Vì sao phải thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục cho ví dụ

Bài 2:

Phóng to
Liệu sẽ không còn những gương mặt thí sinh đầy lo âu, căng thẳng trước kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng? - Ảnh: Ng.Công Thành
TT - Chỉ nói riêng về sách giáo khoa [SGK] đã thấy rõ điều này. Các gia đình nghèo cho con đi học đã khó, lo được SGK là cả một vấn đề vì SGK đắt quá, mỗi năm phải mua mới.

Chưa bình đẳng về cơ hội học tập

Các nước văn minh, giàu có cũng chỉ cho HS thuê, mượn SGK chứ không bắt buộc phải mua như ta. Như thế làm sao khuyến khích HS nghèo đi học? Đó là chưa nói sách liên tục sửa chữa, thay đổi; trong một gia đình, sách của anh học rồi không chuyển lại cho em dùng được, rất phí phạm.

Rồi còn bao nhiêu khoản tốn kém khác, nhà nghèo làm sao chịu đựng nổi! Với cách thi cử, đánh giá, tuyển sinh kiểu này, dù có chính sách cử tuyển gì cũng chẳng bù được thiệt thòi cho người nghèo và dân cư các vùng xa, vùng cao.

Đương nhiên không nên và không thể đòi hỏi công bằng tuyệt đối ngay, nhưng cũng phải thấy chính sách của ta còn quá nhiều thiếu sót để đảm bảo công bằng, tức là bình đẳng cho mọi người về cơ hội học tập và thành đạt.

Để gian dối phát triển: tai họa khôn lường

Ai cũng thấy rõ là so với mấy chục năm trước, hiện nay thói gian dối trong xã hội và nhà trường của ta rất trầm trọng. Trước kia không đến nỗi như bây giờ. Học trò gian lận trong thi cử; thầy giáo, cán bộ quản lý giáo dục [GD] dối trá khi báo cáo thành tích; tệ tham nhũng nặng nề trong xã hội...

Như thế sản phẩm GD làm sao tốt được. Một giáo sư nước ngoài đã từng đến VN năm 1975, giờ trở lại có dịp vào một lớp đang thi đã thốt lên chưa bao giờ bà được mục kích nhiều sự gian dối tập trung trong một thời gian ngắn và một không gian hẹp như vậy! Muốn hiện đại hóa - công nghiệp hóa đất nước, muốn cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh phải trừ tận gốc nạn gian dối, tham nhũng.

Thời đại hội nhập mà làm ăn mất chữ tín là mất hết. Còn muốn cạnh tranh mà không có ý tưởng mới, không có sáng tạo, chỉ chuyên bắt chước mù quáng thì làm sao cạnh tranh nổi. Cho nên có hai thứ mà nhà trường của ta, xã hội ta chưa GD tốt cho thanh thiếu niên là: trung thực và sáng tạo. Tôi nghĩ hãy khoan nói đến chuyện gì cao xa hơn, chỉ lo cho tốt hai điểm đó cũng đã là thành công lớn lắm rồi.

Với việc thi cử được cải cách căn bản để không còn áp lực tiêu cực như hiện nay, các lớp học thêm sẽ dần dần bớt đi hay mất hẳn mà HS vẫn được học đầy đủ trong chính khóa, không phải học thêm lu bù, sẽ có điều kiện học tập bình thường, dành nhiều thì giờ tự học và vui chơi, nghỉ ngơi, nhờ đó kết quả học tập sẽ tốt hơn.

Còn thầy giáo sẽ có thời gian suy ngẫm cải tiến chuyên môn, tự học hoặc học thêm để nâng cao trình độ, tiến lên dạy được lớp cao hơn, góp phần tăng khả năng phát triển qui mô GD, đáp ứng nhu cầu học tập bức thiết của xã hội.

Lo cho thầy giáo: ưu tiên số 1 để vực dậy giáo dục

Trong tình hình hiện nay, muốn vực GD lên phải có những biện pháp đủ mạnh từ trên mới thắng được sức ỳ. Nếu cần chọn một giải pháp đột phá cho toàn ngành GD [và cho cả khoa học vì GD đại học liên quan chặt chẽ với khoa học], tôi nghĩ trước hết đến chính sách đối với thầy giáo.

Vì sao? Vì yếu tố quyết định nhất đối với chất lượng GD suy cho cùng là đội ngũ thầy giáo. Có thầy tốt mới có thể thực hiện được mọi biện pháp chấn hưng, cải cách, hiện đại hóa GD. Mà muốn có thầy tốt và thầy tốt phát huy được tác dụng thì cần có chính sách đúng đắn với nhà giáo. Ở đâu và bao giờ cũng vậy, chính sách đầu tiên quan trọng nhất là chính sách tiền lương và sử dụng, bồi dưỡng.

