Vì sao ngày nay người ta thường chuyển thể phim

Giới thiệu về cuốn sách này

Kịch bản phim truyền hình hay điện ảnh đều có những đặc trưng riêng. Nhưng chúng đều mang chung một loại ngôn ngữ, cùng một loại tư duy: “điện ảnh”. Vậy điểm giống và khác giữa hai loại kịch bản này là gì?

LỊCH CHIẾU PHIM HÔM NAY

Tìm ngay suất chiếu phim hay trong hôm nay với giá ưu đãi trên MoMo.

Vì sao ngày nay người ta thường chuyển thể phim

Tổng hợp Phim hay:

Điểm giống nhau giữa kịch bản phim truyền hình và điện ảnh

Dù khác nhau ở thời lượng và địa điểm công chiếu, kịch bản phim truyền hình và điện ảnh đều dùng chung một loại ngôn ngữ: Ngôn ngữ điện ảnh. Khác hẳn với ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ điện ảnh khá ngắn gọn, hình ảnh và hành động cần được thể hiện trọn vẹn trong từng kịch bản phim. Lối viết văn dong dài, lê thê và thiếu tư duy hình sẽ là căn bệnh thường mắc phải của những người mới tập tành viết kịch bản.

Vì sao ngày nay người ta thường chuyển thể phim
Phim điện ảnh thường “ngốn” nhiều chi phí hơn phim truyền hình

Điểm khác nhau giữa kịch bản phim truyền hình và điện ảnh

Phim truyền hình thường được xem ở nhà trước màn ảnh nhỏ. Khán giả có thể tắt tivi bất cứ lúc nào nếu bộ phim truyền hình không làm họ thấy hấp dẫn.

Nếu kịch bản phim truyền hình mang hơi thở của đời sống hằng ngày thì kịch bản phim điện ảnh cần sự đột phá hơn ở các thể loại viễn tưởng, bom tấn, hay những câu chuyện độc lạ khiến khán giả phải bỏ tiền mua vé xem tại rạp. 

Vì sao ngày nay người ta thường chuyển thể phim
Phim Việt Nam hiện cũng đang trên đà phát triển nền điện ảnh để phù hợp với nhu cầu xem phim hiện nay

Phim điện ảnh là những bộ phim khi được sản xuất ra sẽ được chiếu tại rạp trước tiên, trên những màn ảnh lớn.  Một tác phẩm điện ảnh là một bộ phim kể bằng hình ảnh. Các cảnh, các trường đoạn không những phải được kết hợp logic, bám sát kịch bản phân cảnh mà còn phải thể hiện được tính nghệ thuật tới mức cao nhất bằng việc sử dụng các cách quay chủ quan, khách quan kết hợp với các xảo thuật trong điện ảnh. Những bộ phim điện ảnh thì luôn được các nhà sản xuất đầu tư với mức chi phí “khủng” nên kỹ xảo cũng sẽ lung linh, đẹp mắt hơn trong từng thước phim.

LỊCH CHIẾU PHIM HÔM NAY

Tìm ngay suất chiếu phim hay trong hôm nay với giá ưu đãi trên MoMo.

Vì sao ngày nay người ta thường chuyển thể phim

Hiện tại, trong mùa dịch “cô Vy” đang hoành hành, chúng ta buộc phải ở nhà làm việc cũng như tự thư giãn tại gia để phòng tránh nguy cơ bệnh lây lan. Nhưng không vì ở nhà nhàm chán mà không có việc gì làm. Chúng ta có thể tự tạo một “rạp chiếu phim” thu nhỏ ở nhà với hàng ngàn bộ phim bom tấn trên khắp thế giới sẵn sàng phục vụ bạn những phút giây thư giãn trên những trang web xem phim trực tuyến như FPT Play, Fim+,.... với rất nhiều ưu đãi xem phim hấp dẫn chỉ từ Ví MoMo. Mở Ví MoMo, đăng ký ngay, xem phim cực hay!

Phim hay tổng hợp:

Vì sao ngày nay người ta thường chuyển thể phim
Phóng to
Với Bệnh nhân người Anh, điện ảnh đã phát sáng một cách đúng lúc và rất huy hoàng
Khi một bộ phận phim được dựng từ một tiểu thuyết danh tiếng, những độc giả nghiêm túc thường có khuynh hướng nói: “Vâng, phim rất hay nhưng đọc sách vẫn thích hơn”.

Những cổ động viên đích thực của những trang viết thường vẫn luôn xung đột với những người thích câu chuyện của họ được thể hiện ra sân khấu, trên màn bạc. Loại người thứ hai này cho rằng, tội gì phải tưởng tượng nhiều, trong khi đã có ánh sáng đa phổ và âm thanh khắc hoạ giúp một cách còn trên cả tuyệt vời?

Cái kỳ diệu của phim trường, đối với vô số những người trong thế giới nghe nhìn hiện đại ngày nay của chúng ta, đã đem về kinh nghiệm kể chuyện kích động hơn nhiều so với việc đọc sách đòi hỏi một cường độ lao động khá lớn.

