Vì sao đai ôn đới gió mùa chỉ có ở Hoàng Liên Sơn

Cùng Top lời giảitrả lờichính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở?”kết hợp với những kiến thức mở rộng về thiên nhiên phân hóa đa dạng của Việt Nam là tài liệu hay dành cho cácbạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.

Trắc nghiệm:Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở?

A. Trường sơn nam

B. Hoàng liên sơn và trường sơn nam

C. Hoàng liên sơn

D. Pu đen đinh và pu sam sao

Trả lời:

Đáp án C. Hoàng liên sơn

Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ởHoàng liên sơn

Đai ôn đới gió mùa trên núi phân bố ở độ cao trên 2600 m, chỉ có ở Hoàng Liên Sơn thuộc vùng núi thuộc Tây Bắc.

Cùng Toplời giải tìm hiểuthêm thiên nhiên phân hóa đa dạng của Việt Namcác bạn nhé!

Kiến thức mở rộng về thiên nhiên phân hóa đa dạng của Việt Nam

1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc - Nam

a. Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra)

- Có kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh.

- Nhiệt độ trung bình năm 22-240C.

- Phân thành 2 mùa là mùa đông và mùa hạ.

- Cảnh quan phổ biến là đới rừng gió mùa nhiệt đới.

- Thành phần sinh vật có các loại nhiệt đới chiếm ưu thế.

b) Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào)

Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.

- Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo:

+ Quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25oC và không có tháng nào dưới 20oC.

+ Có hai mùa mưa và khô.

+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ.

- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa.

+ Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới.

+ Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô như các loài cây thuộc họ Dầu. Có nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều nhất ở Tây Nguyên.

Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo như voi, hổ, báo, bò rừng…Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu….

2. Thiên nhiên phân hóa theo Đông – Tây

Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt:

a) Vùng biển và thềm lục địa

- độ nông sâu, rộng hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng núi kề bên và có sự thay đổi theo từng đoạn ở biển

- thềm lục địa phía bắc, nam đáy nông mở rộng theo chiều đảo ven bờ

- thềm lục địa trung bộ thu hẹp tiếp giáp vùng biển nước sâu

b) Vùng đồng bằng ven biển

- Hình thành đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng Nam bộ, mở rộng các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi.

- Dải đồng bằng ven biển Trung bộ, đồi núi lan ra sát biển, chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa hẹp. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến.

c) Vùng đồi núi

- vùng núi đông bắc: thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa

- vùng núi tây bắc: thiên nhiên nhiệt đới gió mùa (nam trung bộ) vùng ôn đới (vùng núi cao tây bắc)

- Đông trường sơn:

+ mưa vào thu đông

+ khô nóng

- Tây trường sơn:

+ mưa vào cuối hạ đầu thu

+ mùa khô

3. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao

Thiên nhiên nước ta có 3 đai cao:

a) Đai nhiệt đới gió mùa

- Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình dưới 600-700m, ở miền Nam lên đến độ cao 900-1000m.

- Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25oC). Độ ẩm thay đổi tùy nơi: từ khô đến ẩm ướt.

- Đất đai trong bao gồm:

+ Đất đồng bằng chiếm gần 24% diện tích đất tự nhiên của cả nước, với các nhóm: đất phù sa, đất phèn, đất mặn, đất cát….Trong đó có diện tích lớn nhất và tốt nhất là đất phù sa.

+ Đất vùng đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên cả nước, chủ yếu là nhóm đất feralit. Trong đó tốt nhất là đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ badan và đá vôi.

- Sinh vật gồm các hệ sinh thái nhiệt đới:

+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ. Rừng có cấu trúc nhiều tầng với 3 tầng cây gỗ, có cây cao tới 30-40m,phần lớn là các loài cây nhiệt đới xanh quanh năm. Giới động vật nhiệt đới trong rừng đa dạng và phong phú.

b) Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

- Miền Bắc có độ cao từ 600 - 700m đến 2600m, miền Nam có độ cao từ 900 - 1000m đến độ cao 2600m.