Phần lớn những nhếch nhác, tiêu cực trong GD thật ra đều phát sinh từ những bất cập trong chính sách này. Sở dĩ nạn dạy thêm, học thêm phát triển tràn lan là do đã có thời lương thầy giáo quá thấp, trong khi đó nhiều chủ trương sai lầm về thi cử [như thi theo bộ đề thi] thúc đẩy nhu cầu học thêm, luyện thi để đi thi, nhân đó nhiều thầy giáo cấp III phổ thông, đại học mở lớp dạy thêm, luyện thi, rồi từ cấp III phong trào lan xuống cấp II, cấp I.

Ở đại học thì luyện thi đại học, rồi dạy liên kết, dạy “sô”... cứ thế những nguồn thu nhập ngoài lương ngày càng tăng, vượt xa lương gốc nhiều lần. Đó là quá trình các thầy giáo, do tình thế bắt buộc, phải tự tạo ra một phương thức thích nghi để giữ vững và tiếp tục phát triển GD.

Vì vậy, hoàn toàn không nên trách cứ giáo viên, mà nên thấy đó là hậu quả của việc thiếu trách nhiệm trong việc đảm bảo điều kiện tối thiểu cho thầy giáo làm nhiệm vụ của mình.

Cái giá phải trả cho việc thiếu trách nhiệm đó quá lớn, vì cuối cùng thì Nhà nước và nhân dân vẫn phải chi ra một khoản tài chính đủ để đảm bảo đời sống cho giáo viên, nhưng lại phân phối khoản tài chính đó theo một phương thức kỳ lạ, tạo ra những nếp dạy và học lạc hậu bất bình thường mà hậu quả là nền GD bị tha hóa, một bộ phận biến chất thành hoạt động kinh doanh trục lợi, làm lu mờ lý tưởng cao đẹp của GD và để lại nhiều di chứng sẽ còn ảnh hưởng lâu dài sau này.

Chẳng hạn, do chính sách đó cho nên dạy thêm, học thêm đã thành một nếp rất khó bỏ, mặc dù đối với nhiều thầy giáo dạy thêm đã không còn là nhu cầu bức bách mưu sinh. Vấn đề hiện nay là thu nhập thực tế của đa số giáo viên tuy đã tạm đủ, song cơ cấu thu nhập ấy hoàn toàn không khuyến khích giáo viên làm tốt công việc của mình trong các giờ chính khóa.

Như vậy, việc cấp bách là cần điều chỉnh chế độ sử dụng và cơ cấu thu nhập để giải phóng giáo viên khỏi những lớp dạy thêm và các việc phụ khác, có thể tập trung dạy tốt trong chính khóa mà vẫn được bảo đảm mức thu nhập đầy đủ.

Tốt nhất là cải cách chế độ tiền lương sao cho lương trở thành thu nhập chính đủ bảo đảm mức sống tương đối. Trong tình hình ngân sách nhà nước không thể cấp đủ nguồn tài chính thực hiện chế độ lương đó, trước mắt có thể đặt ra một khoản học phí chính thức để bổ sung vào nguồn tài chính trả lương.

Khoản học phí này không được nhiều hơn mức phí trung bình gồm tổng số tất cả các khoản đóng góp mà thực tế hiện nay HS phải trả, đồng thời phải có chính sách học bổng thiết thực cho HS nghèo và trong diện cần nâng đỡ.

Khi ấy tất cả việc học tập sẽ tập trung vào chính khóa, nếu cần thì giảm tải chương trình để chỉ những giờ chính khóa [dĩ nhiên được dạy chu đáo] cũng đủ để thực hiện hết chương trình mà không cần tăng tiết, dạy thêm.

