con cá vàng về biển khi nghe thấy lời cầu xin. Tuy cuộc sống nghèo khổ, nhưng ông vẫn không vì thế mà nảy sinh lòng tham muốn cá vàng đền đáp. Nhưng ông lão cũng là một con người quá nhu nhược. Dù bà vợ độc ác hết lần này đến lần khác mắng mỏ, đưa ra những yêu cầu vô lí. Ông vẫn chỉ biết lẳng lặng làm theo, không hề có chút phản kháng. Như vậy, nhà văn Puskin đã xây dựng nhân vật ông lão đánh cá trở thành một hình tượng giàu tính nhân văn, đại diện cho cái thiện, lòng tốt của con người. Tuy nhiên nhân vật này cũng là một lời nhắc nhở chúng ta về sự nhu nhược trong cuộc sống.

Câu mở rộng: Con người lương thiện ấy đã sẵn sàng thả con cá vàng về biển khi nghe thấy lời cầu xin. [Cụm danh từ: con người lương thiện ấy]

Những bài văn mẫu lớp 6

Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa sẽ được giới thiệu trong sách Ngữ văn lớp 6, Kết nối tri thức với cuộc sống. Trong truyện, nhà văn Thạch Lam đã xây dựng rất nhiều nhân vật trẻ em.

Cảm nhận về 1 nhân vật trẻ em trong Gió lạnh đầu mùa

Sau đây, Download.vn mời bạn đọc đến với Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nhận về một nhân vật trẻ em trong Gió lạnh đầu mùa. Hy vọng có thể giúp ích cho học sinh trong quá trình học tập về tác phẩm này.

Đề bài: Có nhiều nhân vật trẻ em xuất hiện trong truyện Gió lạnh đầu mùa. Hãy viết một đoạn văn [khoảng 5 - 7 câu] trình bày cảm nhận về một nhân vật mà em thấy thú vị. 

Cảm nhận về một nhân vật trẻ em trong Gió lạnh đầu mùa

Khi đọc truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật Sơn. Đó là một cậu bé hòa đồng, thân thiện. Nếu mấy đứa em họ của Sơn đều “kiêu kì và khinh khỉnh” với bọn trẻ con ở khu chợ thì Sơn và chị Lan vẫn thân mật chơi đùa cùng. Đặc biệt nhất, khi thấy Hiên - một cô bạn có gia cảnh nghèo khó, Sơn đã nghĩ đến việc đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên mặc. Điều đó thể hiện Sơn là một cậu bé biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè. Qua nhân vật Sơn, nhà văn Thạch Lam đã đem đến cho bạn đọc bài học ý nghĩa về tấm lòng nhân ái.

Đoạn văn mẫu số 2

Trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, nhân vật Sơn đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Sơn là một cậu bé thân thiện, tốt bụng và giàu tình cảm. Điều đó được nhà văn khắc họa qua nhiều chi tiết. Khi mẹ và người vú nhắc đến đứa em gái đã mất, Sơn cảm thấy thương em và nhớ em. Nếu mấy đứa em họ của Sơn đều “kiêu kì và khinh khỉnh” với bọn trẻ con ở khu chợ thì Sơn vẫn tỏ ra dễ gần, thân thiện với chúng. Đặc biệt nhất, khi thấy Hiên - một cô bạn có gia cảnh nghèo khó làm cậu nhớ đến em gái. Sơn đã động lòng thương, nghĩ đến việc sẽ đem chiếc áo bông cũ của em cho Hiên. Điều đó thể hiện Sơn là một cậu bé biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè. Nhân vật Sơn tuy chỉ là một đứa trẻ nhưng đã đem đến một bài học về tấm lòng nhân ái.

Đoạn văn mẫu số 3

Nhân vật Sơn trong Gió lạnh đầu mùa đem đến nhiều ấn tượng. Nhà văn Thạch Lam đã xây dựng Sơn là một cậu bé thân thiện, tốt bụng và giàu tình cảm. Cậu được sinh ra trong một gia đình khá giả, nhận được tình yêu thương của mọi người xung quanh. Nhưng không vì thế mà cậu trở nên kiêu ngạo hay xa cách. Đối với bọn trẻ con trong xóm - Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc, Sơn vẫn thường xuyên chơi cùng, và tỏ ra thân thiết chứ không hề coi thường, xa cách. Đặc biệt nhất là hành động của Sơn đối với bé Hiên. Khi thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn cảm thấy thương xót cho con bé. Cậu chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Có thể thấy rằng, nhân vật Sơn đã thể hiện được những giá trị nhân văn cao đẹp mà tác giả muốn gửi gắm.

