Vai trò của người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Bạn đang muốn tìm hiểu về thương mại điện tử là gì? Và áp dụng vào thực tế như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết ngay sau đây để có cách nhìn nhận chân thực về vấn đề này. Nhằm mục đích biết thêm về thực trạng thương mại điện tử Việt Nam cũng như trên thế giới một cách chính xác và khách quan nhất.

Vai trò của người tiêu dùng trong thương mại điện tử
Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử là gì? Trong tiếng Anh thương mại điện tử được gọi là E-Commerce và được viết tắt là EC hay có một cái tên thông dụng là thương mại internet. Từ đó chúng ta có thể hiểu rằng tất cả các dịch vụ trao đổi mua bán sản phẩm, hàng hóa, chuyển tiền, thông qua mạng internet thì đều được xem là thương mại điện tử.

Những giao dịch thương mại điện tử này diễn ra hàng ngày và không thể thiếu, từ công ty với doanh nghiệp, từ doanh nghiệp với doanh nghiệp, hoặc từ người tiêu dùng với doanh nghiệp,..

Theo điều tra thì thương mại điện tử chớm bắt đầu từ năm 1960. Lúc này các doanh nghiệp biết chia sẻ thông tin với các đối tác qua kênh dữ liệu điện tử EDI.

Vai trò của người tiêu dùng trong thương mại điện tử
Lịch sử hình thành của thương mại điện tử

Vào năm 1979, Viện nghiên cứu quốc gia của Mỹ đã đưa vào hoạt động kênh dữ liệu điện tử ASC×12 nhằm phục vụ cho các doanh nghiệp trao đổi thông tin qua mạng điện tử.

Theo thời gian, đến khoảng năm 1980, các cá nhân cũng biết đến việc trao đổi dữ liệu qua mạng điện tử, và nền cách mạng thương mại internet được thổi bùng lên từ đó. Điển hình là sự phát triển của sàn thương mại điện tử eBay và Amazon trong thời kỳ này, nhờ đó mà người tiêu dùng có thể mua bán hàng hóa không giới hạn số lượng qua các kênh trực tuyến. Mọi người đều tham gia vào hình thức dịch vụ này mà không ai hiểu rõ về thương mại điện tử là gì và trở thành một phương tiện kinh doanh không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.

Nhờ có thương mại điện tử mà nền kinh tế của thế giới đã bước sang một trang mới. Các hoạt động kinh doanh mua bán với số lượng từ lớn đến nhỏ ở khắp mọi nơi trở nên vô cùng tiện lợi và nhanh chóng. Chúng ta hãy cùng điểm qua một số những lợi ích mà thương mại điện tử mang lại ngay sau đây.

Vai trò của người tiêu dùng trong thương mại điện tử
Vai trò và lợi ích thương mại điện tử mang lại

Khi bạn kinh doanh theo hình thức truyền thống thì mọi giao dịch của bạn sẽ bị phụ thuộc rất nhiều vào vị trí địa lý, điều này sẽ làm hạn chế cho cả người kinh doanh và người tiêu dùng khi muốn sử dụng một sản phẩm từ nơi khác mà không thể mua được.

Và website thương mại điện tử ra đời chính là một giải pháp tuyệt vời cho thực trạng này, nhờ có thương mại internet bạn có thể tiếp cận được với tất cả các khách hàng ở mọi nơi mà không cần tốn nhiều chi phí.

Việc quản lý kinh doanh qua các kênh điện tử rất đơn giản mà không cần tốn nhiều thời gian và công sức. Các trang web bán hàng có thể mở cửa 24/24, điều này vừa giúp chủ đầu tư có thêm cơ hội để gia tăng số lượng sản phẩm bán ra, vừa phục vụ nhu cầu của khách hàng một cách kịp thời, mọi lúc mọi nơi không lo bị giới hạn về thời gian.