Tin bài liên quan:

* Chấn hưng giáo dục - mệnh lệnh từ cuộc sống * Những việc cần làm ngay! * 2005: năm chấn hưng giáo dục

GS HOÀNG TỤY

Giải pháp thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục ở Việt NamTS. Nguyễn Ngọc SơnTrường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà NộiBảo đảm công bằng xã hội nói chung và công bằng trong lĩnh vực giáo dục nói riêng là mộtmục tiêu phát triển của Việt Nam. Thực hiện mục tiêu này trong quá trình hội nhập khu vực vàquốc tế, đặc biệt sau khi gia nhập WTO đặt ra nhiều thách thức đối với Việt nam. Bài viết nàynghiên cứu về công bằng xã hội trong giáo dục, những vấn đề còn tồn tại và giải pháp nhằmthực hiện công bằng xã hội trong giáo dục ở Việt Nam.1. Công bằng xã hội trong giáo dụcCông bằng xã hội trong giáo dục luôn được coi là một nội dung quan trọng của chính sách pháttriển giáo dục và phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. “Chiến lược pháttriển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010” chỉ rõ: “Thực hiện công bằng xã hội tronggiáo dục, tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học hành. Nhà nước và xã hội có cơ chế, chínhsách giúp đỡ người nghèo học tập, khuyến khích những người học giỏi phát triển tài năng”.Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, do có sự phânhóa xã hội nên bao giờ cũng có sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực, các vùng, cácdân tộc và giữa nam và nữ. Do đó khi xem xét công bằng xã hội trong giáo cần tập trung xemxét sự khác biệt giữa các khu vực, giữa các vùng, giữa các nhóm xã hội, giữa nam và nữ vàgiữa các dân tộc trong việc tiếp cận dịch vụ giáo dục ở các cấp học khác nhau.Biểu hiện quan trong nhất của sự công bằng trong giáo dục là đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng vềcơ hội học tập cho mọi người dân phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, thể hiện ở việc đảmbảo khả năng tiếp cận chuẩn tối thiểu về giáo dục cho tất cả mọi người không phân biệt nhómxã hội hay địa bàn sinh sống, đồng thời khuyến khích việc thực hiện các hoạt động giáo dục ởmức cao hơn chuẩn cho các nhóm có điều kiện trong khuôn khổ quy định của pháp luật; là việctạo ra những cơ hội như nhau cho những người có khả năng ngang nhau để sự thành đạt tronggiáo dục chỉ phụ thuộc vào năng lực phấn đấu của mỗi cá nhân. Như vậy, việc thực hiện côngbằng xã hội trong giáo dục không chỉ thể hiện nguyên tắc cống hiến ngang nhau, hưởng thụngang nhau mà còn mang đậm tính chất nhân đạo.2. Những quan điểm, chính sách của nhà nước và những tồn tại trong việc đảm bảo côngbằng xã hội trong giáo dục ở Việt NamLuật giáo dục 2005 là cơ sở pháp lý và định hướng cho việc xây dựng định hướng chính sáchgiáo dục của đất nước. Trong Luật giáo dục 2005 nêu rõ: “Nâng cao tính công bằng xã hộitrong giáo dục và tăng thêm cơ hội học tập cho nhân dân, đặc biệt là các đối tượng hưởngchính sách xã hội, con em gia đình nghèo”. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 –2010 và Kế hoạch hành động Giáo dục cho mọi người cũng nhấn mạnh đến việc nâng cao côngbằng xã hội trong giáo dục và tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo, trẻ em1có hoàn cảnh khó khăn. Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Xây dựngxã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thườngxuyên, học suốt đời. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Đẩymạnh xã hội hóa; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triểngiáo dục. Các chính sách về công bằng xã hội trong giáo dục còn được đề cập trong “Văn kiệnĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X”, Chiến lược tăng trưởng toàn diện và xóa đói giảm nghèo2001 – 2010”, Kế hoạch hành động giáo dục 2003 – 2015”. Một số chính sách về đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục của Việt Nam:- Các chính sách để đảm bảo chuẩn tối thiểu trong giáo dục bao gồm chính sách xóa mù chữvà phổ cập giáo dục. Năm 1991, Quốc hội đã thông qua Luật phổ cập tiểu học, trong đóquy định “Nhà nước thực hiện chính sách phổ cập tiểu học bắt buộc từ lớp 1 đến hết lớp 5đối với tất cả trẻ em có độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi”. Nhà nước cũng đã ban hành Chỉ thị 01 –HĐBT “về công tác xóa mù chữ” và thành lập Ủy ban quốc gia chống nạ mù chữ. Bộ Giáodục và Đào tạo ra quyết định về việc “ban hành quy định kiểm tra, đánh giá và công nhậnphổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi”.- Các chính sách hỗ trợ vùng miền. Hiến pháp năm 1992, Chiến lược phát triển giáo dục giaiđoạn 2001 – 2010, Kế hoạch hành động quốc gia về giáo dục cho mọi người 2003 – 2015nêu rõ: Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên đảm bảo phát triển giáo dục miền núi, cácvùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn. - Các chính sách hỗ trợ về tài chính bao gồm chính sách học bổng, học phí và tín dụng đềcập đến chính sách học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đàotạo công lập. Mặc dù hệ thống giáo dục Việt Nam đã dựa nhiều hơn vào học phí, songkhoảng cách về đi học giữa người giàu và người nghèo vẫn tiếp tục được thu hẹp Ngànhgiáo dục đang tiếp tục nỗ lực đảm bảo sao cho chất lượng trường học đối với các trẻ em lànhư nhau, bất kể điều kiện về kinh tế - xã hội của các em như thế nào.- Chính sách bình đẳng giới trong giáo dục được đề cập trong Kế hoạch hành động quốc giavề giáo dục cho mọi người, trong đó nhấn mạnh đến việc đảm bảo quyền học tập cho trẻem gái…Việc thực hiện đồng bộ các chính sách nêu trên đã mang lại kết quả đáng khích lệ trong việcthực hiện công bằng xã hội trong giáo dục Việt Nam. Trong những năm qua công bằng xã hộitrong giáo dục cơ sở về cơ bản được đảm bảo, giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số có nhữngchuyển biến tích cực, đã thành lập gần 250 trường dân tộc nội trú và hơn 100 trường bán trú.Cả nước đã hoàn thành công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và đang thực hiện phổcập trung học cơ sở. Gần 93% dân cư từ 15 tuổi trở lên biết chữ; số năm đi học trung bình đạt7,3, chỉ số phát triển giáo dục cho mọi người [EDI] đạt 0,914 xếp hạng 64 trên 127 nước. Vềcơ bản nước ta đã đạt được sự bình đẳng nam nữ trong giáo dục cơ sở với chỉ số giới trong giáodục [GEI] đạt 0,925. 2Mặc dầu đã đạt được những thành tựu nêu trên, nhưng nhìn chung việc thực hiện công bằng xãhội trong giáo dục vẫn đang còn những tồn tại như: phạm vi đối tượng giáo dục không baotrùm hết lên mọi đối tượng dân cư, khả năng trang trải cho dịch vụ giáo dục của người nghèocòn thấp, đặc biệt là khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục của trẻ em gái nghèo, của người dântộc vùng sâu vùng xa đang còn rất hạn chế. Dưới đây là một sô biểu hiện cụ thể ở các cấp học:Ở cấp học giáo dục mầm nonCùng với xu hướng xã hội hoá giáo dục mầm non, sự khác biệt trong tỷ lệ nhập học rất lớn, thểhiện khả năng tiếp cận dịch vụ nhà trẻ của trẻ em nghèo kém hơn nhóm trẻ em không nghèo.Nếu thời kỳ 1992-1993 tỷ lệ nhập học nhà trẻ của nhóm người giàu nhất cao gấp 1,12 lần sovới nhóm người nghèo nhất, thì tới thời kỳ 1997-1998 con số này lên tới 3,34 lần, thời kỳ2002-2003, khoảng cách này có giảm còn 2,57 lần và năm 2004 giảm còn 2,24 lần. Các bé gáicon nhà nghèo lại càng chịu thiệt thòi nhiều hơn với các khoảng cách lần lượt là 1,33 lần, 3,71lần và 2,75 lần. [Bảng 1]. Bảng 1: Tỷ lệ trẻ em đến nhà trẻ đúng tuốiNhóm thu nhập1992 1997 2002 2004TS Nam Nữ TS Nam Nữ TS Nam Nữ TSTổng số 5,57 5,78 5,36 4,29 3,85 4,71 10,05 10,40 9,63 13,04Nghèo