Ví dụ về ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan


Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Ýthức của con người là sản phẩm của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử xã hội. Để hiểu được nguồn gốc và bản chất của ý thức cần phải xem xét trên cả hai mặt tự nhiên và xã hội.

I. Nguồn gốc của ý thức

1. Nguồn gốc tự nhiên [Thuộc tính phản ánh của vật chất và sự ra đời của ý thức]

Phản ánh là thuộc tính chung của mọi dạng vật chất. Đó là năng lực giữa lại, tái hiện của hệ thống vật chất này, những đặc điểm của hộ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại.

Cùng với sự tiến hoá của thế giới vật chất, thuộc tính phản ánh của nó cũng phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Trong đó ý thức là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất. Ý thức là một thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao của bộ não con người, là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người.

2. Nguồn gốc xã hội [Vai trò của lao động và ngôn ngữ trong sự hình thành và phát triển của ý thức]

Lao động là hoạt động đặc thù của con người, làm cho con người khác với tất cả các động vật khác. + Trong lao động, con người đã biết chế tạo ra các công cụ và sử dụng các công cụ để tạo ra của cải vật chất. + Lao động của con người là hành động có mục đích tác động vào thế giới vật chất khách quan làm biến đổi thế giới nhằm thoả mãn nhu cầu của con người.

+ Trong quá trình lao động, bộ não người phát triển và ngày càng hoàn thiện, làm cho khả năng tư duy trừu tượng của con người cùng ngày càng phát triển.

Lao động sản xuất còn là cơ sở của sự hình thành và phát triển ngôn ngữ. + Trong lao động, con người tất yếu có những quan hệ với nhau và có nhu cầu cần trao đổi kinh nghiệm. Từ đó nảy sinh sự cần thiết phải nói với nhau một cái gì đấy. Vì vậy, ngôn ngữ ra đời và phát triển cùng với lao động.

+ Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ hai, là cái vỏ vật chất của tư duy, là phương tiện để con người giao tiếp trong xã hội, phản ánh một cách khái quát sự vật, tổng kết kinh nghiêm thực tiễn và trao đổi chung giữa các thế hệ. Chính vì vậy, Ăngghen coi: lao động và ngôn ngữ là hai sức kích thích chủ yếu biến bộ não của con vật thành bộ não con người, phản ánh tâm lý động vật thành phản ánh ý thức.

Lao động và ngôn ngữ, đó chính là nguồn gốc xã hội quyết định sự hình thành và phát triển ý thức.

II. Bản chất của ý thức

Trong lịch sử triết học, triết học duy tâm quan niệm ý thức là một thực thể độc lập, là thực tại duy nhất, từ đó cường điệu tính năng động của ý thức đến mức coi ý thức sinh ra vật chất chứ không phải là sự phản ánh của vật chất.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não con người thông qua thực tiễn, nên bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh sáng tạo thế giới vật chất.

Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó có nghĩa là nội dung của ý thức là do thế giới khách quan quy định, nhưng ý thức là hình ảnh chủ quan, là hình ảnh tinh thần chứ không phải là hình ảnh vật lý, vật chất như chủ nghĩa duy vật tầm thường quan niệm.

Khi nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, cùng có nghĩa là ý thức là sự phản ánh tự giác, sáng tạo thế giới. + Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì nó bao giờ cũng do nhu cầu thực tiễn quy định. Nhu cầu đó đòi hỏi chủ thể phản ánh phải hiệu được cái được phản ánh. Trên cơ sở đó hình thành nên hình ảnh tinh thần và những hình ảnh đó ngày càng phản ánh đúng đắn hơn hiện thực khách quan, Song, sự sáng tạo của ý thức là sự sáng tạo của phản ánh, dựa trên cơ sở phản ánh.

+ Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì phản ánh đó bao giờ cũng dự trên hoạt động thực tiễn và là sản phẩn của các quan hệ xã hội. Là sản phẩm của các quan hệ xã hội, bản chất của ý thức là có tính xã hội.

Quan điểm trên của triết học Mác về nguồn gốc và bản chất của ý thức hoàn toàn đối lập với chủ nghĩa duy tâm coi ý thức, tư duy là cái có trước, sinh ra vật chất và chủ nghĩa duy vật tầm thường coi ý tức là một dạng vật chất hoặc coi ý thức là sự phản ánh giản đơn, thụ động về thế giới vật chất.

III- Ý nghĩa phương pháp luận

1. Do ý thức chỉ là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan. Cần phải chống bệnh chủ quan duy ý chí.

2. Do ý thức là sự phản ánh tự giác, sáng tạo hiện thực, nên cần chống tư tưởng thụ động và chủ nghĩa giáo điều xa rời thực tiễn

ĐỌC THÊM

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người; vì vậy, con người phải tôn trọng khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan của mình.

Tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất, của các quy luật tự nhiên và xã hội. Điều này đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình. V.I. Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh không được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng. Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí.

Nếu ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn thì con người phải phát huy tính năng động chủ quan.

Phát huy tính năng động chủ quan tức là phát huy vai trò tích cực của ý thức, vai trò tích cực của nhân tố con người. Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực. ý thức muốn tác động trở lại đời sống hiện thực phải bằng lực lượng vật chất, nghĩa là phải được con người thực hiện trong thực tiễn. Điều ấy có nghĩa là sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của con người được bắt đầu từ khâu nhận thức cho được quy luật khách quan, biết vận dụng đúng đắn quy luật khách quan, phải có ý chí, phải có phương pháp để tổ chức hành động. Vai trò của ý thức là ở chỗ trang bị cho con người những tri thức về bản chất quy luật khách quan của đối tượng, trên cơ sở ấy, con người xác định đúng đắn mục tiêu và đề ra phương hướng hoạt động phù hợp. Tiếp theo, con người với ý thức của mình xác định các biện pháp để thực hiện tổ chức các hoạt động thực tiễn. Cuối cùng, bằng sự nỗ lực và ý chí mạnh mẽ của mình, con người có thể thực hiện được mục tiêu đề ra. ở đây ý thức, tư tưởng có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng và thành công khi phản ánh đúng đắn, sâu sắc thế giới khách quan, vì đó là cơ sở quan trọng cho việc xác định mục tiêu, phương hướng và biện pháp chính xác. Ngược lại, ý thức, tư tưởng có thể làm cho con người hoạt động sai và thất bại khi con người phản ánh sai thế giới khách quan. Vì vậy, phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để tác động cải tạo thế giới khách quan; đồng thời phải khắc phục bệnh bảo thủ trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại, ngồi chờ trong quá trình đổi mới hiện nay.

Từ lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin và từ kinh nghiệm thành công và thất bại trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rút ra bài học quan trọng là Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa, Đảng chủ trương: huy động ngày càng cao mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn lực của dân vào công cuộc phát triển đất nước, muốn vậy phải nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Phân tích luận điểm của V.I. Lênin: Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan?

Lời giải

Theo quan điểm mácxít, ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó; ý thức là một hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

Ý thức là sản phẩm của vật chất nhưng đó là sản phẩm của dạng vật chất có tổ chức cao nhất đó là óc người, ý thức chỉ tồn tại trong óc người. Nội dung của ý thức do thực tại khách quan quy định, thực tại khách quan giống như “bản chính”, ý thức giống như “bản sao”. Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan thông qua lăng kính chủ quan của mỗi người, gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người, nội dung của ý thức là do thế giới khách quan quy định. Như vậy, ý thức không phải là vật chất, mà là hình ảnh của vật chất, phản ánh thế giới vật chất; là hình ảnh của sự vật được thể hiện trong bộ não con người.

Sự phản ánh của ý thức mang dấu ấn của chủ thể phản ánh. Quá trình phản ánh của ý thức là quá trình “cái vật chất” được di chuyển vào óc người và được cải biến trong đó. Do đó, sự phản ánh của ý thức phụ thuộc vào bản thân chủ thể trong quá trình phản ánh thế giới khách quan.

Thứ nhất, sự phản ánh của ý thức phụ thuộc vào trình độ, năng lực của chủ thể trong quá trình phản ánh. Đó là tri thức, sự hiểu biết của chủ thể về tự nhiên và xã hội. Trình độ của chủ thể càng cao thì phản ánh thế giới vật chất càng chính xác và việc điều chỉnh hành vi của mình cũng khoa học hơn.

Thứ hai, sự phản ánh của ý thức phụ thuộc vào kinh nghiệm của chủ thể. Sự giàu có hay nghèo nàn của kinh nghiệm sẽ trực tiếp quy định chất lượng, hiệu quả phản ánh hiện thực khách quan của ý thức.

Thứ ba, sự phản ánh của ý thức phụ thuộc, bị chi phối bởi lập trường giai cấp của chủ thể phản ánh. *

Ngoài ra, sự phản ánh của ý thức còn bị chi phối bởi tình cảm, ý chí của chủ thể phản ánh.

Trong nhận thức và cải tạo thực tiễn đòi hỏi phát huy tính năng động chủ quan của ý thức, bồi dưỡng tri thức, tình cảm, ý chí, đồng thời chống chủ quan, duy ý chí.

Loạt bài Tài liệu hay nhất

Video liên quan

Chủ Đề