- Từ 600 - 700 đến 1600 - 1700m: Khí hậu mát mẻ, độ ẩm tăng. Đất feralít có mùn, chua, tầng mỏng. Hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng, lá kim. Động vật: chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc.

- Từ trên 1600 - 1700m: Khí hậu lạnh. Đất mùn. Rừng kém phát triển, đơn giản về thành phần loài. Xuất hiện các loại cây ôn đới, chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.

c) Đai ôn đới gió mùa trên núi

- Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn).

-Khí hậu có tính chất khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt đới dưới 15oC, mùa đông xuống dưới 5oC; có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh quyên, thiết sam. Đất ở đây chủ yếu là đất mùn thô.

4. Các miền địa lí tự nhiên

Tên
miền

Miền Bắc và Đông Bắc
Bắc Bộ

Miền Tây Bắc Và Bắc
Trung Bộ

Miền Nam Trung Bộ
và Nam Bộ

Phạm vi

Từ phía Tây - Tây Nam của tả ngạn sông Hồng và rìa phía Tây - Tây Nam của đồng bằng Bắc Bộ. - Từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. Từ dãy Bạch Mã trở vào Nam

Địa hình

- Chủ yếu là đồi núi thấp. Độ cao trung bình 600m, hướng vòng cung.

- Nhiều núi đá vôi, đồng bằng Bắc Bộ mở rộng, thấp phẳng, nhiều vịnh, quần đảo.

- Địa hình cao nhất nước, núi cao, trung bình chiếm ưu thế.

- Hướng TBắc - Đông Nam, nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên,
đồng bằng giữa núi.

- Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang
đồng bằng ven biển.

- Chủ yếu là cao nguyên, sơn nguyên

- Hướng vòng cung: sườn Đông dốc mạnh, sườn Tây thoải
sườn Tây thoải.

- Đồng bằng Nam Bộ thấp, phẳng và mở rộng, đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ
nhỏ hẹp.

Khoáng
sản

- Giàu khoáng sản: than, sắt, dầu khí,... - Đất hiếm, sắt, crôm, titan,.. - Dầu khí ở thền lục
địa, bôxit ở Thái Nguyên.

Khí hậu

- Mùa đông lạnh, ít mưa. Mùa hạ nóng, mưa nhiều

- Có nhiều biến động.

- Gió mùa ĐB suy yếu.

- Gió Phơn TNam hoạt động mạnh, bão mạnh,..

- Cận xích đạo gió mùa: Có 2 mùa mưa
và mùa khô.

Sông
ngòi

- Dày đặc chảy theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam và vòng cung

- Có độ dốc lớn, chảy theo hướng Tây Bắc

- Đông Nam (Bắc Trung Bộ: hướng Tây - Đông).

- Ở NTB: ngắn, dốc

- Ở NB: dày đặc.

- 2 hệ thống sông 9: Đồng Nai, Cửu Long.

Thổ
nhưỡng.

- Đai cận nhiệt đới hạ
thấp.
- Có đủ 3 hệ thống đai
cao.
- Nhiệt đới, cận xích đạo.

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Đai ôn đới của gió mùa trên núi chỉ có ở đâu ?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Địa lý hay và hữu ích.

Trắc nghiệm: Đai ôn đới của gió mùa trên núi chỉ có ở đâu?

A. Vùng núi đông bắc.

B. Dãy Hoàng Liên Sơn.

C. Khối núi Phong Nha - Kẻ Bàng.

D. Tây Nguyên

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Dãy Hoàng Liên Sơn.

Giải thích: Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở dãy Hoàng Liên Sơn. Vì đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có trên các đỉnh núi ở độ cao 2600m trở lên.

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về dãy núi Hoàng Liên Sơn nhé !

Kiến thức tham khảo về dãy núi Hoàng Liên Sơn

1. Khái quát về dãy Hoàng Liên Sơn

Dãy núi Hoàng Liên Sơnlà mộtdãy núiởvùng Tây BắcViệt Nam.Dãy núi này được gọi là Hoàng Liên Sơn vì trên dãy này có nhiềucây hoàng liên.Người Thái gọi dãy núi này làKhau Phạnghĩa là "sừng trời".

