Vì sao người trong một nước phải thương nhau cùng


Về mặt tình cảm: Người cùng chung một nước có cùng chung một nguồn gốc lịch sử, cùng

chung một tổ tiên, nói cùng một thứ tiếng mẹ đẻ, cùng phong tục tập qn khơng khác gì

anh em trong một nhà.

Về mặt lí trí: Khơng ai có thể sống lẻ loi trong xã hội được mà phải hòa nhập vào cộng đồng,

phải có bổn phận nghĩa vụ đối với nhau cùng nhau gắn bó, đồn kết để đưa đất nước tiến lên.

Đây là cách sống, là đạo lí truyền thống của dân tộc ta từ ngàn xưa.

Nhờ tình tương thân tương ái đó mà dân tộc đã vượt qua biết bao gian khổ từ lúc dựng nước

giữ nước, đoàn kết, yêu thương, đùm bọc nhau trong chiến đấu chống giặc thù, đoàn kết, yêu

thương đùm bọc nhau khi trong nước có thiên tai lũ lụt. Chính nhờ tinh thần lá lành đùm lá

rách, miếng khi đói bằng gói khi no của người trong một nước nên đất nước ta, dân tộc ta

mới đứng vững vàng cho đến hôm nay.

Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện, tự giác thì mới là

nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Nó vừa thể hiện nhân cách đạo đức của con người vừa là nền

tảng xây dựng xã hội tốt đẹp.



3. Kết bài

Câu ca dao mãi mãi là một bài học giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người. Tình cảm yêu

thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cần được phát huy ngày càng mạnh mẽ để cùng nhau xây

dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp.



Bài văn mẫu bài viết số 6 lớp 7 đề 2

Bài văn mẫu bài viết số 6 lớp 7 đề 2

Bài mẫu 1

Từ lâu người Việt đã có truyền thống yêu thương đùm bọc lẫn nhau, truyền thống đó càng được

thể hiện rõ nếu một cá nhân trong một tập thể, một cộng đồng gặp khó khăn. Để con cháu mãi

mãi giữ được truyền thống quý báu đó ơng cha ta đã truyền lại câu ca dao mà khơng con người

mang dòng máu Việt Nam qn được:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng



Chúng ta có thể hiểu rằng, nhiễu điều là một tấm vải màu đỏ, có thể nói là vơ cùng q giá và

sang trọng trong xã hội thời xưa. Và vật q giá đó được dùng để phủ lên tấm bài vị của tổ tiên.

Tấm vải che chở, đùm bọc cho giá gương khỏi những bụi bặm, nhơ bẩn trong cuộc đời. Chính

hình ảnh này đã khơi gợi lên hình ảnh yêu thương, sự đùm bọc sẻ chia của nhân dân ta, mà đời

đời kiếp kiếp nhân dân giữ gìn, coi trọng nó như một phần của trái tim, một phần của tâm hồn

của mình.

Truyền thuyết Con Rồng cháu tiên đã nói cho chúng ta biết chúng ta được sinh ra cùng một tổ

tiên. Chúng ta, mỗi người con đất Việt, đều là con cháu của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân,

chúng ta cùng sinh ra trong một bọc trăm trứng thần kì. Điều đó có nghĩa là mỗi người, dù ở nơi

đâu trên trái đất bao la và rộng lớn này, dù trong bộ phận nhỏ nhất, cũng chảy chung một dòng

máu, đó là dòng máu Việt Nam. Chúng ta là anh em, nên yêu thương và che chở cho nhau là

một điều tự nhiên và không bao giờ thay đổi. Truyền thuyết là vậy, nhưng cũng từ đó mà nhân

dân ta đã tạo nên một sợi dây gắn kết bền chặt, một sợi dây gắn kết những tầm hồn, những tình

yêu thương chúng ta dành cho nhau.

Cuộc sống ngày nay đã phát triển, con người được sống sung sướng hơn nhưng vẫn còn đây đó

những cảnh đời bất hạnh, đau thương. Dòng đường đời lắm gian truân, nhiều phong ba bão táp,

nên sẽ luôn có người ngã xuống, có người thất bại, có người biết tự mình đứng lên, cũng có

người sẽ khơng bao giờ muốn gượng dậy. Nói thì dễ, nhưng để tự đứng dậy khi đã ngã xuống,

thì khơng phải ai cũng làm được. Khi đó, chúng ta sẽ mong mỏi có một bàn tay ấm áp nắm lấy

tay ta, kéo ta lên để ta bước tiếp trên con đường phía trước. Và bàn tay đó, khơng hoa mĩ, khơng