Khi kinh doanh các mặt hàng qua kênh thương mại điện tử, các chủ doanh sẽ không cần bỏ ra quá nhiều chi phí để thuê nhân viên phục vụ, mặt bằng,.. như dịch vụ bán hàng truyền thống. Nhờ vậy mà bạn có thể giảm thiểu tối đa phí dịch vụ vào sản phẩm bán ra cho khách hàng, điều sẽ thu hút được lượng người mua vô cùng lớn mà lợi nhuận cũng tăng lên đáng kể so với trước đây.

Bạn sẽ không phải đau đầu vì tình trạng hàng tồn kho như trước đây. Mà trên hệ thống quản lý sẽ báo tất cả số lượng những mặt hàng tồn để bạn sớm biết từ trước và sẽ có cách đẩy hàng đi thật nhanh chóng mà vẫn thu được lợi nhuận đáng kể.

Nhờ được lập trình toàn bộ trên máy tính, nên bạn có thể dễ dàng theo dõi thói quen, nhu cầu, sở thích của từng khách hàng, từ đó bạn sẽ biết được sản phẩm của mình đáp ứng phù hợp cho những nhóm khách hàng nào. Vậy là chỉ cần tiếp cận được với các nhóm đó thì tỷ lệ bán được hàng là rất cao.

Chỉ cần với một chiếc máy tính cầm tay là bạn có thể quản lý và bán hàng được ở bất cứ đâu mà không cần ngồi một chỗ trong văn phòng để trả lời tin nhắn của khách hàng. Vừa làm được các công việc khác nhau mà vẫn quản lý tốt hệ thống bán hàng, thật quá tuyệt vời phải không ạ.

Bất cứ lĩnh vực nào thì cũng đều có những vấn đề khó khăn cần được khắc phục. Và bên cạnh những thế mạnh thì thương mại điện tử cũng phải đối mặt với một số hạn chế còn tồn tại như sau:

Vai trò của người tiêu dùng trong thương mại điện tử
Những mặt hạn chế còn tồn tại của thương mại điện tử

Trên thị trường sẽ có rất nhiều các nhóm khách hàng với nhiều cách tiêu dùng khác nhau. Đối với những ai cẩn thận và khó tính thì việc mua hàng tại địa chỉ mà họ không quen biết là điều  rất khó. Nhưng các nhà cung cấp vẫn đang cố gắng hết sức để chiếm được lòng tin của khách hàng một cách trọn vẹn nhất.

Đây cũng là một trở ngại rất lớn của việc kinh doanh qua internet. Do chỉ được xem qua hình ảnh, video hay mô tả sản phẩm cho nên khách hàng vẫn còn nghi ngờ về chất lượng của hàng hóa và không dám đặt mua, cho dù sản phẩm có giá rẻ hơn so với ngoài thị trường rất nhiều.

Để mua hàng trực tuyến thì bắt buộc bạn cần phải có internet để truy cập trao đổi mua bán hàng hóa với đôi bên. Nhưng không phải ở khu vực nào cũng có mạng để khách hàng có thể truy cập mua sản phẩm, nên đây cũng là một hạn chế của thương mại điện tử.

Một cơ hội kinh doanh tốt thì không chỉ riêng mình bạn biết nắm bắt cơ hội, mà các chủ doanh nghiệp khác cũng như vậy. Điều này dẫn đến tình trạng cạnh tranh vô cùng khốc liệt giữa các nhãn hàng với nhau và đòi hỏi bạn phải có chiến lược thật sáng suốt thì mới có thể tồn tại và phát triển được giữa thị trường thương mại điện tử.

Hiện nay có bốn mô hình thương mại phổ biến được các kênh điện tử trên thế giới áp dụng đó là:

Vai trò của người tiêu dùng trong thương mại điện tử
Các mô hình thương mại điện tử phổ biến

Đây là mô hình thương mại điện tử được ứng dụng nhiều nhất hiện nay, giúp thực hiện các giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Ví dụ bạn mua một sản phẩm túi xách của một shop bán lẻ trên mạng trực tuyến, đây được xem là một hoạt động mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Mô hình này hoạt động theo hình thức trao đổi hàng hóa giữa nhà sản xuất với các chủ buôn hoặc cửa hàng bán lẻ. Hình thức này thường diễn ra trước khi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Đây là một trong những mô hình thương mại điện tử diễn ra sớm nhất, hoạt động dựa trên mối liên hệ giữa người tiêu dùng và người tiêu dùng với nhau. Ví dụ như trên Amazon hoặc  eBay.