Cảm nhận về 1 nhân vật trong Gió lạnh đầu mùa - Hiên

Đoạn văn mẫu số 1

Trong truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa”, người đọc sẽ cảm thấy ấn tượng với hình ảnh Hiên. Cô bé sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Mẹ Hiên làm nghề mò cua bắt ốc kiếm ăn qua ngày nên không có tiền may áo ấm cho con. Hiên chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Tuy vậy, cô bé vẫn nhận được tình yêu thương của người mẹ, cũng như sự đồng cảm của chị em Sơn. Chiếc áo mà Hiên nhận được gửi gắm tấm lòng nhân ái, thảo thơm. Nhà văn Thạch Lam đã khắc họa nhân vật Hiên để gửi gắm một bài học ý nghĩa.

Đoạn văn mẫu số 2

Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa gợi cho người đọc ấn tượng sâu sắc về cô bé Hiên. Hiên sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Mẹ Hiên làm nghề mò cua bắt ốc kiếm ăn qua ngày nên không có tiền may áo ấm cho con. Cô bé chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Khi đọc đến đây, chắc hẳn bạn đọc sẽ cảm thấy xót xa cho bé Hiên. Nhưng cô bé không cô đơn, mà nhận được tình yêu thương của chị em Sơn. Lan và Sơn đã quyết định đem chiếc áo của em Duyên cho Hiên. Chiếc áo mà Hiên nhận được gửi gắm tấm lòng nhân ái, thảo thơm. Hiên hiện lên là một cô bé đáng thương, nhưng em không bất hạnh. Vì Hiên luôn có tình yêu thương của người mẹ tảo tần, và cả tình yêu thương của chị em Sơn.

Cảm nhận về 1 nhân vật trong Gió lạnh đầu mùa - Chị Lan

Đoạn văn mẫu số 1

Trong Gió lạnh đầu mùa xuất hiện khá nhiều nhân vật trẻ con, nhưng tôi cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật Lan - chị gái của Sơn. Lan được khắc họa trong truyện là một cô bé đảm đang, tháo vát. Lan dậy từ sớm cùng mẹ ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống, giúp mẹ lấy thúng áo ra cho em mặc…Không chỉ vậy, cô bé còn là một người giàu tình yêu thương. Đối với em trai, cô bé hết mực yêu thương: là người gọi em dậy mỗi buổi sớm, an ủi động viên em... Còn với trẻ con trong xóm, Lan luôn hòa đồng và thân thiết. Khi nhìn thấy Hiên đứng ở xa mà không đến chơi cùng, Lan đã gọi Hiên lại, hỏi thăm rất chân thành. Khi nghe em trai đề nghị đem chiếc áo bông cho Hiên, Lan cũng đồng ý và còn hăm hở chạy về nhà lấy. Qua nhân vật này, nhà văn Thạch Lam đã gửi gắm đến người đọc bài học về tình yêu thương.

Đoạn văn mẫu số 2

Nhân vật Lan - chị gái của Sơn đã để lại ấn tượng sâu sắc cho tôi khi đọc truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa. Chị Lan được khắc họa trong truyện là một cô bé đảm đang, tháo vát. Hình ảnh Lan dậy từ sớm cùng mẹ ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống, giúp mẹ lấy thúng áo ra cho em mặc… đã khiến người đọc thấy được điều đó. Nhưng cảm động hơn cả, Lan còn có một trái tim nhân hậu. Đối với em trai, chị luôn hết mực yêu thương. Chị Lan là người gắn bó với Sơn nhất trong gia đình. Với trẻ con trong xóm chợ, Lan luôn hòa đồng và thân thiết. Chính chị Lan cũng là người phát hiện ra Hiên đang đứng ở xa mà không đến chơi cùng mọi người. Chị Lan đã gọi Hiên lại, hỏi thăm rất chân thành. Khi nghe em trai đề nghị đem chiếc áo bông cho Hiên, Lan cũng đồng ý và còn hăm hở chạy về nhà lấy. Ở nhân vật chị Lan vừa có nét ngây thơ hồn nhiên của một đứa trẻ, vừa có nét đảm đang tháo vát của một cô gái mới lớn.