nhất 5,45 6,74 4,42 0,77 1,06 0,52 3,95 4,09 3,79 7,53Cận nghèo nhất 5,59 5,88 5,26 1,67 1,21 2,15 8,10 9,17 6,82 10,89Trung bình 6,27 6,45 6,03 2,63 3,11 2,12 8,31 7,89 8,78 11,74Gần giàu nhất 4,31 3,09 5,36 10,09 9,01 12,65 12,85 13,07 12,58 16,56Giàu nhất 6,25 5,43 7,14 14,34 11,47 17,48 25,87 25,96 25,75 22,24Nguồn: ĐTMSHGĐ 1992-1993, 1997-1998, 2002-2003 và năm 2004Theo Bảng 1 khả năng tiếp cận giáo dục mần non của trẻ em thành thị cao hơn rất nhiều so vớitrẻ em nông thôn, tỷ lệ đi học nhà trẻ và mẫu giáo đúng tuổi ở thành thị tương ứng là 21,84 %và 65,74 %, trong khi tỷ lệ tương ứng của khu vực nông thôn là 10,24 % và 46,47%. Cấp học THCS và THPTTheo số liệu của Bộ GD&ĐT đến tháng 12/2006 cả nước đã có 64/64 tỉnh thành đều đạt chuẩnquốc gia về mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Đây là một trong những thành tựu rất lớn củaViệt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Tuy nhiên khi xem xét chuẩn quốcgia về chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, có thể nhận thấy diện nằm ngoài chuẩn cònchiếm một tỷ lệ khá lớn. Khả năng tiếp cận giáo dục, càng lên cấp học cao, càng khó khăn hơnđối với người nghèo. 3Hình 2: Tỷ lệ đi học theo cấp học và theo nhóm thu nhậpNguồn: Tác giả tính toán từ Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2004Theo hình trên ta thấy khoảng cách phân hoá giàu nghèo càng lớn khi cấp học càng cao. Vàtrong những giai đoạn thay đổi cơ cấu kinh tế xã hội và cơ chế chính sách như thời kỳ 1997-1998 thì nhóm người nghèo phải chịu những tác động xấu hơn so với nhóm người khôngnghèo. Vẫn còn một khoảng cách khá lớn về tỷ lệ học sinh giữa bộ phận dân nghèo nhất và bộphận dân giàu nhất ở cả hai bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông. Hơn nữa chênh lệchvề tỷ lệ học sinh giữa các dân tộc thiểu số và dân tộc kinh vẫn còn cao. Ở bậc trung học cơ sởchỉ có 54,18 % trẻ em các dân tộc thiểu số đến trường so với 75,46% trẻ em người Kinh vàngười Hoa. Khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục thông qua tỷ lệ đi học đúng tuổi được thể hiện trong bảng2. Theo bảng 2 ta thấy có sự khác biệt đáng kể trong việc tiếp cận dịch vụ giáo dục tiểu học,trung học cơ sở và trung học phổ thông giữa các nhóm ngũ vị phân trong xã hội. Đối với cấphọc tiểu học tỷ lệ nhập học đúng tuổi của nhóm giàu nhất là 90,77 %, trong khi của nhómnghèo nhất là 88,54% năm 2004. Đặc biệt, tỷ lệ nhập học đúng tuổi cấp học trung học cơ sở vàtrung học phổ thông có sự chênh lệch rất lớn giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhât. Trong khi tỷlệ nhập học đúng tuổi cấp THCS và THPT của nhóm giàu nhất là 81,93 và 64,01 thì của nhómnghèo nhất chỉ có 60,69 và 26,26. Theo số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 1993, 1998,2002 và 2004 tỷ chênh lệch trong việc tiếp cận giáo dục ở tất cả các cấp tiểu học, trung học cơsở và trung học phổ thông đã giảm giữa các nhóm thu nhập từ năm 2002 đến 2004. Tuy nhiênkhoảng này này vẫn đang còn còn khá cao giữa các nhóm [hình 2, 3 và 4]. Một trong những lýdo của sự khác biệt này là chi phí cơ hội của việc đứa trẻ đến trường. Lợi ích dài hạn của giáodục không thể bù đắp được những tổn thất về thu nhập ngắn hạn. Nguyên nhân phi tài chínhgây trở ngại cho việc tiếp cận dịch vụ giáo dục của trẻ em nghèo là việc đi học xa, khó khăntrong phương tiện đi lại, vấn đề ngôn ngữ đối với trẻ em dân tộc thiểu số và chương trình giảngdạy bị coi là không phù hợp. Riêng đối với nhóm trẻ em nghèo ở thành thị những vấn đề liênquan đến hộ khẩu cũng tác động không nhỏ đến khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục của ngườinghèo. 