trừu tượng như trong văn thơ đâu, đơn giản: Đó là tình u. Tình yêu thương con người, tình

yêu đồng loại, tất cả, đều là sức mạnh giúp ta đứng lên. Tất nhiên, khơng phải tình u đó sẽ

làm cho bạn bất tử, làm cho bạn khơng bao giờ vấp ngã, nhưng nó sẽ mãi che chở cho ta, làm

cho ta ấm lòng, làm cho ta có thêm niềm tin vào cuộc sống này hơn. Để có được tình u đó,

khơng phải là điều khó. Nếu ta biết trao sự giúp đỡ, tình u của mình cho người khác, thì sẽ có

người khác lại giúp đỡ ta, san sẻ tình yêu cho ta. Nếu ai cũng biết chia sẻ tình yêu thương, thì

cái thế giới này sẽ thật đầm ấm biết bao.

Sự che chở đùm bọc lẫn nhau sẽ làm cho xã hội ngày càng phát triển, xã hội ngày càng tiến đến

sự cơng bằng, bình đẳng. Nếu như ta coi xã hội này là một vòng xích khổng lồ, thì mỗi cá nhân

sẽ là một mắt xích. Một mắt xích bị tách rời, là vòng xích sẽ đứt, nghĩa là một con người khơng

biết gắn kết, thì cả một tập thể, cả một xã hội sẽ phần nào bị ảnh hưởng. Thế nên, để cho xã hội

có thể phát triển, thì cần phải biết gắn kết người dân lại với nhau, và thứ gắn chặt nhất, chính là



tình u thương. Vượt lên trên cả điều này, tất cả những điều mà câu ca dao nhắc nhở chúng ta

còn là cơ sở cho sự đồn kết, mà có đồn kết, chính là có tự do, có sức mạnh, là khẳng định của

sự trường tồn vĩnh cửu.

Nếu mỗi chúng ta đều có ý thức tự giác giúp đỡ những con người khó khăn, xã hội sẽ nhanh

chóng giàu mạnh. Nhưng có một cái khó khăn, đó là làm sao để 80 triệu con người Việt Nam,

80 triệu con tim cùng hòa chung nhịp đập, cùng biết san sẻ, cùng biết yêu thương lẫn nhau. Để

đạt được điều này, đầu tiên, chúng ta cần rèn luyện nhân cách của mình, làm cho bản thân ta

biết cho và biết chia sẻ. Việc rèn luyện là cả một q trình, ta khơng thể một sớm một chiều

có thể đạt được, mà là phải cố gắng không ngừng, và phải áp dụng nó trong mỗi ngày. Đơn giản

nhất, hãy biết đùm bọc, yêu thương những người trong gia đình, những người ta gắn bó nhất.

Rồi dần dần, tình cảm đó sẽ nâng lên là yêu thương giúp đỡ người trong một xóm, một phố, một

đất nước. Thế giời ngoài kia đang đầy rẫy nhưng bi thảm của những cuộc đời bất hạnh, đang có

những bàn tay mong mỏi được giúp đỡ: Từ những cơn lũ quét cuốn trôi một tỉnh thành, hay là

những bàn tay của trẻ em đang trong độ tuổi đi học lại phải đi ăn xin vì bị bỏ rơi Điều này đã

thơi thúc chúng ta cần phải giúp đỡ họ, bằng những công việc cụ thể như quyên góp tiền ủng

hộ, hay xây những nhà tình nghĩa cho trẻ em khuyết tật, người già neo đơn, hoặc những chiến

dịch hiến máu nhân đạo của các tổ chức, cộng đồng, xã hội. Nó sẽ phần nào đem lại nụ cười cho

những người gặp hoạn nạn, một nụ cười hạnh phúc. Tuy nhiên, ngày nay, tình u đó còn vượt

qua cả biên giới, đó là chúng ta cần phải biết giúp đỡ tất cả mọi người dù họ thuộc quốc gia nào.

Điều đó được thể hiện trong chính những hoạt động xã hội như cứu giúp Nhật Bản sau thảm

họa, hay việc bảo vệ quyền con người trên các quốc gia. Tất cả góp phần tạo nên sự gắn kết

giữa các dân tộc với nhau, làm cho thế giới này trở nên văn minh hơn, tốt đẹp hơn

Truyền tụng câu ca dao trong dân gian không chỉ có ý răn dạy, khun nhủ, còn là một trách nhiệm của mỗi con

người Việt Nam ta, đó là cần phải biết yêu thương đùm bọc, che chở, đoàn kết giúp đỡ lần nhau. Chúng ta cần

phải biết giúp đỡ nhau cùng tiến lên, cùng vượt qua khó khăn để tạo nên một cuộc sống đầy những niềm vui,

hạnh phúc và thành cơng.

