Ví dụ về phương thức thâm nhập thị trường

Có nhiều phương thức và kênh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn để thâm nhập vào thị trường quốc tế với mục tiêu mở rộng rộng phạm vi kinh doanh của mình. Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê một số phương thức cơ bản khi làm Marketing quốc tế mà một doanh nghiệp có thể sử dụng.

Nội dung chính

  • 1. Kênh bán hàng trực tuyến
  • 2. Cấp phép
  • 3. Nhượng quyền thương mại
  • 4. Hợp đồng chìa khóa trao tay
  • 5. Các đại lý và nhà phân phối quốc tế
  • 6. Các liên minh chiến lược
  • 7. Liên doanh
  • 8. Công ty con sản xuất hay kinh doanh ở nước ngoài (Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)

1. Kênh bán hàng trực tuyến

Đối với nhiều công ty, Internet vẫn còn là một kênh tiếp thị mới trong khi số khác coi đây là kênh duy nhất trong tiếp thị của mình. Với sự thay đổi trong các xu hướng gần đây, một lượng lớn doanh nghiệp sáng tạo đã quảng bá các hàng hóa và dịch vụ của họ trên internet qua kênh E-Marketing.

Các kênh bán hàng trực tuyến, đặc biệt là trong B2B khá đa dạng:

  • Website doanh nghiệp (vào qua kênh SEO hoặc Google Ads)
  • Email Marketing
  • Social media :Facebook, Twitter, Linkedin (kênh này rất quan trọng với B2B), Instagram
  • Báo chí
  • Các trang website khác giới thiệu
  • B2B E-commerce website: Ví dụ ở châu Á thì Alibaba rất phổ biến
  • Hội chợ Online (Có hệ thống để đăng nhập, business matching online)
Ví dụ về phương thức thâm nhập thị trường

Xu hướng Marketing Online ngày càng mở rộng ra toàn cầu



2. Cấp phép

Cấp phép là quá trình tạo lập và quản lý một hợp đồng giữ chủ sở hữu thương hiệu và công ty muốn sử dụng thương hiệu đó gắn liền với sản phẩm của mình. Điều này cũng đề cập đến việc cấp phép chỉ được trao cho một tổ chức cụ thể để giao dịch trong một lãnh thổ nhất định.

Đọc thêm bài viết: Marketing Quốc tế và những lợi thế đối với doanh nghiệp

3. Nhượng quyền thương mại

Đây là hình thức kinh doanh mà chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc bên nhượng quyền phân phối các sản phẩm và dịch vụ của mình thông qua các đại lý liên kết hay bên nhận quyền. Việc nhượng quyền thường đi kèm với những lợi ích nhất định.

Ví dụ về phương thức thâm nhập thị trường
Ví dụ về phương thức thâm nhập thị trường
Nhượng quyền thương mại được phát triển ở không ít các quốc gia ở các thương hiệu nổi tiếng

4. Hợp đồng chìa khóa trao tay

Đây là một loại hợp đồng được xây dựng và bán lại cho người mua như một sản phẩm hoàn chỉnh. Sau khi dự án được thành lập và bàn giao cho người mua, nhà thầu không còn nắm giữ bất kỳ quyền sở hữu nào đối với dự án nữa.

Ví dụ, chính quyền địa phương đã công bố các nhà thầu được đề xuất đưa vào đấu thầu xây dựng đường cao tốc. Nhiều nhà thầu đưa ra các đề xuất và phương án tốt nhất được lựa chọn. Một số tiền nhất định được trả bằng tiền mặt cho nhà thầu sau khi đàm phán. Chính phủ hứa sẽ trả số tiền còn lại sau khi hoàn thành dự án. Sau khi công việc kết thúc, nhà thầu bàn giao dự án cho chính phủ.