Dãy núi Hoàng Liên Sơn rộng 30km, chạy dài 180kmtheo hướngtây Bắc - Đông Nam, giữa haitỉnhLào CaivàLai Châukéo dài đến tận phíatâytỉnhYên Bái. Đây là phần cuối của dãy núiAi Lao Sơn, đoạn tận cùng phía đông nam củadãy núi Himalaya. Phần tây bắc của dãy núi có nhiều ngọn núi cao trên 2.800m, trong đó có ngọnFansipancao3.143 m (có tài liệu nói Fansipan cao 3.542 m), cao nhấtĐông Dương. Ngoài ra còn có núiNgũ Chỉ Sơncao 3.090 m,Pú Luôngcao 2.938 m.

2. Khí hậu của những nơi cao ở dãy Hoàng Liên Sơn.

Hoàng Liên Sơn có khí hậu lạnh quanh năm và mưa nhiều. Ngoài ra, đá ở dây là mác ma phun trào, mác ma xâm nhập. Còn đất chư yếu là mùn núi cao do địa hình núi cao.

Rừngở Hoàng Liên Sơn gồm hai kiểu chính: rừng thường xanh núi thấp và rừng thường xanh núi cao. Trong khu vực dãy núi này cóVườn quốc gia Hoàng Liên Sơn.

ĐỉnhPhan Xi Pănglà đỉnh núi cao nhất ởViệt Nam, được xem là nóc nhà của Đông Dương. Phía dưới đỉnh núi xa xa là thị xãSa Panằm ở độ cao 1.500 m so với mực nước biển. Nơi đây trong một ngày có bốn mùa, là nơi nghỉ mát lý tưởng cho khách du lịch.

3. Trải nghiệm du lịch ở dãy Hoàng Liên Sơn

a. Đỉnh Fansipan - vũ điệu của mây

Fansipan luôn là một thử thách rất hấp dẫn đối với các phượt thủ Việt Nam vì nơi đây là “nóc nhà của Tổ quốc”. Những người leo núi thường cần đi cùng với một vài người dân địa phương để có thể hướng dẫn họ cách để lên đến đỉnh núi và đi theo nhóm đông người để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người.

Nhưng giờ đây, đường lên Fansipan không còn là nỗi lo đối với nhiều người du khách, nay đã được khắc phục hoàn toàn nhờ hệ thống cáp treo lên tận đỉnh núi. Nhà ga cáp treo nằm ở thung lũng Mường Hoa, hệ thống cáp treo này hoạt động từ 7h30 đến 16h30 hàng ngày. Một vé khứ hồi có giá là 700.000 đồng (tương đương với 30,02 đô la) dành cho người lớn và 500.000 đồng (tương đương với 21,44 đô la) dành cho trẻ em.

15 phút di chuyển bằng cáp treo sẽ đưa du khách qua những thung lũng tuyệt mĩ của Sa Pa và những cánh rừng xanh tươi bát ngát. Khi cáp treo lên đến đỉnh núi cao 3.143 mét, những đám mây trắng sẽ như ôm ấy cáp treo nhưng hành khách có thể được ngắm nhìn toàn cảnh vẻ đẹp dưới chân đỉnh Fansipan tuy nhiên hành động này không phù hợp với những hành khách sợ độ cao.

Qua bức tường kính của cáp treo, du khách chắc chắn sẽ có cảm giác ngỡ ngàng trước những thác nước trắng xóa chảy siết hùng vĩ và những thửa ruộng bậc thang “dát vàng” nếu đang vào mùa thu hoạch.

b. Trải nghiệm tôn giáo - thành phố trong mây

Lên đến đỉnh Fansipan không phải là mục tiêu duy nhất của cuộc hành trình chinh phục “nóc nhà Đông Dương”. “Thành phố trong mây” trên đường lên đỉnh Fansipan sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm tôn giáo mà bạn thực sự không muốn bỏ lỡ.