Mô hình này hơi đi ngược lại với các mô hình khác ở chỗ đó là những cá nhân người tiêu dùng sẽ làm ra sản phẩm và doanh nghiệp là người đứng ra mua lại sản phẩm.

Trên thị trường thương mại điện tử hiện nay có những kênh hoạt động với quy mô rất lớn mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các chủ doanh nghiệp đó là các kênh sau:

Vai trò của người tiêu dùng trong thương mại điện tử
Amazon là kênh thương mại điện tử lớn nhất thế giới hiện nay

Amazon là kênh thương mại điện tử lớn nhất thế giới hiện nay, ban đầu là một trang web bán sách thông thường, đến thời điểm hiện tại thì Amazon cung cấp tất cả các mặt hàng vô cùng đa dạng. Amazon có trụ sở chính tại Mỹ và có chi nhánh ở nhiều quốc gia khác nhau như là: Tây Ban Nha, Đức, Anh,..

Vai trò của người tiêu dùng trong thương mại điện tử
Alibaba là kênh thương mại điện tử hoạt động theo mô hình B2B

Alibaba là kênh thương mại điện tử hoạt động theo mô hình B2B liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau là chủ yếu. Alibaba do Jack Ma sáng lập vào năm 1999 và là một trong những kênh thương mại điện tử lớn nhất thế giới.

Vai trò của người tiêu dùng trong thương mại điện tử
EBay được xem là một chợ thương mại điện tử khổng lồ

Đây được xem là một chợ thương mại điện tử khổng lồ với tất cả các mặt hàng từ khắp nơi trên thế giới cho mọi người tìm kiếm và lựa chọn. Điều đặc biệt của eBay là đối với những sản phẩm có giá trị và hiếm gặp bạn có thể đấu giá và ai trả giá cao nhất thì sẽ là người được sở hữu.

Trên đây là một trong những trang thương mại điện tử lớn nhất trên thế giới hiện nay. Còn ở Việt Nam, chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm và mua sắm trên các kênh điện tử như là: Shopee, Lazada, Sendo, Tiki,..

Vai trò của người tiêu dùng trong thương mại điện tử
Doanh thu bán hàng qua các trang web thương mại điện tử đều tăng vọt

Từ khi các trang thương mại điện tử được áp dụng tại Việt Nam nền kinh tế của nước ta bắt đầu chuyển miền sang một hướng vô cùng mới. Đây là một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp vì theo thống kê cho thấy 53% dân số tại Việt Nam đang sử dụng mạng internet, và thành quả đạt được đó là doanh thu bán hàng qua các trang web thương mại điện tử đều tăng vọt.

Đi cùng sự tăng trưởng này kèm theo là các hình thức thanh toán trực tuyến cũng gia tăng theo. Và theo dự đoán thì sẽ còn phát triển hơn rất nhiều theo từng năm. Thói quen sử dụng mua hàng trực tuyến của người Việt Nam ngày càng trở nên thường xuyên hơn, nhận thấy đây là một mảnh đất vô cùng màu mỡ cho nên các doanh nghiệp nước ngoài đã bắt tay đầu tư vào các trang web thương mại điện tử ở Việt Nam.

Hy vọng sau khi theo dõi xong bài viết trên của, các bạn đã hiểu được thương mại điện tử là gì? Và những lợi ích mà thương mại điện tử mang lại cho thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nếu bạn đang muốn kinh doanh trên các trang mạng điện tử thì hãy truy cập vào https://kdigimind.com/ để được tư vấn và hướng dẫn cách thức hoạt động một cách hiệu quả nhất. Hãy thường xuyên theo dõi bài viết của chúng tôi để có được những thông tin vô cùng bổ ích.

Vai trò của người tiêu dùng trong thương mại điện tử