4Bảng 2: Tỷ lệ đi học đúng tuổi ở các cấp Theo phần trămTiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông93 98 02 04 93 98 02 04 93 98 02 04Cả nước86,7 91,0 90,1 88,54 30,1 61,7 72,1 72,21 7,2 28,6 41,8 43,30Nghèo nhất72,0 81,9 84,5 85,11 12,1 33,6 53,8 60,69 1,1 4,5 17,1 26,26Cận nghèo nhất87,0 93,2 90,3 88,40 16,6 53,0 71,3 70,90 1,6 13,3 34,1 38,70Trung bình90,8 94,6 91,9 90,20 28,8 65,5 77,6 74,96 2,6 20,7 42,6 44,32Cạn giàu nhất93,5 96,0 93,7 90,96 38,4 71,8 78,8 79,03 7,7 36,4 53,0 50,28Giàu nhất95,9 96,4 95,3 90,77 55,0 91,0 85,8 81,93 20,9 64,3 67,2 64,01Người kinh và Hoa90,6 93,3 92,1 89,91 33,6 66,2 75,9 75,47 7,9 31,9 45,2 47,24Các dân tộc thiểu số63,8 82,2 80,0 81,81 6,6 36,5 48,0 54,18 2,1 8,1 19,3 22,75Thành thị96,6 95,5 94,1 90,43 48,5 80,3 80,8 79,25 17,3 54,5 59,2 60,40Nông thôn84,8 90,6 89,2 88,10 26,3 69,9 69,9 70,56 4,7 22,6 37,7 39,56Nguồn: Số liệu điều tra mức sống hộ gia đình 1993, 1998, 2002 và 2004Hình 2: Tỷ lệ đi học đúng tuổi ở các cấp tiểu học theo nhóm thu nhập Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu ĐTMSHGĐ 1993, 1998, 202 và 2004Hình 3: Tỷ lệ đi học đúng tuổi ở cấp THCS theo nhóm thu nhập Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu ĐTMSHGĐ 1993, 1998, 202 và 20045Hình 4: Tỷ lệ đi học đúng tuổi ở cấp THPT theo nhóm thu nhậpNguồn: Tác giả tính toán từ số liệu ĐTMSHGĐ 1993, 1998, 2002 và 2004Nói tóm lại, vẫn còn tồn tại trong việc thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, cụ thể là:- Tiếp cận không đồng đều tới dịch vụ giáo dục và sự khác nhau đáng kể về các chỉ số kết quả.Phạm vi đối tượng dịch vụ giáo dục không bao trùm hết bộ phận dân cư nghèo nhất. Các sốliệu phân tích ở trên cho thấy với tỷ lệ đi học đúng tuổi thì khoảng cách giữa người giàu vàngười nghèo nhất hoặc không được rút ngắn hoặc còn giảm chậm.- Khả năng trang trải các dịch vụ giáo dục của người nghèo còn thấp và thực tế đang giảmxuống. Trong lĩnh vực giáo dục chi phí đi học trực tiếp và gián tiếp càng làm tăng khoảng cáchtiếp cận đặc biệt đối với trung học cơ sở và cao hơn. - Khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em nông thôn đang còn thấp hơn nhiều so với trẻ em ởthành thị, đặc biệt là cấp học mầm non và THPT. Hơn nữa khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dụccủa trẻ em gái vẫn còn thấp hơn so với trẻ em trai, đặc biệt là đối với khu vực nông thôn vàvùng sâu, vùng xa.- Với việc thực hiện chính sách ngày học hai buổi ở cấp tiểu học đã làm cho trẻ em nghèo bịthiệt thòi trong việc tiếp cận giáo dục có chất lượng cao, vì số giờ dạy thêm không được trả từkinh phí nhà nước mà từ phần đóng góp của phụ huynh học sinh.3. Giải pháp nhằm thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục ở Việt Nama. Định hướng lại vai trò của Nhà nước và tăng cường chi tiêu cho các dịch vụ giáo dục Phân bổ lại tài chính cho các dịch vụ xã hội cơ bản, trong đó bao gồm gia tăng tài chính chogiáo dục để giúp cải thiện chất lượng của các dịch vụ này. Với nguồn lực về tài chính và tổchức còn hạn chế, cả hai vấn đề tăng cường phân bổ tài chính cũng như tăng cường năng lực tổchức chỉ là hiện thực nếu như có việc định hướng lại vai trò của nhà nước đối với các dịch vụxã hội cơ bản Hiện nay, tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục nhìn chung đã giúp cho Việt Namngang hàng với các nước khác có cùng trình độ phát triển. Tuy nhiên, mức chi tuyệt đối chogiáo dục cơ bản vấn còn thấp hơn so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia.6Trong thời gián tới Chính phủ Việt Nam cần giảm trợ cấp cho giáo dục đại học đồng thời vớiviệc tăng trợ cấp cho giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Cách tiếp cận khác là tăng chi theomục tiêu hoặc theo đầu ra, vì theo cách phân bổ ngân sách theo quy mô học sinh như hiện naythì các vùng khó khăn thậm chí còn được nhận ngân sách cho giáo dục phổ thông