Văn bản Điều không tính trước kể câu chuyện về một lần tức giận, thậm chí có ý nghĩ muốn đánh nhau của nhân vật “tôi” dành cho người bạn của mình nhưng sau đó lại được hóa giải bằng một cuốn sách đã khiến nhiều độc giả bất ngờ. Nhưng hơn hết, cách ứng xử và hành vi của nhân vật Nghi đã gây ấn tượng mạnh với nhiều độc giả, trong đó có cả em.

Trong cuộc đời, chúng ta sẽ có rất nhiều người bạn, có những người chỉ vô tình lướt qua, nhưng cũng có những người sẽ trở nên thân thiết, tri kỉ, cũng có những người khiến ta cảm phục, yêu mến. Nhưng hơn hết, là những người bạn luôn bao dung, độ lượng với khuyết điểm và giúp ta sửa chữa. Nghi chính là một người bạn như thế. Nghi, “tôi” và Phước là những người bạn cùng học, cùng tham gia đá bóng với nhau. Xích mích chỉ xảy ra khi Nghi không công nhận bàn thắng của “tôi” và Phước, và cả hai đội cãi nhau về luật việt vị. Thế nhưng, cách hành xử của Nghi sau đó đã khiến “tôi” và Phước nguôi ngoai, cả ba lại khoác vai nhau như những người bạn thân thiết.

Đầu tiên, em thấy Nghi là một người bạn rất vô tư và rộng lượng, không chấp nhặt. Cùng cãi cọ, xô xát trên trận bóng, trong khi Phước và “tôi” rất hậm hực, tức tối, không phục và khăng khăng cho rằng bản thân mình mới là người đúng, thậm chí còn chuẩn bị sẵn vũ khí để đánh nhau thì hành động của Nghi hoàn toàn khiến chúng ta bất ngờ. Nghi đi tìm “tôi”, nhưng không phải để phân bua, cãi cọ hay tệ hơn nữa là… đánh nhau. Nghi mang theo một cuốn sách, không hề tính toán chuyện to tiếng trên sân bóng, chỉ thủng thỉnh buông một câu: “Đây là cuốn luật bóng đá của anh tao. Cho mày mượn đọc để mai mốt đá bóng mình khỏi phải cãi nhau nữa!”. Hành vi trái ngược hoàn toàn với “tôi” và Phước đã cho thấy sự rộng lượng của Nghi, không hề tức giận, hậm hực hay bất mãn. Nghi đã bỏ qua cho sự sai luật và cãi cọ vô lý của đối phương để giúp các bạn hiểu được luật đá bóng đúng. Đó là điều mà không phải một cậu bé mười hai, mười ba tuổi nào cũng có thể làm được, đa số ở độ tuổi này, các cậu bé thường xốc nổi, bồng bột và khó bỏ qua cái sai của người khác. Nhưng Nghi đã không hề tính toán gì với Phước và “tôi”, còn đưa sách để mọi người học được luật đúng, không để xảy ra tranh chấp trong những trận bóng tiếp theo. 

Bên cạnh đó, Nghi còn là một người bạn chân thành, tích cực và vui vẻ. Khi gặp Phước và “tôi”, không hề nhắc nhiều tới trận bóng và lỗi sai của đội bạn, mà rủ mọi người đi xem phim một cách vô tư. Sự chân thành, tích cực của Nghi đã truyền động lực tới Phước và “tôi”, hóa giải được tâm trạng bực bội và bức bối của hai người bạn. Nghi đã lan tỏa lòng yêu thương, chân thành và tích cực của mình tới mọi người. Điều đó còn thể hiện Nghi là một người giàu lòng yêu thương và vị tha, một người bạn đáng quý.

Bạn bè là những người luôn ở bên cạnh và giúp đỡ, nâng đỡ ta những lúc khó khăn, yếu đuối hay hoạn nạn. Và hình ảnh của Nghi trong tác phẩm đã đọng lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm và những tình cảm. Nghi là một người bạn chân thành, vô tư, đáng mến và giàu tình thương, lan tỏa tinh thần tích cực đến mọi người.

Video liên quan

Chủ Đề