Bài mẫu 2



Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để diễn đạt tình nghĩa

tha thiết này, ca dao có câu:



Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc. Nhiễu

điều là tấm vải đỏ; giá gương là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh Nhiễu điều phủ lấy giá

gương có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm

gương. Hai tiếng phủ lấy nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó khơng tách rời giữa giá gương và

nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Lấy

nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu

thương, đùm bọc, che chở cho nhau: Người trong một nước phải thương nhau cùng. Đó là

một lời khun nhủ đậm đà tình nghĩa.

Vậy thì tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau? Trong tâm thức mỗi

người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em. Con người cùng một nước, có

cùng chung một nguồn gốc lịch sử. Mọi người trong cùng cộng đồng, cùng làng, cùng nước,

đời sống vật chất, tinh thần luôn gắn bó với nhau, rất cần đến sự quan tâm động viên giúp đỡ

lẫn nhau; nhất là lúc có ai đó gặp khó khăn hoạn nạn. Hơn nữa, khơng ai có thể sống lẻ loi trong

xã hội mà phải hồ nhập vào cộng đồng. Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là lẽ sống của

mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm u thương

đồn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần sẽ giúp con người vượt qua bao khó khăn, chiến

thắng kẻ thù và thiên tai, đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể kể đến các cuộc kháng chiến

chống quân xâm lược của nhân dân ta. Rồi những tấm lòng hảo tâm đóng góp vào các quỹ từ

thiện đã giúp nhiều người nghèo khó, bệnh tật khắc phục được hồn cảnh, vượt qua bệnh tật

hiểm nghèo trở về với cuộc sống bình thường.

Chúng ta phải làm thế nào để phát huy được đạo lí tốt đẹp đó? Chúng ta cần tránh quan điểm:

Đèn nhà ai người ấy rạng, có thái độ dửng dưng đứng trước nỗi đau khổ của họ hàng, làng

xóm, dân tộc. Và yêu thương giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện thì

đó mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Để phát huy được đạo lí tốt đẹp của nhân dân Việt

Nam, chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn hoạn

nạn với thái độ chân thành, kịp thời. Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là biểu hiện sự đoàn kết

dân tộc. Mỗi người cần phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

Ý nghĩa của câu ca dao đã trở nên mn đời. Vì đó là bài học đã đúc kết bằng tâm huyết của nhân dân ta. Hơn

bao giờ hết, chúng ta phải biết phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp đó.



Bài viết số 6 lớp 7 đề 2: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước

phải thương nhau cùng.

Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy

Bài làm

Dân tộc ta vốn có truyền thống đồn kết, u thương đùm bọc lẫn nhau. Để diễn đạt tình

nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc.

Nhiễu điều là tấm vải đỏ; giá gương là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh Nhiễu điều phủ

lấy giá gương có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá

gương cùng cả tấm gương. Hai tiếng phủ lấy nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó khơng tách

rời giữa giá gương và nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu

thương, đùm bọc, che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi người trong

cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau: Người trong

một nước phải thương nhau cùng. Đó là một lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa.

Vậy thì tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau? Trong tâm thức

mỗi người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em. Con người cùng một

nước, có cùng chung một nguồn gốc lịch sử. Mọi người trong cùng cộng đồng, cùng làng,

cùng nước, đời sống vật chất, tinh thần ln gắn bó với nhau, rất cần đến sự quan tâm

động viên giúp đỡ lẫn nhau; nhất là lúc có ai đó gặp khó khăn hoạn nạn. Hơn nữa, khơng

ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phải hoà nhập vào cộng đồng. Thương yêu, đùm bọc

giúp đỡ lẫn nhau là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt

đẹp của dân tộc ta. Tình cảm u thương đồn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh

thần sẽ giúp con người vượt qua bao khó khăn, chiến thắng kẻ thù và thiên tai, đi tới

cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể kể đến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của

nhân dân ta. Rồi những tấm lòng hảo tâm đóng góp vào các quỹ từ thiện đã giúp nhiều

người nghèo khó, bệnh tật khắc phục được hồn cảnh, vượt qua bệnh tật hiểm nghèo trở

về với cuộc sống bình thường.