thấp hơn cácvùng giàu có hơn. Tăng chi tiêu công theo mục tiêu cho những khâu yếu nhất trong chuối cungcấp dịch vụ - các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa là hết sức quan trọng.b. Giải quyết tình trạng thiếu khả năng chi cho giáo dục của người nghèoTrong quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh và giảm đói nghèo đối với 20% hộ gia đình đang vậtlộn để thoát khỏi đói nghèo, trẻ em rất hạn chế tới trường vì phải làm việc để đóng góp vào thunhập của gia đình. Tăng chi tiêu cho các dịch vụ xã hội cơ bản sẽ làm tăng khả năng tiếp cậncủa người nghèo, phụ nữ và trẻ em, với ý nghĩa chúng là các dịch vụ quan trọng nhất và quantrọng nhất đối với nhóm dân cư này. Trong nội bộ ngành Giáo dục, đang có sự chuyển hướngchi tiêu tập trung cho giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, đây là biện pháp tốt nhất để gia tăngkhả năng tiếp cận giáo dục cho người nghèo. Vì vậy, chiến lược cơ bản là cần phải tăng cườngsự tài trợ của Trung ương cho các cấp thấp hơn cho hệ thống giáo dục, đặc biệt là ở các vùngnghèo, làm giảm “xã hội hóa” chi phí đối với cấp tiểu học và trung học cơ sở, mà thay thế vàođó bằng việc tài trợ ngân sách nhiều hơn cho các cấp học đó. Đặc biệt cần phải đưa ra cách tiếpcận mới để mở rộng phạm vi thụ hưởng của các nhóm đặc biệt như những người nhập cưkhông đăng ký hộ khẩu, người tàn tật. c. Mở rộng phạm vi và tăng chất lượng giáo dục ở những vùng nghèo nhấtNhư là một nguyên tắc cơ bản, những vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa đang đối mặt với nhữngthách thức đặc biệt, cần phải tăng cường nguồn lực cũng như sử dụng các mô hình khác nhau.Tăng sự trợ giúp tài chính cho các tỉnh tương đối nghèo là hết sức cần thiết. Hơn nữa, đầu tưvào nâng cao chất lượng và tăng cường nguồn nhân lực cơ sở - những giáo viên, đội ngũ quảnlý giáo dục là một trong những cách tiếp cận cốt lõi. Một số biện pháp khởi đầu đang đượcthực hiện để tăng cường đội ngũ giáo viên người dân tộc ở những tỉnh nghèo nhất là rất phùhợp và cần mở rộng trong vòng mười năm tới. Bên cạnh việc quan tâm đến khía cạnh cung cấpdịch vụ cơ bản cũng phải quan tâm đến cầu giáo dục của người nghèo. Các nhóm khó tiếp cậnnhư dân tộc thiểu số ở miền núi, người nghèo sẽ chỉ hoàn thành tiếp cận với giáo dục cơ bảnkhi họ thấy được lợi ích thực sự với con cái và gia đình mình.d. Cải thiện đào tạo và khuyến khích cung cấp dịch vụ cơ sởThành tựu giáo dục và kết quả học tập có thể suy giảm do các nhà cung cấp dịch vụ giáo dụckhông thực hiện đúng chức năng của mình. Mặc dù phần lớn các giáo viên đều cố gắng thựchiện các công việc của mình một cách tận tâm, nhưng tại các vùng sâu, vùng xa vẫn còn thiếugiáo viên trầm trọng. Có thể nhận thấy động cơ thúc đẩy và năng lực của các nhà cung cấp dịchvụ giáo dục còn kém. Có nhiều bước để giúp quản lý nguồn nhân lực một cách hữu hiệu hơn.Bước đầu tiên là xem xét lại phương pháp và chương trình đang áp dụng cho đối tượng này.7Các biện pháp cần phải mang tính thực tế hơn so với hiện nay. Nên khuyến khích các hình thứcđào tạo khác ở các vùng sâu, vùng xa. Hơn nữa cần phải cải thiện về lâu dài chất lượng củangười cung cấp dịch vụ giáo dục và cần được thực hiện bằng cải cách tiền lương. Nói chunglương còn thấp so với trung bình trong xã hội. Tuy vậy, phải thấy rằng cải thiện chính sách tiềnlương về lâu dài trong điều kiện bị hạn chế ngân sách nhà nước hiện nay cũng cần duy trì vàtrong một số trường hợp phải mở rộng chi cho các yếu tố ngoài lương.e. Xã hội hóa giáo dục và khuyến khích, điều tiết tham gia của khu vực ngoài nhà nướctrong cung cấp dịch vụXóa hội hóa giáo dục là một giải pháp quan trọng nhằm tận dụng mọi nguồn lực vào thực hiệncác mục tiêu xã hội, trong đó có mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và tăngcường khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục cho người nghèo.Trước tiên cần hiểu xã hội hóa giáo dục là làm cho toàn bộ xã hội hiểu đúng hiện trạng củagiáo dục, mục tiêu phấn đấu của nó, những trở ngại và thách thức, cũng như vai trò đặc biệtcủa giáo dục trong việc làm cho dân giàu nước mạnh, để đóng góp trí tuệ, để đóng góp sức lựcvà tiền cho giáo dục, hình thành môi trường thuận lợi phát triển giáo dục.