Quần thể tôn giáo trên đỉnh núi cao nhất Việt Nam sừng sững giữa những ngọn núi hùng vỹ, ẩn hiện trong một bức màn mây trắng xóa và tiếng chuông ngân vang khắp mọi phía.

Du khách có thể tận mắt chiêm ngưỡng tượng Phật được đúc bằng đồng cao nhất Việt Nam, lên đến 21,5 mét, được làm từ hàng nghìn những mảnh đồng dày 5 mm. Đây là một trong những công trình Phật giáo tinh xảo và đẹp nhất Việt Nam.

c. Đi bộ giữa thiên nhiên - Vườn quốc gia Hoàng Liên

Du khách cũng có thể chọn khám phá thiên nhiên bằng cách đi bộ xuyên qua Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Đây là một khu bảo tồn rộng lớn lên đến 29,8 ha, nằm trong dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Vùng lõi của Vườn trải dài trên các huyện Sa Pa và Than Uyên của tỉnh Lào Cai.

Vườn quốc gia Hoàng Liên nằm ở độ cao từ 1.000 đến 3.000 mét, nơi đây có những khu rừng nguyên sinh với thảm động thực vật vô cùng đa dạng, phong phú. Đây là nơi có những ngọn thác và núi đẹp hùng vĩ nhất như Thác Vàng, Thác Tình yêu và đỉnh núi Fansipan.

Đèo Ô Quy Hồ là một điểm đến quá đỗi tuyệt vời khác nằm trong vườn quốc gia Hoàng Liên. Đèo Ô Quy Hồ nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu và là một trong những con đèo hùng vĩ nhất miền Bắc Việt Nam. Đèo Ô Quy Hồ nằm trong danh sách “tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam, nơi đây cho du khách tầm nhìn ra toàn cảnh vô cùng tuyệt vời.

d. Trải nghiệm văn hóa đa dân tộc

Bạn cũng có thể thử trải nghiệm cảm giác đi xe máy qua các bản làng của Sa Pa để trải nghiệm văn hóa.

Bản Cát Cát nằm cách thị trấn Sa Pa khoảng chừng hai km, là nơi sinh sống của người dân tộc H’Mông. Du khách có thể trải nghiệm văn hóa của người H’Mông bằng cách đi bộ dạo xung quanh, xem các hoạt động nông nghiệp hàng ngày của họ, mặc quần áo truyền thống, xem họ dệt vải và thậm chí còn được tự tay mình trải nghiệm các hoạt động tuyệt vời đó.

Nếu bạn muốn đến một nơi có ít khách du lịch hơn, bạn có thể đến thăm bản Sín Chải, một bản khác của người dân tộc H’Mông, cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng bốn ki lô mét.

Bản Tả Van cách xa trung tâm thị trấn Sa Pa hơn một chút, bản nằm trong thung lũng Mường Hoa, là nơi sinh sống của người dân tộc Giáy và các dân tộc thiểu số khác. Nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, bản Tả Van được thiên nhiên ban tặng những ruộng bậc thang tuyệt đẹp, độc đáo, ngả vàng vào mùa thu hoạch và có xanh ngọc bích khi trong thời kỳ gieo cấy.

e. Ẩm thực

Du khách có thể thưởng thức rất nhiều những món ngon miền núi ở thị trấn Sa Pa như thắng cố (món ăn của người Mông nấu từ thịt ngựa, thịt bò và nội tạng của ngựa, bò), thịt lợn mán nướng, cơm lam, gà và cá thác lác, xôi ngũ sắc,... Để chống chọi với thời tiết lạnh giá ở vùng cao, du khách có thể lựa chọn lẩu cá hồi hoặc cá tầm cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng. Du khách cũng có thể thưởng thức các món ẩm thực vô cùng lạ miệng khác của miền sơn cước với những món ăn truyền thống của vùng Tây Bắc như lạp xưởng Sa Pa, phở Bắc Hà, thịt trâu gác bếp, xôi,... do chính tay những người dân tộc ở đây chế biến.