Vì sao đạo đức là gốc của người cách mạng

Đạo đức là cái gốc của người cách mạng

VTV.vn - Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến phẩm chất và năng lực của người cán bộ cách mạng.

Người cho rằng đối với người cán bộ cách mạng, hai mặt đức và tài không thể thiếu mặt nào, cũng không thể coi nhẹ mặt nào.

Tư tưởng về công tác cán bộ của Người không chỉ phát huy vai trò trong cách mạng giải phóng dân tộc mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, người cán bộ cách mạng trước hết phải có đạo đức, bởi vì đạo đức là cái gốc của người cách mạng. Người khẳng định: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân".

Cũng theo Bác trong nhân cách của mỗi người cán bộ cách mạng, đức và tài phải luôn gắn bó chặt chẽ, quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó "Đức phải có trước tài", vì "Có tài không có đức, tham ô hủ hóa có hại cho nước". Bên cạnh đó, Người rất coi trọng tài năng và có đức phải đi liền với có tài, vì "Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai".

Nhìn lại thực tiễn công tác cán bộ thời gian qua, đã có không ít cán bộ được quy hoạch, bổ nhiệm đúng quy trình, song thực chất chưa phản ánh khách quan, chính xác phẩm chất, năng lực. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của nhân dân với Đảng. Để có được đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới, đỏi hỏi mỗi một cấp ủy cần phải quán triệt sâu sắc hơn nữa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa đức và tài trong lựa chọn đề bạt và sử dụng cán bộ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trênTV Online!

Từ khóa:

Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cán bộ cách mạng

Video liên quan

Chủ Đề