Tôi cứ phải trăn trở mãi về chuyện này. Có lẽ cũng một phần vì một trong những tiểu thuyết của tôi, cuốn Khói qua tay đang được người ta chuyển thể, dựng thành một bộ phim truyện độc lập, và tôi được mời cùng viết lại kịch bản. Tôi chưa từng bao giờ viết lời thoại một cách trần trụi hay kể chuyện đơn thuần, do vậy tôi bây giờ đã hiểu thế nào là đối tượng lên hình, và cái gì thì được ưu tiên đưa vào phim hơn mọi nội dung khác của tiểu thuyết.

Những ai hiểu được vấn đề rằng sự mô phỏng là dạng thân thương nhất của thói xu nịnh, thì đương nhiên họ sẽ không mô phỏng. Họ sẽ biết rằng, sự bắt chước quá đáng chỉ có thể trở thành hành vi giễu nhại khôi hài mà thôi. Do vậy, việc làm phim không thể là hành vi mô phỏng tiểu thuyết. Muốn nghệ thuật có một đời sống khác, sự sáng tạo của các nghệ sĩ phải đạt đến những giá trị đột biến mới, chứ không phải chỉ là sự nhân bản tầm thường.

Điều này giải thích vì sao giới khán giả điện ảnh cứ hay liên hệ về tác phẩm văn học gốc. Nếu cuốn phim không có sinh khí mới, thì quả thực chẳng nên có nó làm gì, trong khi văn chương đã làm độc giả ngất ngây với một chân trời tưởng tượng phong phú.

Vâng, điện ảnh đương nhiên có rất nhiều đất để sống đời sống riêng. Trong thực tế, nhiều bộ phim đã lộng lẫy và vinh quang hơn cả tác phẩm đã gợi hứng cho nó. Bố già và Cuốn theo chiều gió là những ví dụ dễ thấy nhất.

Vấn đề là ở chỗ, văn học và điện ảnh hoàn toàn khác nhau về các thủ thuật kể chuyện. Khi phải làm một cuốn phim dựa vào một tiểu thuyết - hay cuối cùng phải đánh giá lại cuốn phim đó - thì việc cứ nhất mực soi vào phẩm chất tác phẩm văn học chắc chắn sẽ là một ý tưởng xấu.

Một công trình chuyển thể được khen là “trung thành” với tác phẩm văn học thì không chắc đã đáng khen về mặt điện ảnh. Thành công nhất phải là cái gì đó giống như sự ngoại tình. Vâng, ở đây tự do phải được tôn trọng, mọi sự gian lận (tất nhiên phải hiểu là những thủ phạm sáng tạo) đều được đảm bảo quyền miễn trừ bị lên án.

Môn bài nghệ thuật cho phép người nghệ sĩ có quyền thực hiện những cú nhảy lớn, tùy cảm hứng. Có những cái kết được thiết kế lại, các chu kỳ thời gian được dồn nén, và thậm chí có những nhân vật mới tinh được chào đời.

Vì sao ngày nay người ta thường chuyển thể phim
Phóng to
Tác phẩm Bệnh nhân người Anh của Michael Ondaatje
Và một cách thông thường nhất, đó là lối kể chuyện với cấu trúc khác hẳn. Bất kỳ ai đọc Bệnh nhân người Anh trước khi xem bộ phim được giải thưởng Viện Hàn lâm Điện ảnh Mỹ thì đều vô cùng ngạc nhiên về cách tác giả kịch bản phim đã xử lý cuốn tiểu thuyết nội tâm tuyệt vời này. Có thể nó, điện ảnh đã phát sáng một cách đúng lúc và rất huy hoàng.

Những phim trường cũng rất biết cách để hy sinh bớt những cơ hội khi hiểu đó không phải sở trường của mình. Những hiệu ứng dàn cảnh, tăng giảm tiết tấu, chia nhỏ màn ảnh hay chồng chất các lớp diễn… tất cả đều để tạo ra những khoảnh khắc nghe nhìn không thể dễ dàng mô tả bằng văn xuôi, thậm chí kể cả khi độc giả giàu trí tưởng tượng nhất mường tượng thì họ cũng khó hình dung ra nổi. Những thủ thuật này có thể để tăng tính hấp dẫn cho phim, nhưng trong phần lớn trường hợp chúng thường để lại những ấn tượng xúc cảm rất sâu đậm.

Điện ảnh đòi hỏi được tha thứ khi kịch bản hy sinh những nhân vật phụ không cần thiết, bởi dù họ rất hợp trong khung cảnh tiểu thuyết, nhưng lại làm cho các khuôn hình bị rối. Đôi khi nhiều nhân vật nhỏ được kết hợp lại để tạo nên một nhân vật lớn. Trong những trường hợp khác, các nhà làm phim có thể thay đổi về mặt địa lý bối cảnh câu chuyện.