Chúng ta phải làm thế nào để phát huy được đạo lí tốt đẹp đó? Chúng ta cần tránh quan

điểm : Đèn nhà ai người ấy rạng., có thái độ dửng dưng đứng trước nỗi đau khổ của họ

hàng, làng xóm, dân tộc. Và yêu thương giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân

thành, tự nguyện thì đó mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Để phát huy được đạo

lí tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ những người



xung quanh khi họ gặp khó khăn hoạn nạn với thái độ chân thành, kịp thời. Thương yêu,

đùm bọc lẫn nhau là biểu hiện sự đoàn kết dân tộc. Mỗi người cần phải biết giữ gìn và

phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

Ý nghĩa của câu ca dao đã trở nên mn đời. Vì đó là bài học đã đúc kết bằng tâm huyết

của nhân dân ta. Hơn bao giờ hết, chúng ta phải biết phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt

đẹp đó.

Bài viết số 6 lớp 7 đề 3: Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Thất bại là mẹ

thành công.

Bài làm

Trong cuộc sống lao động và học tập, con người ai cũng gặp phải khó khăn, gian nan, thử

thách và sẽ có lần vấp ngã. Có người có thể tự đứng lên được, nhưng cũng có người ngã

quỵ dưới thất bại của chính mình. Để khun bảo, động viên, nhắc nhở con cháu, ơng

cha ta đã có câu:" Thất bại là mẹ thành công".

"Thất bại là mẹ thành cơng" có nghĩa là gì? Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi

công việc của ta gặp khó khăn, khơng có kết quả tốt như chúng ta mong đợi. Còn thành

cơng thì ngược lại. Thành cơng có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và

hồn thành cơng việc ấy một cách thuận lợi và tốt đẹp. Mẹ là những người sinh ra con,

nhờ có mẹ mới có con cũng như có thất bại mới có thành cơng. " Thất bại là mẹ thành

cơng mang một ngụ ý đó là: đừng nản long trước thất bại mà phải học tập rút kinh

nghiệm thì " thất bại" sẽ dạy cho ta cách đạt kết quả cao hơn.

Vì sao nói " Thất bại là mẹ thành cơng"? Mới đầu ta thấy câu nói trên có vẻ mâu thuẫn

với nhau. Thất bại và thành công là hai chuyện trái ngược nhau hồn tồn, khơng hề có

liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau một hồi suy ngẫm, ta thấy được rằng câu tục ngữ này

chẳng hề vô lý chút nào cả mà trái lại, nó rất liên kết với nhau. Bởi vì sau khi mỗi lần thất

bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút ra được những kinh

nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới bước

đường thành công hơn.

Đối với những người sợ thất bại thì điều này hồn tồn khơng đúng với họ, bởi vì họ

khơng có ý chí để vươn lên, lúc nào cũng muốn mình sống trong một cuộc đời khơng

phạm sai lầm nào cả thì đó là người ảo tưởng hay hèn nhát đối mặt với cuộc sống. Còn

những người mà khi ngã gục giữa đường đời thì họ lại dũng cảm đứng dậy, càng quyết

tâm làm lại từ đầu. Biết phân tích, mổ xẻ nguyên nhân thất bại để tìm cách tránh sai lầm

lần nữa. Và qua đó người ta có được những bài học cũng như kinh nghiệm quý báu để

công việc trở nên tiến triển tốt hơn. Như thế câu tục ngữ mới có giá trị, ý nghĩa với họ.

Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó



tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó khăn

có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì

sẽ thất bại hồn tồn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến cơng việc và cuộc đời. Ngược lại,

nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh

nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành cơng.

Khơng chỉ vậy, thất bại còn là động lực để chúng ta tiếp tục tìm tòi, học hỏi. Những người

thực sự khao khát học hỏi, khám phá thế giới thường có lòng tự trọng rất cao. Trong số

họ, ít ai dễ dàng chịu đầu hàng. Thất bại khiến niềm kiêu hãnh và lòng tự trọng của họ bị

tổn thương. Chính điều đó thúc đẩy họ tìm tòi, học hỏi và làm việc nhiều hơn nữa để thực

hiện bằng được cơng việc của mình. Ngồi ra thất bại còn rèn luyện cho con người ý chí

quyết tâm.

Thực tế trong cuộc sống, có rất nhiều tấm gương khơng sợ thất bại. Điển hình như:

Thomas Edison từng thất bại cả trăm lần trước khi sáng tạo ra bóng đèn điện; trước khi

sáng lập ra Disneyland, Walt Disney đã từng bị tòa báo sa thải vì thiếu ý tưởng; Lép Tơnxtơi tác giả của tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hòa bình từng bị đình chỉ học tập vì

vừa khơng có năng lực và thiếu ý chí học tập;...

Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiêù cơ hội chỉ vì khơng cố

gắng hết mình. Lời khun đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn

luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.