Ví dụ về phương thức thâm nhập thị trường

5. Các đại lý và nhà phân phối quốc tế

Các công ty hay cá nhân thực hiện việc kinh doanh đại diện cho nước của họ tại một số nước khác được gọi là đại lý hay nhà phân phối quốc tế. Các đại lý này có thể làm việc với nhiều doanh nghiệp cùng một lúc. Vì vậy, mức độ cam kết và nỗ lực nhằm đạt được mục tiêu của họ thường rất cao.

Các nhà phân phối quốc tế cũng tương tự như các đại lý quốc tế, chỉ khác là các nhà phân phối có quyền sở hữu đối với các sản phẩm và dịch vụ trong khi các đại lý thì không.

Ví dụ về phương thức thâm nhập thị trường

Các đại lý và nhà phân phối có thể làm việc với nhiều doanh nghiệp cùng một lúc

Lấy ví dụ, các đại lý du lịch là những người đặt và xử lý các vấn đề về hộ chiếu, visa của khách hàng được gọi là đại lý quốc tế. Còn việc phân phối các sản phẩm dịch vụ đa dạng khác nhau ở một hay nhiều quốc gia là ví dụ của một nhà phân phối quốc tế.

Tham khảo thêm bài viết: Marketing quốc tế và những điểm khác biệt.

6. Các liên minh chiến lược

Số đông các công ty chia sẻ thị trường quốc tế dưới nền tảng hợp tác. Những công ty này liên minh với nhau trong khi vẫn hoạt động tách biệt và có những khác biệt. Các công ty có thể hoặc không thuộc cùng một quốc gia.

Ví dụ, Maruti Suzuki là liên minh chiến lược giữa Chính phủ Ấn Độ (thuộc Liên minh Mặt trận thống nhất Ấn Độ) và tập đoàn Suzuki Motor, Nhật Bản.

7. Liên doanh

Liên doanh là hình thức doanh nghiệp thuộc đồng sở hữu của hai hay nhiều công ty tách biệt nhau cùng hợp tác thành lập hoặc của một công ty với Chính phủ.

Ví dụ, Hulu là một trang web về phim rất nổi tiếng do các hãng giải trí gồm các tập đoàn NBC Universal Television Comcast), Disney-ABC Television và công ty Fox Broadcasting 21st Century Fox) liên doanh thành lập.

Có thểm tham khảo thêm: Chìa khóa SEO Marketing quốc tế thành công: Đo lường thương hiệu

8. Công ty con sản xuất hay kinh doanh ở nước ngoài (Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)

Khi một công ty đầu tư vào một dự án mới, có nhà máy hoặc máy móc ở nước ngoài, tức là ở cấp độ toàn cầu thì được cho là đang thực hiện sản xuất ở nước ngoài.

Ưu điểm của hình thức này:

  • Doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn hiện có ở địa phương và các sản phẩm sản xuất ra phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng ở khu vực đó.
  • Các công ty con kinh doanh tại các quốc gia khác cũng có cấp độ tương đương với các công ty con sản xuất ở nước ngoài, đi kèm với những lợi ích riêng, những đặc điểm của một nhà phân phối được ủy quyền bởi công ty địa phương.

Một dự án hay nhà máy được thành lập ở nước ngoài nhưng được điều hành bởi một công ty khác ở nước sở tại được gọi là công ty kinh doanh quốc tế. Hình thức này còn được gọi là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Ví dụ về phương thức thâm nhập thị trường
Chúng ta vừa tìm hiểu về các phương thức thâm nhập khác nhau vào thị trường quốc tế và có thể tóm tắt bằng cách đánh dấu các giai đoạn toàn cầu hóa.

Một số công ty không đặt mục tiêu là mở rộng kinh doanh ra nước ngoài sẽ không cần lo lắng vào một trong các giai đoạn này nhưng những doanh nghiệp có xu hướng mở rộng kinh doanh trên toàn cầu cần xem xét các giai đoạn đã được trình bày trên đây thông qua các cách thức khác nhau.