Như Chekhov từng một lần tâm sự thân mật, nếu có một khẩu súng trong cảnh I, thì cần phải có tiếng nổ ở cảnh II hoặc đâu đó. Khẩu súng ở đây là điện ảnh vậy (xin đừng hiểu lầm rằng tôi đang muốn kết liễu một ai đó). Khi đã phải làm phim thì dứt khoác nó phải có cái gì khác tiểu thuyết, thậm chí càng nhiều càng tốt.

Hãy thử tưởng tượng những độc giả đã từng đọc văn chương, liệu họ có thích đến rạp chỉ để xem người ta kể lại những điều đã biết?

Còn nữa, trong tiểu thuyết, mọi kiểu đạo cụ đều có thể được phô bày lên trang giấy, nhưng lại không phải tất cả đều được dọn dẹp. Không phải mọi cái kết lỏng lẻo của tiểu thuyết đều cần phải thít chặt lại. Trong khi đọc, độc giả nhiều lúc có thể tha thứ cho sự tối nghĩa, cái logic thông thường khó lòng chiếm thế độc tôn trong văn học hiện đại. Vậy thì điện ảnh có nên (và có htể) cắm cổ theo đuôi văn học không?

Những điều vừa nêu ở trên để giải thích một hiện tượng lạ, ví dụ, Franz Kafka chưa bao giờ được hưởng một vinh quang diện ảnh, mặc dù ông được coi là hình ảnh chói sáng nhất của nền văn học hư cấu thế kỷ XX. Chủ nghĩa hiện thực kỳ ảo cũng vậy, hầu như đã không được chuyển thể để bước vào ngày hội của thế giới màn bạc.

Tương tự, tính phức hợp tâm lý đến mức tăm tối thì chưa bao giờ thích hợp với điện ảnh, cho nên các tiểu thuyết của Fyodor Dostoevsky đành phải chịu cảnh nằm ngoài các liên hoan phim lớn. Một diễn biến tâm lý đơn giản nhất cũng dường như không thể dễ dàng đưa lên phim, kể cả khi người ta cho phép những lời tường thuật ngoại đề chảy thao thao bất tuyệt.

Với biết bao những cản trở và rủi ro kiểu như vậy, bạn có thể hiểu vì sao giữa muôn vàn thủ thuật kỹ xảo, thì những thành công lớn nhất bao giờ cũng thuộc về những lớp diễn chân thực và cổ điển nhất.

Khác hẳn những chuyên gia điều hành ngành điện ảnh, không độc giả nào muốn được xem những ý tưởng ôm đồm với những màn hình lộn xộn chất chồng các lớp lang mờ tỏ. Và tất cả những điều này chỉ thuộc về trách nhiệm một loại người: các nhà biên kịch chuyển thể.

Cuối cùng, phim truyện không thể là một bản sao của kinh nghiệm đọc, càng không phải là cái túi chứa tất cả những gì tiểu thuyết dựng lên, kể cả khi ê kíp làm phim có tài năng vô hạn đủ để làm những điều tương tự. Các nhà làm phim phải được coi là những người rất giỏi thoả hiệp và nhượng bộ. Họ không vứt cuốn sách qua cửa sổ, nhưng họ cũng kịp đạt đến cái đích của họ một cách đầy đặn nhất, và đó là một điều kỳ diệu.

Với một tiểu thuyết, tác giả tạo ra một mối cộng tác ngầm với độc giả. Ông ta tạo ra câu chuyện và giọng điệu, còn độc giả thêm vào các kiểu mường tượng. Quyền năng của tiểu thuyết thường được tôi rèn trong một thế giới các chi tiết mơ hồ. Khá nhiều những chi tiết trong thế giới đó được quăng ra rồi để nguyên đó để ám ảnh độc giả.

Người đọc, đến lượt họ lại tự do gọi hồn các nhân vật theo cách riêng của họ, tự do vẽ ra hình hài, tính cách, bởi con mắt bên trong tâm trí độc giả giúp họ cách lắp ghép rất khác lối mà màn ảnh điện ảnh chỉ đưa ra được một phương án. Cho đến lúc kết thúc, tiểu thuyết gia đã hoàn toàn dâng nộp cuốn sách của ông ta cho độc giả. Từ đó trở đi, dù có muốn ông ta cũng không còn có thể làm gì được nữa, thích thú hay cay đắng cũng đành phải phó mặc cho đám đông không quen biết ngoài kia.

Với điện ảnh thì ngược lại. Phim truyện được kiểm soát kỹ càng hơn. Người chỉ huy đòi hỏi cảnh quay, và các ống kính chú mục vào cảnh diễn. Những đôi mắt của độc giả đương nhiên bị hướng vào nơi người nghệ sĩ thích, chỉ không cần theo thứ tự bắt buộc từ trái qua phải mà thôi. Vậy thì việc gì những người làm điện ảnh cứ phải sợ bị khán giả chê là không đúng nguyên tác?

Chỉ có điều, người nghệ sĩ chuyển thể có dám và đủ khả năng chinh phục cõi hoài niệm của độc giả văn học hay không mà thôi.

THANE ROSENBAUM (Đức) - PHÚC TỰ THANH lược dịch từ Lookandsee.comTheo Văn Nghệ