Đa dạng hóa các loại hình giáo dục, hệ thống các trường lớp và các con đường học tập nhưphát triển các trường ngoài công lập ở những nơi có điều kiện và các cấp bậc học thích hợp,mở rộng các hình thức đào tạo không tập trung, đào tạo từ xa, đảm bảo tính liên thông giữa cácnhánh, các luồng của hệ thống giáo dục …có ý nghiã đặc biệt quan trọng trong việc tạo cơ hộicho mọi người dân có thể lựa chọn cách học phù hợp với nhu cầu, hoàn cảnh và khả năng củamình.f. Lồng ghép dân số vào quá trình kế hoạch hóa [KHH] phát triển giáo dục và định hướnglại chương trình dân sốNhư đã phân tích ở trên những bất lợi liên quan đến giáo dục là mang tính nhiều mặt và thường làkết quả của mối quan hệ tác động qua lai giữa các yếu tố dân số - phát triển. Như vậy công tácKHH để thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ về giáo dục nhấn mạnh việc giải quyết những khácbiệt bằng việc chú trọng vào đạt được những tiến bộ về bình đẳng giới, về bình đẳng trong cơ hộivà thụ hưởng dịch vụ giáo dục phổ cập của trẻ em trong hộ gia đình giữa các nhóm thu nhập, dântộc và vị trí địa lý. Việc lồng ghép dân số vào KHH phát triển là một bộ phận hữu cơ quan trọngvà là yếu tố hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân, mỗi gia đìnhvà toàn xã hội.Việc thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục chỉ có thể được thực hiện trên cơ sởmột quan điểm đúng đắn, một chiến lược khoa học và đồng bộ, những giải pháp thiết thực vớinhững kế hoạch hành độngkhả thi. Hướng tới công bằng xã hội trong giáo dục cũng có nghĩalà hướng tới quan điểm phát triển mà Việt Nam đã lựa chọn:“ Phát triển nhanh, hiệu quả vàbền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội”.8Tài liệu tham khảo1. Báo cám giám sát toàn cầu về GDCMN 2005, Giáo dục cho mọi người – Yêu cầu khẩnthiết về chất lượng, UNESCO năm 2005.2. Báo cáo chung của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàngThế giới, Việt Nam quản lý chi tiêucông để tăng trưởng và phát triển,Tập 1 và 2, NXN Tài chính năm 2005.3. Báo cáo giám sát toàn cầu về GDCMN 2007, UNESCO xuất bản4. Báo cáo phát triển thế giới từ năm 1998 đến 2007 của WB5. Báo cáo phát triển Việt Nam từ năm 2000 đến 20076. Bộ Kế hoạch đầu tư và UNDP, Việt Nam hướng đến năm 2010, Tuyển tập báo cáo phốihợp nghiên cứu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các chuyên gia quốc tế và Việt Nam,NXB Chính trị quốc gia 2001.7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quỹ dân số Liên hợp quốc, Cơ sở lý luận về dân số - phát triển vàlồng ghép dân số vào kế hoạch hóa phát triển, Dự án VIE P14, 2005.8. Chiến lược phát triển giáo dục Việt nam giai đoạn 2001 – 2010.9. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010.10. Chiến lược Tăng trưởng toàn diện và Xóa đói giảm nghèo 2001 – 2010.11. Điều tra mức sống hộ gia đình năm 1992, 1998, 2002 và 2004, Tổng cục thống kê.12. Kế hoạch hành động quốc gia về Giáo dục cho mọi người giai đoạn 2003 – 2015.13. PGS.TS. Trần Xuân Cầu và Ths. Ngô Quỳnh An, Đánh giá khả năng tiếp cận đối với ngườinghèo, Tạp chí Kinh tế Phát triển tháng 10/2006.14. TS. Võ Thị Ánh Tuyết, Nghiên cứu giải pháp nhằm thực hiện công bằng xã hội trong giáodục – đào tạo ở Việt Nam giai đoạn hiện nay, Đề tài cấp bộ, Viện nghiên cứu phát triểngiáo dục.9

Video liên quan

Chủ Đề